Đừng để rạn da trở thành rào cản “đánh cắp” sự tự tin của bạn
“Phụ nữ chẳng sợ gì, chỉ sợ già” – câu nói này tuy đúng nhưng chưa đủ. Với chị em phụ nữ, còn một nỗi ám ảnh khác cũng đáng sợ không kém: những vết rạn da.
“Nhất dáng, nhì da, thứ ba khuôn mặt”. Là một trong 3 tiêu chuẩn đánh giá vẻ đẹp hàng đầu, một làn da sáng, mịn màng không chỉ đem lại vẻ ngoài rạng ngời, sự tự tin mà còn mang đến nhiều cơ hội cho phái nữ. Trái lại, một làn da với những vết rạn xấu xí sẽ trở thành nỗi mặc cảm với bất kỳ cô gái nào.
Nữ giới và nỗi ám ảnh mang tên rạn da
Nếu cho rằng rạn da chỉ xuất hiện ở bà bầu thì bạn đã nhầm to! Trong thực tế, rạn da là vấn đề có thể bắt gặp ở bất cứ ai và ở bất cứ độ tuổi nào. Phần lớn các vết rạn sẽ xuất hiện khi cơ thể trải qua những sự thay đổi lớn, còn một phần nhỏ là do yếu tố di truyền.
Khi bạn tăng cân đột ngột với lượng cân nặng lớn mà cơ thể chưa kịp thích nghi, các bó sợi elastin và liên kết collagen trong da sẽ bị đứt gãy, gây nên những vết rạn trắng loang lổ. Ở tuổi dậy thì, khi cân nặng và chiều cao đồng loạt “tăng vù vù” thì làn da sẽ khó theo kịp sự phát triển quá mạnh của các mô cơ, mô mỡ. Các mô liên kết bề mặt da bị phá vỡ và tạo thành các vết rạn. Còn với mẹ bầu, các vết rạn màu tím hoặc đỏ sẽ xuất hiện trong thời kỳ mang thai. Sau khi sinh, vết rạn dần chuyển sang màu xám hoặc đen xấu xí.
Tuy không gây hại về mặt sức khỏe nhưng những vết rạn lại gây ảnh hưởng lớn đến ngoại hình, trở thành bóng đen tâm lý của chị em phụ nữ. Những khu vực dễ bị rạn da nhất trên cơ thể đếm “sương sương” đã có vùng da ngực, cánh tay, bụng và đùi. Tất nhiên, bạn có thể mặc đồ theo phong cách “kín cổng cao tường” để che lấp khuyết điểm. Nhưng đối với những cô nàng đang trong tuổi dậy thì, chẳng có gì buồn hơn khi phải “say no” với những chiếc áo crop top sành điệu, váy ngắn xinh xắn hay những bộ bikini tôn dáng chỉ vì mất tự tin vào cơ thể đầy vết rạn.
Với mẹ bầu, nỗi ám ảnh rạn da còn nghiêm trọng hơn. Ai từng sinh con cũng sẽ hiểu, những vết rạn lớn, thâm sì không chỉ gây ngứa, đau rát mà còn tàn phá làn da, biến đổi ngoại hình và dẫn đến trầm cảm.
Những bí kíp ngăn ngừa rạn da, lấy lại sự tự tin vốn có
Thay vì mãi tự ti, buồn bã vì một làn da kém hoàn hảo, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa và xóa mờ bớt rạn da bằng một vài phương pháp đơn giản.
Kiểm soát và duy trì cân nặng ổn định bằng chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên là bí kíp ngăn ngừa rạn da hữu hiệu. Hãy uống nhiều nước để cung cấp độ ẩm cho da, ăn những thực phẩm giàu đạm, hoa quả và rau xanh chứa vitamin A, C, E để thúc đẩy quá trình co giãn, đàn hồi cấu trúc da.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tẩy tế bào chết thường xuyên, dưỡng ẩm cho da bằng tinh dầu dừa hoặc dầu olive, massage nhẹ nhàng vùng da bị rạn. Da sẽ hấp thu vitamin E từ dầu dưỡng, giúp làm mềm và làm mờ vết rạn theo thời gian.
Nhưng quan trọng nhất là ngay khi vết rạn vừa xuất hiện, bạn hãy khắc phục ngay bằng những sản phẩm phù hợp và hiệu quả.
Rilastil Stretch Marks Cream với kết cấu dạng kem đậm đặc là cứu tinh đặc biệt giúp phái đẹp xóa tan nỗi ám ảnh rạn da. Các hoạt chất acid amino thiết yếu, allantoin, phức hợp vitamin, dầu cám gạo và Gamma orizanol có trong kem giúp tăng tính đàn hồi và sức bền của da, bảo vệ da với tác động nuôi dưỡng và chống oxy hóa, ngăn ngừa và chống lại việc hình thành những vết rạn mới trên bụng, hông, cơ mông, bắp đùi, ngực và cánh tay, giúp tái cấu trúc lớp nền cho da.
Rilastil Stretch Marks Cream phù hợp và an toàn với mọi loại da, kể cả mẹ bầu cũng có thể yên tâm sử dụng từ tháng thứ 3 cho tới 3 tháng sau khi sinh. Bạn chỉ cần thoa kem vào buổi sáng và buổi chiều, xoa nhẹ các khu vực có thể rạn da theo chiều ngang cho đến khi hấp thụ hoàn toàn.
Ngoài ra, nếu muốn đạt được kết quả nhanh chóng đối với phần lớn các vết rạn có màu đỏ hoặc tím, bạn có thể sử dụng đồng thời với Rilastil Stretch Marks dang tinh chât cô đăc (ampoule). Nhờ ưu điểm giàu hoạt chất, dễ dàng hấp thu và triệt tiêu những vết rạn nặng, làn da của bạn sẽ sớm được cải thiện như mong muốn. Hãy thoa 1 ống/ngày (ít nhất 10 ngày) và 1 ống cách ngày (trong 20 ngày kế tiếp) nếu rạn nặng, hoặc thoa 1-2 ống/tuần nếu chỉ rạn nhẹ.
Theo Trí thức trẻ
Nguyên nhân hàng đầu gây rạn da và cách khắc phục hiệu quả
Không chỉ phụ nữ sau sinh mới đối mặt với rạn da, mà có không ít người dù chưa có thai vẫn có thể bị. Vậy đâu là nguyên nhân gây rạn da và làm sao để vết rạn biến mất?
Rạn da có thể xuất hiện ở mọi đối tượng (Ảnh minh họa)
Rạn da thường xuất hiện ở các vùng da mỏng như: đùi, mông, bụng, ngực, bẹn...bệnh tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại làm mất đi tính thẩm mỹ của cơ thể, gây trở ngại tự ti về ngoại hinhd cho nhiều người. Để tìm được cách trị rạn da hiệu quả, bạn có thể tham khảo những nguyên nhân và cách khắc phục rạn da sau đây.
Nguyên nhân gây rạn da
Tăng cân quá nhiều
Rạn da do tăng cân có thể gặp ở nam và nữ, nhưng thường xuất hiện ở nữ nhiều hơn vì da của phái nữ mỏng manh hơn. Khi cân nặng tăng đột ngột sẽ làm cho các sợi collagen và elastin bị đứt gãy, dẫn tới hình thành các vết nứt trên da.
Thai kỳ
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ khiến da dễ bị rạn hơn (Ảnh minh họa)
Thống kê có khoảng 60 - 90% phụ nữ bị rạn khi mang thai và thường xuất hiện vào tháng thứ 3. Khi mang bầu, cơ thể bạn phình ra để em bé phát triển do đó loàm đứt các sợi collagen và gây nứt da, hình thành các vết rạn. Ngoài ra, các thay đổi hormone trong thời kì này có thể khiến da dễ bị rạn hơn.
Dậy thì
Dậy thì là giai đoạn cơ thể thay đổi rất nhiều từ bên ngoài lẫn bên trong. Vì sự phát triển chiều cao một cách nhanh chóng và tăng cân khiến cho các mô cơ, mô mỡ phát triển quá mạnh dẫn tới bề mặt da không dãn nở kịp, tạo thành các vết nứt gây rạn da.
Tác dụng của thuốc
Một số loại thuốc có thể gây tăng cân, phù nề, đầy hơi hoặc các thay đổi về thể chất khác làm căng da và để lại các vết rạn. Điển hình là hai loại thuốc tránh thai và thuốc giảm viêm có thể có tác động này.
Cách khắc phục rạn da
Để khắc phục tình trạng rạn da bạn có thể áp dụng các phương pháp sau:
Kiểm soát cân nặng
Một trong những cách tốt nhất để tránh tình trạng rạn da là duy trì cân nặng ổn định. Bên cạnh đó, bạn cũng cần uống nhiều nước mỗi ngày để có thể giúp phòng ngừa các tổn thương khi da bị kéo căng, tăng độ đàn hồi cho da.
Ngoài ra, cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các loại thực phẩm tốt cho da, như các loại giàu kẽm và vitamin A, C, D sẽ giúp ngăn ngừa các vết rạn hiệu quả.
Dùng các loại kem bôi
Dùng kem bôi chữa rạn da là phương pháp được nhiều người áp dụng (Ảnh minh họa)
Theo các chuyên gia da liễ thì việc dùng kem bôi Tretinoin (Retin-A, Renova) là một phương pháp điều trị rạn da khá hữu hiệu mà chúng ta nên tận dụng. Việc sử dụng loại kem này đúng cách và thường xuyên sẽ giúp bổ sung collagen, giúp da được phục hồi dễ dàng hơn. Cách này rất phù hợp với những bệnh nhân bị mới bị rạn da, các vết rạn có màu đỏ hoặc hồng.
Liệu pháp laser
Liệu pháp laser có thể làm mờ các vết rạn, các tia laser kích thích các thay đổi da, thúc đẩy sự phát triển của collagen và elastin là các yếu tố liên kết của mô dưới da, khiến các vết rạn hòa vào với da thường. Liệu pháp này hiệu quả nhất với tông da trung bình.
Theo giadinhvietnam.com
Dùng kem chống rạn da khi mang thai cần hết sức lưu ý kẻo ảnh hưởng tới thai nhi Để hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai nhiều chị em thường sử dụng kem chống rạn da nhưng theo các bác sĩ nên thận trọng khi dùng. Rạn da khi mang thai là mối quan tâm hàng đầu của các mẹ bầu. Tình trạng này không chỉ khiến chị em khó chịu do bị ngứa mà còn làm mất đi...