Dù thèm đến mấy, những người này cũng đừng ăn quá nhiều thịt lợn
Theo BS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia một số người mắc bệnh sau tuy không phải kiêng hoàn toàn nhưng cũng không nên ăn quá nhiều thịt lợn.
Thịt lợn được chế biến được thành rất nhiều món ăn ngon và là món cơ bản để các đầu bếp tài ba tại các nhà hàng cao cấp hay các đầu bếp tại gia trổ tài khéo léo.
Thịt lợn chứa có nhiều chất dinh dưỡng lại dễ tiêu hóa nên thường được khuyên dùng cho trẻ em, người cao tuổi, người mới ốm dậy…
Tuy nhiên, theo BS Lê Thị Hải, Viện Dinh dưỡng Quốc gia một số người mắc bệnh sau tuy không phải kiêng hoàn toàn nhưng cũng không nên ăn quá nhiều thịt lợn.
Thịt lợn là món ăn quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày, nhưng không phải ai cũng nên ăn nhiều. Hình minh họa
Người béo phì
Thịt lợn có 2 loại là thịt nạc và thịt mỡ, trong đó thịt mỡ chứa nhiều chất béo trong khi lượng protein lại rất ít. Nếu ăn quá nhiều loại thịt này sẽ dẫn đến chứng béo phì hoặc máu nhiễm mỡ.
Người bị tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những bệnh về đường tiêu hóa, bị tiêu chảy nếu không được phát hiện điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm. Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn tới quá trình điều trị bệnh tiêu chảy. Vậy khi bị tiêu chảy không nên ăn thịt mỡ vì thịt mỡ chứa nhiều chất béo sẽ khó hồi phục hơn.
Video đang HOT
Người mắc bệnh gout
Thịt lợn chứa nhiều đạm, người mắc bệnh gout không nên ăn nhiều. Bởi, gout là bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến ăn uống. Vì vậy, điều trị bằng chế độ ăn thích hợp, vừa giảm tổng hợp axit uric vừa tăng đào thải axit uric qua thận.
Người bệnh vẫn cần ăn chất đạm động vật nhưng không ăn thịt lợn quá 1 lạng/ngày. Nếu ăn quá số lượng này, chất đạm sẽ khiến nồng độ axit uric quá cao trong máu dẫn đến lắng đọng các tinh thể urat hoặc tinh thể axit uric. Lắng đọng ở các khớp làm cho khớp bị viêm gây đau, lâu dần biến dạng cứng khớp…
Máu nhiễm mỡ cao
Người bị máu nhiễm mỡ cao chỉ nên ăn từ 50 gam – 70 gam/bữa.
Người bị cao huyết áp, tim mạch
Do thịt lợn có thành phần đạm cao nên người bị cao huyết áp, tim mạch không nên ăn thịt lợn. Việc hấp thu quá nhều chất sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, từ đó gây ra nhiều thể bệnh tim mạch nguy hiểm như xơ vữa động mạch, tai biến, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Người bị cao huyết áp, tim mạch cũng không nên ăn quá 50-70 gam/bữa.
Người bị sỏi thận
Người bị sỏi thận cũng cần hạn chế ăn thịt lợn. Bởi loại thịt này rất giàu protein khiến lượng oxalate trong nước tiểu tăng hình thành các loại sỏi.
Theo Diệu Thu
Dân Việt
Những thực phẩm ngừa bệnh gout
Các tinh thể a xít uric là chất thải do cơ thể sản sinh trong quá trình trao đổi chất purine.
Shutterstock
Thường thì a xít uric không gây ra nhiều rắc rối khi chúng hòa tan vào trong máu và nhanh chóng đào thải qua nước tiểu.
Nếu uống ít nước hoặc dùng thức ăn giàu chất purine như gan gà, đậu và bia, cơ thể thường gặp khó khăn trong việc loại bỏ các tinh thể a xít uric sản sinh trong ngày. Trong trường hợp này, a xít uric sẽ nhanh chóng tích trữ và đọng lại chỗ khớp gây viêm sưng.
Vì vậy, nếu bạn thấy một số biểu hiện ở khớp như có tiếng kêu răng rắc, hoặc cảm thấy lo lắng vì ăn quá nhiều thịt đỏ, hãy tham khảo một số loại thực phẩm giúp giảm lượng a xít uric nhanh như sau.
Tăng cường vitamin C. Vitamin C giúp tinh thể uric hòa tan trong mạch máu. Càng bổ sung nhiều vitamin C, cơ thể càng dễ dàng loại bỏ chất thải này.
Giấm táo chứa lượng lớn vitamin C. Nhưng để có kết quả tốt nhất, những người có nồng độ a xít uric trong máu cao nên pha loãng 2 - 3 muỗng giấm táo trong một cốc nước và uống 2 - 3 lần/ngày.
Quả cherry chứa hợp chất tự nhiên anthocyanin có tính năng kháng viêm mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao tăng cường bổ sung loại trái cây này giúp ngăn ngừa bệnh gout.
Sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua làm giảm mức a xít uric trong máu, sẽ có lợi nếu bạn bị viêm khớp và đau khớp.
Nước ép đậu tây có thể có vị không được ngon, nhưng nó là một liệu pháp tự nhiên hiệu quả để điều chỉnh nồng độ a xít uric trong máu.
Cần tây là liệu pháp điều trị tự nhiên cho bệnh gout vì giàu hợp chất đẩy lùi bệnh này.
Các loại đậu giàu a xít folic làm giảm mức a xít uric trong máu. Vì vậy nếu bạn bị viêm khớp, hãy tăng cường các loại đậu này vào thực đơn hằng ngày.
Bạn cần uống nhiều nước. Uống quá ít nước làm cản trở sự bài tiết chất thải độc hại ra khỏi cơ thể như a xít uric. Một khi có nồng độ a xít uric cao trong cơ thể, bạn nên uống 2 - 3 lít mỗi ngày.
Các loại quả mọng (ảnh) như quả mâm xôi, dâu tây, việt quất có công dụng chống lại bệnh gout vì giúp đẩy a xít uric ra khỏi máu và cơ thể.
Khoai tây luộc, bắp luộc có nhiều tinh bột, cũng là những thực phẩm hỗ trợ rất tốt trong việc giảm lượng a xít uric trong cơ thể.
Mai Duyên
Theo Thanhnien
Những người này ăn thịt bò sẽ rất nguy hiểm Theo PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, đối với những người mắc các bệnh sau nên ăn hạn chế ăn thịt bò. Dù có nhiều chất dinh dưỡng những nếu mắc những bệnh này bạn nên hạn chế ăn thịt bò Thịt bò có công dụng tăng cường cơ bắp, tăng cường sức khỏe, đặc biệt đối...