Đột nhiên thấy lượng kinh nguyệt tăng đột biến, nên cảnh giác với 5 bệnh phụ khoa tiềm ẩn
Kinh nguyệt là giai đoạn mà phái nữ tháng nào cũng có khả năng gặp phải, vậy bạn có biết đâu là hiện tượng bất thường, đâu là hiện tượng bình thường trong thời kỳ này không?
Con gái tháng nào cũng sẽ phải đối mặt với chuỗi ngày “đèn đỏ” kéo dài từ 5 – 7 ngày. Đây là một hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường và nó còn có tác động lớn đến sức khỏe sinh sản của các chị em. Tuy nhiên, một số bệnh ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cũng có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt bất thường.
Nếu lượng kinh nguyệt của bạn bỗng tăng nhiều đột biến trong vài tháng gần đây thì điều này có thể ngầm cảnh báo một vài vấn đề sức khỏe mà chính bạn cũng chẳng ngờ đến.
1. Rối loạn chức năng buồng trứng
Khi buồng trứng tiết ra quá nhiều estrogen sẽ gây kích thích nội mạc tử cung của nữ giới. Nội mạc tử cung tăng sản bất thường sẽ làm lượng kinh nguyệt tiết ra nhiều. Trong trường hợp này, cần điều chỉnh lại nồng độ hormone trong cơ thể bằng cách sinh hoạt lành mạnh hoặc dùng thuốc dưới sự hướng dẫn từ bác sĩ.
2. U xơ tử cung
U xơ tử cung là một bệnh phụ khoa thường gặp ở phái nữ, và hầu hết nó đều là loại u lành tính. Tuy nhiên, nữ giới khi mắc u xơ tử cung thì lượng kinh nguyệt tiết ra sẽ nhiều hơn bình thường, kéo theo đó là ngày hành kinh cũng kéo dài. Nếu để lâu, cơ thể sẽ bị thiếu máu nên cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Trong trường hợp khối u quá lớn, cần phải phẫu thuật cắt bỏ đề phòng mọi trường hợp xấu.
3. Viêm phụ khoa
Video đang HOT
Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… đều là những bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh sản do khi mắc các bệnh này, lượng kinh nguyệt tiết ra sẽ nhiều hơn. Đồng thời, bạn còn có thể gặp phải tình trạng đau lưng và tăng tiết dịch âm đạo. Nếu không điều trị kịp thời cũng sẽ gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến hệ sinh sản.
4. Phì đại cổ tử cung
Bệnh phì đại cổ tử cung cũng là một dạng của bệnh viêm cổ tử cung mãn tính. Ngoài làm kinh nguyệt tiết ra nhiều, người bệnh còn có các biểu hiện như đau bụng dưới, tăng bạch đới, tiểu gấp, tiểu khó…
5. Ra máu tử cung do rối loạn chức năng
Căng thẳng tinh thần, suy dinh dưỡng, mắc các bệnh mãn tính, làm việc quá sức, môi trường, khí hậu thay đổi đột ngột… đều có thể dẫn đến tình trạng ra máu tử cung do rối loạn chức năng. Biểu hiện thường thấy là lượng kinh nguyệt ra nhiều, kỳ kinh kéo dài, kinh nguyệt không đều, ra máu không đều…
Đồ lót của những phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa thường có chung 4 đặc điểm này: Nếu có dù chỉ 1, bạn cũng phải thay đổi khẩn cấp
Quần lót không đơn thuần chỉ là một loại trang phục mà nó còn là một thứ vật dụng riêng tư có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe.
Chị em nào cũng biết rằng quần lót cần phải giặt và thay mỗi ngày, nhưng không phải ai cũng biết vệ sinh chúng đúng cách, hoặc nắm được tuổi thọ của chúng để kịp thời thay mới. Đây có thể là nguyên nhân khiến vi khuẩn tồn đọng trong quần lót, từ đó gây ra nhiều căn bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, u xơ tử cung, u nang buồng trứng... Nếu không điều trị dứt điểm, các căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của chị em.
Quần lót của một người phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa thường có chung 4 đặc điểm. Nói cách khác, chị em có thói quen mặc quần lót thế này thì rất dễ mắc các bệnh phụ khoa:
1. Quần lót không phải chất liệu cotton
Theo The Healthy, chất liệu lý tưởng nhất của quần lót nên là cotton thoáng mát, co giãn tốt.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 trên tạp chí Sản phụ khoa cho thấy rằng, việc mặc đồ lót không phải bằng chất liệu cotton có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng nấm men.
Các loại vải tổng hợp như polyester và ren có thể gây hại cho sức khỏe âm đạo của bạn vì có xu hướng gây nóng, ẩm, kích thích da và tạo môi trường cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển và sinh sôi.
Theo tiến sĩ Jennifer Wider, chuyên gia sức khỏe phụ nữ và tác giả của cuốn sách The Savvy Woman Patient cho biết : "Cotton là một loại vải rất thoáng khí có khả năng giảm độ ẩm. 100% phụ nữ mặc quần lót cotton ít có nguy cơ bị kích ứng âm đạo và nhiễm trùng nấm men".
2. Quần lót có kích thước quá nhỏ
Kích thước của quần lót thật sự rất quan trọng. Những chiếc quần lót bó sát có thể khiến "cô bé" bí bách, đổ mồ hôi, gây kích ứng và sản sinh bệnh phụ khoa.
Thậm chí ở một số phụ nữ, đồ lót chật chội có thể gây ra chứng đau âm hộ. Tiến sĩ Wider cho hay: "Nếu quần lót của bạn quá chật hoặc quá nhỏ, khả năng bị kích ứng âm đạo và âm hộ sẽ tăng lên. Đây cũng là môi trường tốt vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh".
Những chiếc quần lót bó sát có thể khiến "cô bé" bí bách, đổ mồ hôi, gây kích ứng...
3. Đáy quần lót thường xuyên xuất hiện màu vàng, màu xanh
Muốn biết tình trạng vùng kín có đang ở trong trạng thái tốt hay không, cách tốt nhất là quan sát màu sắc của đáy quần lót. Với những phụ nữ khỏe mạnh, đáy quần lót sẽ sạch sẽ, không có màu do dịch tiết âm đạo bình thường,
Ngược lại, dịch tiết âm đạo có màu vàng, màu xám, màu xanh... thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm âm đạo do nhiễm nấm men candida. Quần lót hơi có mùi là dấu hiệu bình thường, nhưng nếu xuất hiện mùi nồng, hôi khó chịu thì có thể là nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác.
Đáy quần lót ngả vàng do bụi bẩn và dịch tiết tạo ra, dù có giặt sạch và lau khô đúng cách thì cũng không thể tiêu diệt hết được vi khuẩn. Mặc quần lót ố vàng lâu ngày có thể gây viêm nhiễm, ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của chị em.
4. Quần lót cũ lâu ngày chưa thay mới
Nhiều phụ nữ cho rằng quần lót là thứ có thể dùng lâu dài, họ chỉ thay mới khi chúng ố màu, bạc màu hoặc bị rách, nhưng sự thật là bạn nên thay chúng một cách thường xuyên bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn hơn bạn nghĩ.
Theo một nghiên cứu tại Mỹ, 83% đồ lót đã giặt sạch có thể chứa tới 10.000 vi khuẩn sống. Số vi khuẩn này có thể đến từ thùng máy giặt - một nơi ít khi được vệ sinh. Thậm chí, quần lót của bạn có thể chứa phân: Theo giáo sư vi sinh học Charles Gerba đến từ Đại học (Arizona), trung bình trong 1 chiếc quần lót có khoảng 1/10gr phân.
Nếu bạn thường mắc viêm nhiễm vùng kín, hãy thay quần lót mới 6 tháng/lần, kể cả khi chúng còn mới và sạch sẽ.
Theo các chuyên gia, nếu bạn thường mắc viêm nhiễm vùng kín, hãy thay quần lót mới 6 tháng/lần, kể cả khi chúng còn mới và sạch sẽ. Quần lót cũ có thể khiến phụ nữ tái nhiễm nấm, gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt, nếu không chữa trị dứt điểm có thể gây viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung... thậm chí dẫn tới vô sinh.
Thấy ra máu đông vón cục trong kỳ "rớt dâu": Đây là 3 nguyên nhân khiến con gái gặp phải tình trạng này Kỳ kinh nguyệt của hội con gái là chuỗi ngày u ám và nhiều đau thương nhất trong tháng mà bất kỳ cô nàng nào cũng sẽ gặp phải. Đặc biệt trong đó, có một hiện tượng lạ về lưu lượng máu kinh nguyệt tiết ra mà nếu gặp phải, các cô gái nên tìm cách khắc phục ngay. Đối với nữ giới,...