Giải cứu các sông băng đang biến mất là vấn đề sống còn của nhân loại
Toàn bộ 19 vùng sông băng trên thế giới vào năm 2024 đã trải qua đợt hao hụt năm thứ ba liên tiếp, buộc Liên Hiệp Quốc phải cảnh báo rằng nỗ lực giải cứu sông băng hiện trở thành vấn đề sống còn.
Sông băng Tuco ở Peru tháng 8.2016. ẢNH: AP
Sáu năm qua, có đến 5 năm thế giới chứng kiến các sông băng bị sụt giảm khối lượng với tốc độ nhanh kỷ lục, theo Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) thuộc Liên Hiệp Quốc hôm 21.3.
“Bảo vệ các sông băng không chỉ là sự cần thiết về khía cạnh môi trường, kinh tế và xã hội: đó là vấn đề sống còn”, AFP hôm nay 21.3 dẫn lời bà Celeste Saulo, Giám đốc cơ quan khí hậu thuộc WMO.
WMO thống kê được bên cạnh các băng tần lục địa của Greenland và Nam Cực, hơn 275.000 sông băng trên toàn thế giới bao phủ diện tích 700.000 km 2. Tuy nhiên, các sông băng đang biến mất nhanh chóng vì biến đổi khí hậu.
“Năm thủy văn 2024 đánh dấu năm thứ ba liên tiếp tất cả 19 vùng sông băng của thế giới trải qua tình trạng hao hụt ròng”, WMO bổ sung.
Tổng cộng 19 vùng sông băng mất đi 450 tỉ tấn khối, dựa trên dữ liệu của Cơ quan Giám sát Sông băng Thế giới (WGMS).
Sông băng Thụy Sĩ bị “nuốt dần” vì khí hậu ấm lên
2024 là năm có mức độ nghiêm trọng xếp thứ 4 trong lịch sử, còn năm tệ nhất là năm 2023.
Liên Hiệp Quốc cảnh báo tình trạng các sông băng đang bị hao hụt chưa từng có mang đến nguy cơ cho các hệ sinh thái, nông nghiệp và nguồn nước.
Cụ thể, các sông băng bị thu hẹp đang đe dọa nguồn thực phẩm và nước của 2 tỉ người trên thế giới. 2/3 diện tích nông nghiệp canh tác trên toàn thế giới nhiều khả năng bị ảnh hưởng do sông băng thoái lui.
Bên cạnh các nước đang phát triển, nhóm những nước phát triển cũng không thoát nguy cơ. Ví dụ, tại Mỹ, lưu vực sông Colorado đã bị hạn hán từ năm 2000, và nhiệt độ gia tăng đồng nghĩa lượng mưa cũng tăng theo, dẫn đến nước hao hụt nhanh hơn so với tuyết trên núi và khiến nạn hạn hán thêm nghiêm trọng.
Sông băng toàn cầu tiếp tục suy giảm mạnh trong năm 2024
Ngày 21/3, Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết 19 vùng sông băng lớn trên thế giới đều đã bị mất đi khối lượng nghiêm trọng trong năm 2024, đánh dấu năm thứ 3 liên tiếp xảy ra tình trạng này.
Tảng băng trôi tại Nuuk, Greenland. Ảnh: THX/TTXVN
Theo cơ quan trên, thế giới đã mất đi tổng cộng 450 tỷ tấn khối sông băng chỉ trong năm ngoái. Giám đốc WMO Celeste Saulo cho biết việc bảo tồn sông băng không chỉ là nhu cầu về môi trường, kinh tế và xã hội, mà còn là vấn đề sinh tồn của nhiều loài.
Nhìn theo từng khu vực, trong năm ngoái, sông băng ở các khu vực như Bắc Cực và các sông băng ngoại vi của Greenland bị mất đi không đáng kể. Tuy nhiên, tình hình lại nghiệm trọng tại các sông băng ở Scandinavia, quần đảo Svalbard của Na Uy và Bắc Á, đánh dấu năm tồi tệ nhất trong lịch sử.
Với tốc độ tan chảy hiện tại, WMO lo ngại nhiều sông băng ở phía Tây Canada và Mỹ, Scandinavia, trung tâm châu Âu, Kavkaz và New Zealand sẽ không thể tồn tại qua thế kỷ này. WMO nhấn mạnh, những thay đổi này là hậu quả trực tiếp của biến đổi khí hậu và sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề về môi trường, kinh tế, xã hội, cũng như làm tăng tần suất các thảm họa thiên nhiên như tuyết lở, lũ lụt và hạn hán.
Ngoài các tảng băng lục địa của Greenland và Nam Cực, hơn 275.000 sông băng trên toàn thế giới đang bao phủ khoảng 700.000 km2. Các sông băng này lưu trữ 70% lượng nước ngọt của thế giới nên việc chúng tan chảy nhanh chóng sẽ gây nguy hiểm cho nguồn nước trên toàn cầu, đặc biệt ở các cộng đồng miền núi vốn phụ thuộc vào nước tan chảy từ sông băng làm nguồn nước sử dụng hằng ngày.
WMO và các chuyên gia môi trường nhấn mạnh cần có ngay các hành động toàn cầu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và bảo vệ các sông băng. Các nhà khoa học lưu ý rằng sông băng tan chảy sẽ là tăng mực nước biển và ảnh hưởng đến hàng triệu người trên khắp thế giới.
Greenland mất 30 triệu tấn băng mỗi giờ vì khủng hoảng khí hậu Một nghiên cứu tiết lộ tảng băng ở Greenland đang mất trung bình 30 triệu tấn băng mỗi giờ do khủng hoảng khí hậu, nhiều hơn 20% so với suy đoán trước đây. Ảnh: Getty Images Theo trang The Guardian (Anh), nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nature đã sử dụng các kỹ thuật trí tuệ nhân tạo để lập bản...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ông Biden tái xuất, lần đầu phát biểu từ khi mãn nhiệm

Thế giới vừa đạt thỏa thuận bước ngoặt cho phép ứng phó đại dịch tương lai

Nhiều nhà tù ở Pháp trở thành mục tiêu 'tấn công khủng bố'

Dịch sởi tiếp tục lan rộng, khó kiểm soát tại Mỹ

Hamas 'mất liên lạc' với nhóm giữ con tin song tịch Mỹ - Israel

Ông Trump vừa ra nhiều chỉ thị đối nội, đối ngoại quan trọng

Cố vấn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị đưa ra khỏi Lầu Năm Góc

Thực hư tin Moscow yêu cầu cho máy bay quân sự Nga đóng ở Indonesia

Boeing lại 'đen đủi' vì lỗi chốt cửa nhà vệ sinh

Ngoại trưởng Nga giải thích tại sao Moscow tin Tổng thống Trump

Bóng hồng đầu tiên chinh phục cuộc thi khắc nghiệt của biệt kích Mỹ

Những dự báo về giá dầu thế giới trong bối cảnh căng thẳng thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Bộ phim 18+ gây tranh cãi suốt 20 năm vì cảnh nóng thật của nữ chính và đạo diễn, 1 tên tuổi bị hủy hoại đáng tiếc
Hậu trường phim
08:00:21 18/04/2025
10 gợi ý bữa sáng cho người bị trào ngược dạ dày
Sức khỏe
07:59:00 18/04/2025
Siêu hạ giá trong tuần: Bom tấn di động 25 USD đang được sale với giá chỉ còn bằng đúng... 1 bát phở
Mọt game
07:49:03 18/04/2025
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đến cơ quan chức năng
Sao thể thao
07:43:23 18/04/2025
Bắt 7 tàu khai thác cát trái phép, lần ra đối tượng làm giả giấy tờ
Pháp luật
07:38:21 18/04/2025
Trải nghiệm camera trên Oppo Find N5 - mạnh mẽ, thông minh, tối ưu hóa bằng AI
Đồ 2-tek
07:17:37 18/04/2025
Google tìm cách trị ứng dụng Android chạy ngầm 'ngốn' pin
Thế giới số
07:10:28 18/04/2025
Bắt tạm giam Tuấn 'ngáo' tội giết người
Tin nổi bật
07:03:18 18/04/2025
10 cặp đôi phim Hàn đỉnh nhất 10 năm qua: Nhìn nhau đã thấy yêu, ngọt ngào đến phát hờn
Phim châu á
06:43:24 18/04/2025
3 "công chúa dị vực" đẹp nhất Trung Quốc chung khung hình đang viral khắp MXH: Netizen "ngất xỉu" tập thể trước cốt cách mỹ nhân
Sao châu á
06:38:18 18/04/2025