Đổi vị với món sườn trà thơm thanh của Singapore khó tìm ở Sài Gòn
Không gian thân thiện, món ăn ngon miệng, nếu bạn đang tìm một nơi đổi vị cho bữa tối cùng gia đình thì đây là gợi ý hấp dẫn đấy.
Bak Kut Teh, sườn trà, là món ăn phổ biến và rất được ưa chuộng tại Singapore. Đây không chỉ là một hương vị thơm ngon mà còn có tác dụng tốt với sức khỏe. Tuy Sài Gòn có nhiều địa chỉ ẩm thực Singapore nhưng nếu muốn tìm nơi để bạn thưởng thức Bak Tut Teh thì lại vô cùng hiếm. Và địa chỉ được nhiều người rỉ tai nhau đó chính là Founder Bak Tuk Teh Vietnam.
Quán nằm trong tầng trệt của khu thương mại Rome A, đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3). Không gian tương đối rộng với tông màu đỏ trắng. Bàn ghế được sắp xếp tươm tất, phù hợp với những bữa tối cùng gia đình.
Nếu lần đầu đến quán, bạn sẽ được nhân viên hướng dẫn nhiệt tình để lựa chọn món phù hợp khẩu vị. Menu quán đa dạng không chỉ có mỗi sườn trà truyền thống mà còn vô vàn lựa chọn khác.
Khai vị bạn có thể gọi đậu phộng hầm, rau cải xào hay sốt dầu hào. Đối với sườn trà, bạn có thể lựa chọn sườn cọng, sườn ngắn hay phần thập cẩm để thưởng thức đủ vị.
Video đang HOT
Theo chia sẻ, tuy gọi đơn giản là sườn hầm nhưng món ăn được chế biến cầu kì và chỉn chu. Sườn được hầm trong nhiều giờ cùng với tỏi, hành, thảo mộc, tiêu và các loại đinh hương, quế, mùi… Sau nhiều giờ, khi phần sườn mềm hẳn và thấm vị thì mới được phục vụ.
Ngoài ra, bạn hãy thử thêm phèo non, dồi trường, cật heo hầm. Thông thường, sườn trà sẽ ăn kèm cùng quẩy hoặc mì Phúc Kiến, cơm cho no bụng. Nếu đi nhóm đông, gia đình, bạn có thể tham khảo thêm trứng hấp, giò heo hầm tương… để bữa tối thêm phong phú.
Nói về nhân vật chính, sườn trà Bak Kut Teh mang đến hương vị thanh đạm, tươi mới trong vị giác. Phần thịt săn chắc, cần bằng giữa lượng nạc và mỡ. Đặc biệt cho thấm vị nên khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị ngọt thơm và thoang thoảng mùi thảo mộc nơi cổ họng của làn nước dùng trắng đục. Tuy nhiên có một hạn chế là món ăn không được nóng sốt và xương khá to nên bất tiện khi ăn.
Các món ăn kèm như đậu phộng hầm, giò heo hầm tương, bao tử… cũng sẽ làm bạn hài lòng. Nếu đậu phộng bùi béo, mềm thơm thì giò heo lại mang đến hương vị mằn mặn của phần da đậm màu đan xen cùng gân giòn dai. Còn trứng hấp thì lại điểm xuyết thêm chút béo, thơm mịn tan chảy khi vừa cho vào miệng.
Nhìn chung, các món ăn ở quán thiên về hương vị thanh đạm của các loại gia vị Trung Hoa. Tuy không hoàn hảo như hương vị truyền thống bản xứ nhưng bạn sẽ vẫn cảm nhận được sự tinh tế trong từng hương vị. Tùy theo số lượng thực khách mà bạn có thể gọi kích thước món vừa hay lớn. Mức giá dao động cho mỗi phần ăn tầm 50.000 – 200.000 đồng, trung bình muốn no bụng thì mỗi người sẽ chi khoảng 150.000 đồng nhé.
Theo Phunuonline
Bánh Trung thu dát vàng 'lên ngôi'
Mùa Trung thu năm nay bánh dát vàng trở thành xu hướng, được nhiều cơ sở sản xuất hoặc nhập về bán với giá từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng.
Chị Hoa, chủ cơ sở bánh Trung thu ở quận 3 cho biết, năm nay cơ sở của chị có đơn đặt hàng bánh trung thu dát vàng 24k lên tới 6.000 cái. Mỗi chiếc giá dao động 150.000 - 200.000 đồng.
"Xu hướng bánh dát vàng lên ngôi trong mùa Trung thu năm nay do khách hàng thích sự sang trọng. Song song đó, bột vàng - một trong những nguyên liệu trong ngành thực phẩm được giới nhà giàu ưa thích vì cho rằng tốt cho sức khoẻ nên được lựa chọn để kết hợp", chị Hoa nói.
Bánh Trung thu vị trứng sữa dát vàng Kee Wah, HongKong.
Nhập khoảng 300 hộp bánh trung thu dát vàng 24k từ Hong Kong, chị Loan ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, toàn bộ số hàng chị nhập về đã được đặt hết. Đợt 2, khách hàng đang đặt đơn mới nhưng phải đợi hai tuần mới có thể giao hàng vì loại này số lượng không nhiều, muốn mua phải xếp hàng mới có. Giá một hộp 4 cái là 700.000 đồng.
Không chỉ dừng lại ở các loại bánh có giá vài trăm nghìn đồng, thị trường Việt Nam còn xuất hiện các hộp bánh có giá từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Các dòng bánh này được xách tay từ Nhật Bản, Thái Lan và Singapore. Tất cả đều được các cơ sở kinh doanh giới thiệu trên bề mặt có phủ vàng 24k. Trong số các sản phẩm này, có một dòng được bán với phiên bản giới hạn, xách tay từ Singapore về Việt Nam bán với giá 628 USD một hộp, tức gần 15 triệu đồng.
Chị Như, ở quận 5 (TP HCM) cho biết cũng đặt hàng gần 20 hộp bánh Singapore để mang về Việt Nam. Chị lý giải, sở dĩ loại này đắt đỏ vì đây là phiên bản giới hạn. Chiếc bánh Trung thu bọc trong vàng 24k, nhân bánh có thể là loại sầu riêng đắt đỏ maoshan hay nhân chocolate thượng hạng từ Malaysia. Đặc biệt, hộp đựng bánh được thiết kế 2 tầng. Tầng trên dành cho 4 chiếc bánh được xếp ngay ngắn, tầng dưới dành cho các vật dụng cần thiết để thưởng thức như nĩa và dao dùng để cắt bánh, ấm trà và ly trà. Tất cả dụng cụ này đều được mạ từ vàng thật.
Chiếc bánh trung thu dát vàng Singapore có giá 628 USD một hộp.
Đánh giá về chất lượng của những dòng sản phẩm trên, theo giới buôn bánh, thực chất, mùi vị của chúng không khác nhiều so với bánh thông thường. Điểm khác biệt là bánh được rắc một lớp vàng bên trên tạo sự trang trọng. Với những sản phẩm giá đắt đỏ, ngoài giá trị trên chiếc bánh, lối thiết kế độc đáo và các dụng cụ bổ sung được chế tác từ vàng khiến giá trị của chiếc bánh gia tăng. Cũng chính vì nhu cầu của thị trường Việt Nam đa dạng nên các loại bánh dát vàng từ giá rẻ cho tới đắt đỏ nhanh chóng đổ về Việt Nam dịp Trung thu.
Theo chị Hoa, chủ cơ sở bánh ở quận 3, bánh Trung thu dát vàng thời gian bảo quản khá ngắn. Do đó, khách hàng khi mua nên để ý hạn sử dụng. Mặt khác, bột vàng trên thị trường khá đa dạng, khách nên chọn các cơ sở uy tín để tránh mua phải loại bánh sử dụng nguyên liệu không tốt cho sức khỏe.
Theo Petrotimes
Bánh Trung thu ở các nước châu Á khác gì Việt Nam? Những ngày này, khắp các cửa hàng bày bán rất nhiều bánh trung thu. Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nước châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên,... cũng có bánh trung thu với nét đặc trưng riêng. Bánh trung thu ở Việt Nam Bánh trung thu ở Việt Nam được nhắc đến như một đặc sản mùa là...