Đức: Công nhân của hãng Volkswagen chuẩn bị tiến hành đợt đình công thứ hai
Ngày 5/12, công đoàn IG Metall của hãng sản xuất ô tô Đức Volkswagen (VW) thông báo công nhân của họ sẽ tiến hành cuộc đình công thứ hai bắt đầu từ ngày 9/12.
Công nhân Volkswagen biểu tình bên ngoài một nhà máy Volkswagen ở Zwickau, Đức, ngày 2/12/2024. Ảnh: AP
Phóng viên TTXVN tại Đức dẫn thông báo của IG Metall, cho biết cuộc đình công này sẽ kéo dài 4 giờ tại 9 địa điểm khác nhau trên khắp cả nước, trùng với thời điểm diễn ra vòng đàm phán thứ 4 giữa ban lãnh đạo của VW và đại diện của các công nhân. Cuộc đình công lần này kéo dài gấp đôi so với cuộc đình công đầu tiên diễn ra một tuần trước đó, khi thu hút gần 100.000 công nhân tham gia. Ngoài cuộc đình công trên, hàng nghìn nhân viên của VW cũng sẽ tham gia một cuộc biểu tình tại Wolfsburg, nơi hãng này đặt trụ sở chính.
Hiện VW đang phải đối mặt với làn sóng phản ứng dữ dội liên quan đến kế hoạch cắt giảm lương, sa thải công nhân và đóng cửa nhà máy lần đầu tiên tại Đức.
Video đang HOT
Trước đó, ngày 2/12, hơn 120.000 nhân viên tại các nhà máy của VW đã tổ chức đợt đình công đầu tiên trong bối cảnh “gã khổng lồ” này đang cần tái cơ cấu và giảm năng lực sản xuất.
Động thái nêu trên đánh dấu sự leo thang trong tranh chấp giữa VW, nhà sản xuất ô tô hàng đầu châu Âu và người lao động về vấn đề sa thải hàng loạt, cắt giảm lương và khả năng đóng cửa nhà máy. Đây là những biện pháp mà hãng chế tạo ô tô này cho rằng “không thể không thực hiện” giữa lúc cạnh tranh từ Trung Quốc và nhu cầu về tiêu dùng giảm sút.
Theo VW, hãng này vẫn tiếp tục dựa vào đối thoại mang tính xây dựng để tìm kiếm giải pháp nhằm dứt đình công. Tuần trước, công đoàn của VW đã đề xuất các biện pháp giúp tiết kiệm 1,5 tỷ euro (khoảng 1,6 tỷ USD), bao gồm việc từ bỏ tiền thưởng trong năm 2025 và 2026, nhưng VW đã bác bỏ đề xuất này. VW đã yêu cầu cắt giảm 10% lương của các công nhân với lý do cần giảm chi phí và tăng lợi nhuận để bảo vệ thị phần trước sự cạnh tranh từ các hãng ô tô giá rẻ của Trung Quốc và sự suy giảm về nhu cầu xe hơi ở châu Âu. Bên cạnh đó, hãng này cũng đe dọa đóng cửa các nhà máy tại Đức lần đầu tiên trong lịch sử.
Công nhân của Volkswagen bắt đầu đình công
Công nhân tại các nhà máy của hãng chế tạo ô tô lớn nhất của Đức Volkswagen (VW) ngày 2/12 bắt đầu cuộc đình công nhằm phản đối kế hoạch cắt giảm hàng nghìn việc làm và đóng cửa nhà máy.
Biểu tượng Volkswagen tại một đại lý của hãng này ở Hamm, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, trong thông báo ngày 1/12, Liên đoàn lao động IG Metall cho biết VW, vốn đang chìm trong khủng hoảng, đã bị mắc kẹt trong các cuộc đàm phán gay gắt với các liên đoàn kể từ khi tuyên bố hồi tháng 9 rằng họ đang cân nhắc bước đi chưa từng có là đóng cửa các nhà máy tại Đức, nơi có khoảng 120.000 nhân viên. Đây sẽ là "cuộc chiến" thương lượng tập thể khó khăn nhất mà VW từng trải qua.
Hiện cả VW và đại diện người lao động đều chưa đạt được thỏa thuận nào về tiền lương, với việc VW kêu gọi người lao động chấp nhận cắt giảm lương, cho rằng mức lương trước đây được trả lương quá cao, cảnh báo về khả năng đóng cửa nhà máy và sa thải. VW cho biết sự tồn tại lâu dài của hãng có thể bị đe dọa trừ khi hãng thực hiện các biện pháp để điều chỉnh chi phí và năng lực sản xuất theo doanh số và nhu cầu giảm ở châu Âu nói riêng và nhiều khu vực khác nói chung.
Trong khi đó, các tổ chức công đoàn đề xuất rằng cả nhân viên và ban quản lý đều đồng ý đóng băng lương và từ bỏ tiền thưởng trong năm 2025 và 2026. Đổi lại, hãng đảm bảo duy trì số lượng việc làm và không đóng cửa các cơ sở sản xuất.
Theo VW, đề xuất này "không thể xác định được khoản tiết kiệm bền vững là 1,5 tỷ euro (tương đương 1,58 tỷ USD) ngay cả sau khi phân tích rất kỹ lưỡng". VW cho rằng doanh số bán ô tô mới giảm ở châu Âu và nhiều khu vực khác kể từ sau đại dịch COVID-19 đã gây ra nhiều khó khăn và khó có thể phục hồi về mức trước đây.
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất (ACEA), tính riêng xe chở khách, chỉ hơn 13 triệu chiếc được bán ra tại Liên minh châu Âu (EU) trong năm 2019. Đến năm 2023, con số đó là 10,5 triệu và dự kiến sẽ giảm thêm nữa trong năm nay.
Do đó, để tự bảo vệ mình trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các hãng xe giá rẻ của Trung Quốc, VW cho biết họ cần phải tái cấu trúc và giảm quy mô sản xuất.
VW thừa nhận không còn đủ khả năng trả lương quá cao cho nhân viên theo tiêu chuẩn của ngành sản xuất ô tô Đức, như trước đây họ vẫn làm để thu hút nhân viên cấp cao đến trụ sở chính tại Wolfsburg, nơi được coi là thủ phủ của VW.
Đức: Công nhân đường sắt và hàng không tiếp tục đình công Các cuộc đình công của ngành đường sắt và hàng không ủng hộ yêu cầu tăng lương tiếp diễn tại Đức trong ngày 7/3, khiến giao thông nhiều nơi bị gián đoạn, gây khó khăn cho hành khách cần di chuyển. Cảnh vắng vẻ tại quầy làm thủ tục của Hãng hàng không Lufthansa ở sân bay quốc tế Frankfurt, Đức, do cuộc...