Đồng minh Trump kiện lên Tòa án Tối cao
Các thành viên đảng Cộng hòa ở Pennsylvania yêu cầu Tòa án Tối cao tiếp nhận đơn kiện của họ nhằm ngăn bang này chứng nhận chiến thắng của Biden.
Trong đơn kiện gửi đến Tòa án Tối cao Mỹ hôm nay, nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Pennsylvania Mike Kelly đại diện cho nhiều nguyên đơn khác yêu cầu tòa thụ lý vụ kiện, ra phán quyết ngăn Pennsylvania chứng nhận kết quả bất kỳ cuộc bầu cử nào kể từ ngày 3/11 và vô hiệu hóa các chứng nhận bầu cử trước đó, trong đó có cuộc bầu cử tổng thống.
Nhóm nghị sĩ Cộng hòa cho rằng nghị viện Pennsylvania đã vượt quyền và vi hiến khi cho phép cử tri bỏ phiếu qua thư rộng rãi trong cuộc bầu cử tổng thống 2020. Đơn kiện được nộp lên Tòa án Tối cao Mỹ chỉ ba ngày sau khi nó bị tòa án tối cao bang Pennsylvania bác bỏ.
Trump (phải) và Bộ trưởng Tư pháp William Barr rời chuyên cơ Không lực Một tại căn cứ không quân Andrews ngày 1/9. Ảnh: AFP .
Biden dẫn trước Trump tới 80.000 phiếu bầu tại Pennsylvania, bang Trump từng giành chiến thắng hồi năm 2016.
Video đang HOT
Tòa án tối cao bang Pennsylvania đêm 28/11 ra phán quyết bác đơn kiện của Kelly và các nghị sĩ đảng Cộng hòa, đồng thời đảo ngược phán quyết ngừng chứng nhận bầu cử do một thẩm phán tòa phúc thẩm đưa ra trước đó.
Các thẩm phán tòa án tối cao bang Pennsylvania cho rằng nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa đã đợi quá lâu để nộp đơn kiện, vượt quá thời hạn 180 ngày khiếu kiện được quy định trong luật bầu cử của bang.
Họ cũng không chấp nhận yêu cầu “quá mức” của các nguyên đơn khi đòi loại bỏ 2,5 triệu phiếu bầu được bỏ theo luật gia hạn thời gian nhận phiếu qua thư, vốn chủ yếu là những lá phiếu của cử tri đảng Dân chủ. Các thẩm phán đồng thời bác đề nghị không công nhận kết quả bầu cử phổ thông và để nghị viện bang do đảng Cộng hòa kiểm soát tự quyết định việc lựa chọn đại cử tri bầu tổng thống.
Đề nghị thụ lý đơn kiện của Kelly và các nghị sĩ Cộng hòa sẽ được thẩm phán Samuel Alito, người phụ trách các vấn đề khẩn cấp của bang Pennsylvania tại Tòa án Tối cao Mỹ, xem xét. Thẩm phán Alito có nhiều lựa chọn với đề nghị này, như bác đơn, ra một sắc lệnh tạm thời hoặc đưa vấn đề ra để 9 thẩm phán Tòa án Tối cao cùng quyết định.
Tòa án Tối cao Mỹ thường không can thiệp quá sâu vào các vụ kiện đã được tòa án bang xử lý. Tổng thống Donald Trump cũng từng thừa nhận rằng các vụ kiện của ông “rất khó” được tiếp nhận và xử lý tại Tòa án Tối cao.
Trong trường hợp các nghị sĩ Cộng hòa thành công trong vụ kiện ở Tòa án Tối cao Mỹ và vô hiệu hóa chứng nhận bầu cử ở bang Pennsylvania, Biden chỉ mất 20 phiếu đại cử tri và vẫn có 286 phiếu, vượt mốc 270 phiếu để giành chiến thắng chung cuộc. Trong khi đó, Trump, người đang có 232 phiếu đại cử tri, vẫn phải lật ngược được tình thế ở ít nhất hai bang nữa mới giành được đa số phiếu, trước khi Đại cử tri đoàn họp để bầu tổng thống vào ngày 14/12.
Phe Cộng hòa chỉ trích Trump sa thải lãnh đạo an ninh bầu cử
Nhiều thượng nghị sĩ Cộng hòa cho rằng Trump phạm "sai lầm khủng khiếp" khi sa thải lãnh đạo Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Krebs.
Loạt thượng nghị sĩ Cộng hòa hôm 18/11 lên tiếng chỉ trích việc Tổng thống Donald Trump sa thải Chris Krebs, giám đốc Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng (CISA), người đã công khai phản đối các cáo buộc của ông về gian lận bầu cử.
"Tôi nghĩ đây là một sai lầm khủng khiếp", Susan Collins, thượng nghị sĩ Cộng hòa đại diện cho bang Maine, nói.
Quyết định sa thải Krebs được Trump thông báo trên Twitter tối 17/11, với lý do tuyên bố gần đây của ông về an ninh bầu cử năm 2020 "rất không chính xác". Krebs trước đó viết trên Twitter rằng cuộc bầu cử 2020 là "cuộc bầu cử an toàn nhất trong lịch sử Mỹ".
Thượng nghị sĩ Shelley Moore Capito ở Tây Virginia cũng khẳng định bà hoàn toàn không đồng ý với quyết định sa thải Krebs của Tổng thống. "Tôi nghĩ Krebs cung cấp cho chúng ta những thông tin rất tốt. Ông ấy là người vô cùng chuyên nghiệp", bà nói.
Giám đốc Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng Mỹ Christopher Krebs phát biểu tại thủ đô Washington hôm 17/11. Ảnh: AP.
Thượng nghị sĩ Mike Rounds ở Nam Dakota cho hay ông vô cùng thất vọng khi biết tin Krebs bị sa thải. Thượng nghị sĩ Texas John Cornyn, người thường xuyên bảo vệ Trump, nói rằng dù Tổng thống có toàn quyền định đoạt công việc của các quan chức trong chính quyền, quyết định sa thải Krebs của ông sẽ "gây thêm bối rối và hỗn loạn."
Trước đó, thượng nghị sĩ Ben Sasse của Nebraska là thành viên Cộng hòa đầu tiên công khai chỉ trích quyết định sa thải Krebs của Tổng thống Trump. "Chris Krebs đã hoàn thành tốt công việc và ông ấy rõ ràng không đáng bị sa thải", Sasse nói.
Krebs, quan chức được Trump bổ nhiệm, là người được cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ tôn trọng. Quyết định sa thải Krebs của Trump bị chỉ trích là gieo thêm hoài nghi về cuộc bầu cử năm nay, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ liên tục đưa ra cáo buộc gian lận và tiến hành loạt vụ kiện ở các bang Joe Biden được dự đoán chiến thắng.
Việc hàng loạt thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cùng lên tiếng chỉ trích Trump về quyết định sa thải Krebs được cho là phản ứng bất thường trong nội bộ đảng này trước những động thái "thanh lọc" chính quyền gần đây của Tổng thống.
Sự ra đi của Krebs làm dài thêm danh sách quan chức chính quyền Trump bị sa thải hoặc từ chức sau bầu cử. Trump tuần trước sa thải bộ trưởng quốc phòng Mark Esper và được cho là đang có dự định cho thôi việc Giám đốc CIA Gina Haspel và Giám đốc FBI Christopher Wray.
Phe Cộng hòa e dè khuyên Trump nhận thua Sự mạnh mẽ của Trump khiến một số nghị sĩ đảng Cộng hòa thích thú, số khác lại sợ hãi, song chưa ai dám nói với ông đã đến lúc nhận thua. Từ khi Tổng thống Donald Trump đắc cử năm 2016, mối quan hệ giữa ông với các nghị sĩ Cộng hòa tại Đồi Capitol chủ yếu được phân làm hai loại:...