Đột quỵ tăng 20-30% trong mùa lạnh
Theo ghi nhận tại Bệnh viện Bạch Mai, thời tiết lạnh kéo dài tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc hiện nay đã khiến tỉ lệ người bị đột quỵ tăng cao hơn khoảng 20-30 % so với những ngày thời tiết bình thường.
Một bệnh nhân mới 35 tuổ.i ở Hà Nội đang điều trị tại Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, thời tiết Hà Nội lạnh sâu, bệnh nhân ngủ rất muộn và đến 10h sáng hôm sau khi thức dậy thì thấy yếu chân tay. Sau đó bệnh nhân được người nhà đưa đi cấp cứu, rất may khi tới Trung tâm Đột quỵ vẫn trong thời gian vàng.
Cách đây ít ngày, Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống một bệnh nhân 103 tuổ.i ở tình Hưng Yên bị đột quỵ. Do được đưa đến bệnh viện trong giờ vàng nên chỉ sau hai giờ can thiệp, mạch má.u đã tái thông. Sau 24 giờ, bệnh nhân hồi phục và được ra viện trong ngày 10/1.
Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Việt Phương, Phó giám đốc Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện tại bệnh nhân đã bình phục hoàn toàn, không để lại di chứng trong vận động cũng như tư duy và trí nhớ.
Video đang HOT
Đó là hai trong các trường hợp may mắn được đưa đến viện trong thời gian vàng. Tuy nhiên, theo Thạc sĩ, Bác sĩ Phùng Đình Thọ, Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Bạch Mai, còn rất nhiều bệnh nhân đến trong tình trạng nặng, thậm chí có cả bệnh nhân tuổ.i đời còn trẻ, chỉ dưới 40 tuổ.i. Nếu như ngày thường các bác sĩ tiếp nhận 40 bệnh nhân/ngày thì khi thời tiết rét đậm, số bệnh nhân có thể tăng lên hơn 50 ca.
“Số lượng bệnh nhân trẻ có vẻ gia tăng. Tỷ lệ bệnh nhân đến trong thời gian vàng chỉ khoảng 20% số lượng bệnh nhân, còn lại đều đến khi đã bỏ lỡ thời gian vàng”, Thạc sĩ, Bác sĩ Phùng Đình Thọ nói.
Theo thống kê của Hội Đột quỵ Việt Nam, mỗi năm, cả nước có khoảng 200.000 ca bị đột quỵ, trong đó khoảng 50% bệnh nhân t.ử von.g. Những người may mắn thoát chế.t cũng gặp phải các di chứng gây yếu liệt cơ thể, mất khả năng vận động, ngôn ngữ… Tuy vậy, kiến thức của cộng đồng liên quan đến dự phòng, sơ cứu, chuyển viện cho người bị đột quỵ còn hạn chế. PGS.TS Mai Duy Tôn, Giám đốc Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện Bạch Mai khuyến nghị: “Mốc thời gian xác định thời điểm bệnh nhân bị đột quỵ là rất quan trọng. Nếu người bệnh hôn mê hoặc nôn mửa, bắt buộc phải đặt bệnh nhân ở tư thế an toàn. Nếu bệnh nhân nguy hiểm đến tính mạng, cần đợi cấp cứu 115 đưa vào viện, tránh tự sơ cứu tại nhà theo những phương pháp thiếu khoa học”.
Các chuyên gia y tế cũng cảnh báo, nguy cơ bị đột quỵ tăng đặc biệt khi nhiệt độ giảm đột ngột xuống dưới 15 độ C. Để phòng chống đột quỵ trong mùa lạnh, theo các bác sĩ, người có bệnh nền cần kiểm soát bệnh ổn định, không chỉ người cao tuổ.i, mọi người đều cần giữ ấm cơ thể và có lối sống lành mạnh. Khi có dấu hiệu cảnh báo đột quỵ cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời, tránh những di chứng nặng nề.
4 cách chống đột quỵ trong mùa lạnh
Giữ ấm, uống đủ nước là những cách đơn giản có thể giúp bảo vệ tim mạch, đặc biệt tốt cho người lớn tuổ.i trong mùa lạnh.
Để bảo vệ tim và giảm nguy cơ xảy ra đau tim trong thời tiết lạnh, mọi người có thể tham khảo những cách sau đây.
Ảnh minh họa
Mặc nhiều lớp quần áo
Đây là một trong những cách phổ biến để giữ ấm cơ thể. Các chuyên gia khuyến cáo lớp quần áo đầu tiên nên chọn loại có thể thấm hút mồ hôi tốt, lớp tiếp theo nên chọn loại vải có khả năng cách nhiệt, lớp ngoài cùng là giúp chống thấm nước.
"Kín bưng" khi ra đường
Ngoài giữ ấm phần thân, chúng ta cũng cần giữ ấm tay và chân bằng găng tay, tất. Khuôn mặt có thể được che chắn bằng khẩu trang, khăn quàng cổ, mũ len che kín phần đầu, tai.
Uống đủ nước
Thời tiết lạnh thường giảm cảm giác khát nước, khiến chúng ta ít uống nước và dễ gây mất nước. Trong khi đó, uống đủ nước trong thời tiết lạnh sẽ giúp giữ ấm cơ thể tốt hơn. Nước khi vào cơ thể có tác dụng hỗ trợ điều hòa thân nhiệt, giúp thích nghi tốt hơn với thời tiết lạnh.
Hạn chế ra ngoài
Khi nhiệt độ không khí xuống quá thấp, mọi người cần hạn chế ra ngoài, đặc biệt là những người trên 65 tuổ.i, người có bệnh tim.
3 điểm chung nguy hiểm của hàng chục ca đột quỵ mỗi ngày ở TP.HCM Không uống thuố.c ổn định huyết áp, thường xuyên thức khuya và chịu ảnh hưởng của thời tiết lạnh, huyết áp của người đàn ông 32 tuổ.i đã tăng vọt đến mức nguy hiểm. Theo y văn, thời tiết quá lạnh hay quá nóng, đặc biệt khi kèm với khí hậu ẩm ướt đều có thể được xem là yếu tố "kích hoạt"...