Điều trị thành công bé 3 tuổi bị cong vẹo cột sống hiếm gặp
Các bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa điều trị thành công cho bé 3 tuổi bị cong vẹo cột sống do dị tật nửa đốt sống.
Đây là trường hợp ít gặp vì độ tuổi của bệnh nhi còn quá nhỏ nhưng tình trạng bệnh không thể trì hoãn kéo dài.
Bệnh nhi B.Đ được các bác sĩ theo dõi sau ca phẫu thuật. Ảnh: Mai Chi
Bé B.Đ, 3 tuổi ở Thanh Hoá được bố mẹ phát hiện có bất thường tại cột sống khi 2 tuổi và đưa đi khám.
Các bác sĩ chẩn đoán B.Đ bị vẹo cột sống ngực – thắt lưng bẩm sinh mức độ lớn do dị tật nửa đốt sống L1. Bé vẫn đi lại được nhưng cột sống lệch vẹo, cúi ngửa khó khăn, hạn chế vận động do đau lưng.
Tại khoa Chấn thương – Chỉnh hình Cột sống (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) các bác sĩ nhận định: Tình trạng biến dạng cột sống của bệnh nhi B.Đ đã là mức độ nặng, góc vẹo 66 độ, nếu trì hoãn mổ đợi khi cháu được 6 tuổi trở lên thì không thể phẫu thuật nắn chỉnh được vẹo cột sống.
Chính vì vậy, các bác sĩ đã nghiên cứu và quyết tâm tiến hành gây mê hồi sức và phẫu thuật nắn chỉnh được biến dạng cột sống của bệnh nhi.
Bác sĩ điều trị Nguyễn Duy Thụy – khoa Chấn thương – Chỉnh hình Cột sống (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) nhận định: Trường hợp của bệnh nhi B.Đ là một trường hợp đặc biệt vì nhỏ tuổi nhất từ trước đến nay tại khoa kèm theo bệnh lý phức tạp của cột sống.
Các bác sĩ của khoa đã xác định có rất nhiều khó khăn, thách thức đối với ca phẫu thuật và gây mê hồi sức.
Có nhiều vấn đề trong phẫu thuật như khả năng mất máu lớn trong mổ, nguy cơ làm tổn thương tủy – rễ thần kinh có thể dẫn đến liệt chân, bộc lộ vết mổ rộng, bắt nhiều vít vào cột sống trên bệnh nhân nhi…
Video đang HOT
Ca phẫu thuật diễn ra gần 4 tiếng đã thành công. Sau mổ, bệnh nhi đã được nắn chỉnh tốt biến dạng cong vẹo cột sống, không có tổn thương thần kinh. Bệnh nhi hồi phục thuận lợi, hai chân vận động bình thường. Bệnh nhi đang tập ngồi và đi lại được, tiểu tự chủ.
Hình ảnh X-quang sau mổ cho thấy biến dạng được nắn chỉnh rất tốt, còn giữ được chức năng 3 đĩa đệm cuối cùng của cột sống thắt lưng.
Vẹo cột sống bẩm sinh là biến dạng vẹo của cột sống do sự phát triển bất thường của cột sống ngay từ khi trẻ em sinh ra.
Hai nguyên nhân chính của vẹo cột sống bẩm sinh là bất thường về sự phân chia đốt sống, bất thường về hình thành đốt sống hoặc kết hợp cả hai nguyên nhân.
Mức độ tiến triển biến dạng gù vẹo cột sống rất dao động tùy theo vị trí đốt sống phát triển bất thường. Một số trẻ có đường cong vẹo ổn định và không thay đổi theo thời gian, trong khi đó có trẻ em biến dạng vẹo tiến triển không ngừng. Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa chỉnh hình cột sống sẽ theo dõi tiến triển của đường cong vẹo bằng cách chụp X-quang cứ 6 tháng một lần.
Nếu góc vẹo cột sống tiến triển thì cũng cố gắng trì hoãn phẫu thuật đến khi các cháu bé được trên 6 tuổi. Tuy nhiên, cũng có những dị tật cột sống ngay từ rất sớm đã gây ra biến dạng rất lớn của cột sống nên cần phải can thiệp điều trị phẫu thuật sớm để ngăn chặn và nắn chỉnh biến dạng.
Bệnh ung thư khiến người mắc có nước tiểu màu nâu
Ung thư bàng quang khiến nước tiểu của bệnh nhân chuyển màu nâu, kèm theo một số triệu chứng như đau vùng xương chậu, sụt cân, phù nề chân.
Bàng quang là cơ quan nằm ở bụng dưới, chứa nước tiểu do thận bài tiết ra và đào thải nó ra ngoài thông qua đường niệu đạo. Theo Mayo Clinic , ung thư bàng quang là bệnh phổ biến, khởi phát từ các tế bào của bộ phận.
Tỷ lệ mắc ung thư bàng quang đứng thứ 4 ở nam giới (sau ung thư tuyến tiền liệt, phổi, đại trực tràng) và thứ 7 với nữ giới. Nam giới có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn phụ nữ gấp 3 lần.
Hầu hết bệnh ung thư bàng quang được chẩn đoán ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, đây là bệnh dễ tái phát sau khi chữa khỏi. Vì thế, bệnh nhân phải xét nghiệm, theo dõi thường xuyên trong nhiều năm.
Dấu hiệu
Tại Việt Nam, theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, mỗi năm, khoảng 2.000 trường hợp mắc ung thư bàng quang mới được phát hiện.
Triệu chứng điển hình nhất của ung thư bàng quang là có máu trong nước tiểu. Điều này khiến nước tiểu chuyển sang màu nâu hoặc đỏ, kèm máu cục và được gọi là tiểu ra máu. Bệnh nhân còn gặp thêm một số dấu hiệu khác ít phổ biến hơn như đi tiểu nhiều lần, tiểu không kiểm soát, cảm giác nóng rát khi tiểu tiện.
Nếu ung thư bàng quang giai đoạn cuối và bắt đầu lan rộng, bệnh nhân sẽ bị đau vùng xương chậu, sụt cân bất thường, nổi hạch 2 bên bẹn và phù nề chân.
Nước tiểu màu nâu, đỏ hoặc có cục máu đông là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý về bàng quang, tiết niệu. Ảnh: Freepik.
Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai có nước tiểu màu nâu cũng đều mắc ung thư bàng quang. Nó có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm bàng quang, nhiễm trùng thận, sỏi thận, viêm niệu đạo, phì đại tuyến tiền liệt.
Mọi tế bào trong bàng quang đều có thể phát triển thành ác tính, gây ung thư. Dựa trên nơi tế bào ung thư khởi phát, bệnh được chia thành:
Ung thư biểu mô : Xảy ra ở các tế bào lót bên trong bàng quang. Các tế bào biểu mô giãn nở khi bàng quang đầy và co lại khi nó rỗng. Đây cũng là loại ung thư bàng quang phổ biến nhất tại Mỹ.
Ung thư biểu mô tế bào vảy: Loại ung thư này có liên quan tình trạng bàng quang bị kích thích mạn tính do nhiễm trùng hoặc sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài. Ung thư bàng quang tế bào vảy rất hiếm khi xảy ra tại Mỹ và phổ biến hơn ở những nơi thường xuyên có các ca nhiễm ký sinh trùng như sán. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến gây loại ung thư này.
Ung thư biểu mô tuyến: Ung thư biểu mô tuyến khởi phát trong các tế bào của tuyến tiết chất nhờn của bàng quang. Đây là loại rất hiếm khi được ghi nhận.
Ngoài tiểu ra máu, bệnh nhân bị ung thư bàng quang còn có thể đau vùng xương chậu, phù nề chân... Ảnh: Freepik.
Cách phòng ngừa
Những bệnh nhân bị ung thư bàng quang thường phải sống chung với cảm giác mệt mỏi, trầm cảm vì tình trạng đau buốt, khó chịu. Nếu phải cắt bỏ bàng quang, bệnh nhân có thể được chỉ định tái tạo hoặc dùng ống thông bên ngoài.
Ung thư bàng quang còn có thể gây rối loạn cương dương (với nam giới) và thu hẹp vùng kín (ở phụ nữ). Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống hôn nhân của bệnh nhân.
Khoảng 77% bệnh nhân sống thêm hơn 5 năm sau khi phẫu thuật, xạ hoặc hóa trị bàng quang. Khoảng 70% bệnh nhân sống trên 10 năm và 65% người trên 15 năm. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm loại bệnh và giai đoạn tiến triển của tế bào ung thư.
Theo tổ chức Ung thư Mỹ, những nhóm người sau đây có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn: Thường xuyên hút thuốc lá; có người thân từng bị bệnh; tiếp xúc nhiều với cao su, da thuộc, vật liệu in, dệt, sơn, kim loại, chất hóa học từ dầu mỏ; uống nước có hàm lượng cao asen; có tiền sử bị nhiễm trùng bàng quang; sử dụng ống thông tiểu trong thời gian dài.
Hiện nay, y học chưa tìm ra cách cụ thể để ngăn ngừa ung thư bàng quang. Do đó, chúng ta chỉ có thể giảm thiểu nguy cơ bị bệnh bằng cách xây dựng lối sống lành mạnh. Tài liệu của Mayo Clinic khuyên chúng ta không nên hút thuốc. Người hút thuốc lá có nguy cơ bị ung thư bàng quang cao gấp 4 lần bình thường.
Nếu đang tiếp xúc, làm việc trong môi trường hóa chất, bạn cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời. Bệnh càng được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ chữa khỏi càng cao.
Để giảm bớt áp lực và ảnh hưởng lên bàng quang, tiết niệu, bạn nên ăn nhiều rau, củ, quả, trái cây. Chế độ ăn uống nhiều rau xanh, trái cây sẽ giúp bổ sung chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ bị ung thư.
Nguy cơ mắc ung thư của chúng ta càng tăng khi bạn già đi. Do đó, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.
Sự thật tắm đêm gây đột quỵ Không ít người trẻ đột ngột qua đời sau khi tắm đêm khiến nhiều người tin rằng tắm muộn là nguyên nhân gây đột quỵ. Tại Việt Nam, mỗi năm ghi nhận khoảng 230.000 ca đột quỵ, trong đó 90% để lại di chứng, 50% ca bệnh tử vong. Đáng lưu ý, những năm gần đây, tỉ lệ bệnh nhân trẻ bị đột...