Điều gì xảy ra khi bạn ăn trái bơ mỗi ngày?
Đây là những lợi ích được khoa học chứng minh khi ăn loại quả béo này hằng ngày.
Trái bơ có nhiều lợi ích cho sức khỏe – SHUTTERSTOCK
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), mức tiêu thụ bơ đã tăng gấp ba lần trong vòng 20 năm qua và hiện người Mỹ đang ăn trái bơ với mức 7 pound/người mỗi năm. Một số người đang ăn nhiều hơn, họ ăn gần như mỗi ngày.
Đây là những gì sẽ xảy ra với cơ thể bạn khi bạn ăn bơ mỗi ngày, theo Eat This, Not That!
1. Có thể giảm cân
Bơ có nhiều chất xơ và chất béo không bão hòa đơn lành mạnh như chất béo có trong dầu ô liu, nên chúng có khả năng gây no. Một nửa quả bơ chứa 10 gram chất béo không bão hòa đơn và 5 gram chất xơ.
Theo một nghiên cứu trên Tạp chí Dinh dưỡng, những người trưởng thành thừa cân thêm nửa quả bơ vào bữa trưa cho biết mức độ hài lòng với bữa ăn đã tăng lên 26% và giảm ham muốn ăn 40% trong khoảng thời gian 3 giờ sau bữa ăn so với những người không ăn bơ trong bữa trưa.
Một lưu ý: Việc bổ sung quả bơ vào bữa trưa đã đóng góp thêm 112 calo vào bữa ăn.
2. Có thể ăn nhiều trái cây và rau hơn
Ăn bơ với bánh mì – SHUTTERSTOCK
Một nghiên cứu năm 2013 trên Tạp chí Dinh dưỡng đã xác định rằng những người thường xuyên ăn bơ có xu hướng hấp thụ rau, trái cây, chất xơ, chất béo không bão hòa đơn, vitamin E và K cao hơn đáng kể và tiêu thụ ít đường hơn những người không ăn bơ. Nên nhớ, ăn bơ thường xuyên không đủ để đảm bảo bạn ăn đủ trái cây và rau quả.
Video đang HOT
3. Có thể giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa
Hội chứng chuyển hóa là thuật ngữ chỉ một nhóm các vấn đề sức khỏe về tim mạch khiến bạn nguy cơ cao hơn đối với bệnh tiểu đường, bệnh tim, ung thư, bệnh thận, viêm khớp, và thậm chí là tâm thần phân liệt.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, hội chứng chuyển hóa ảnh hưởng đến khoảng 1/3 người Mỹ trưởng thành. Một nghiên cứu lớn trên 17.000 người lớn cho thấy nguy cơ phát triển hội chứng chuyển hóa ở những người ăn bơ thấp hơn 50% so với những người không bao giờ ăn chúng, theo Eat This, Not That!
4. Có thể làm tan cơn đói của mình
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng, những người tham gia ăn nửa quả bơ tươi vào bữa trưa cho biết giảm 40% ham muốn ăn trong nhiều giờ sau đó. Chỉ với 60 calo, một khẩu phần 2 muỗng canh guacamole có thể cung cấp cùng một lợi ích về cảm giác no và thậm chí còn mang lại nhiều hương vị hơn.
5. Có thể giúp giảm huyết áp
Bạn có thể biết rằng kali điều chỉnh chất lỏng trong cơ thể và nó có thể giúp giảm tác động tăng huyết áp của natri trong chế độ ăn uống. Bạn có thể biết rằng chuối là một nguồn cung cấp khoáng chất hữu ích. Nhưng bạn có biết rằng 1 cốc bơ chứa 728 mg kali, nhiều hơn 300 mg so với một quả chuối cỡ trung bình? Ngoài việc giúp thải natri ra khỏi cơ thể, kali còn làm giãn thành mạch máu, làm giảm huyết áp.
6. Có thể làm giảm cholesterol ‘xấu’ và bảo vệ tim mạch của bạn
Một nghiên cứu của các nhà nghiên cứu từ Khoa Khoa học Dinh dưỡng của Đại học Penn State đã liên kết việc ăn một quả bơ hằng ngày sẽ làm giảm mức LDL, loại cholesterol “xấu” và đặc biệt là loại LDL có hại cho tim nhất, được gọi là các hạt LDL nhỏ dày đặc.
Theo báo cáo trên Tạp chí Dinh dưỡng, khi 45 người trưởng thành béo phì hoặc thừa cân được chỉ định ba chế độ ăn giảm cholesterol tương tự trong 5 tuần, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chỉ có chế độ ăn bao gồm bơ mới làm giảm mức LDL.
7. Nạp cho bạn các sterol thực vật
Theo nghiên cứu trên tạp chí Critical Review of Food Science and Nutrition, bơ chứa phytosterol hòa tan trong chất béo cao hơn gần 20 lần so với các loại trái cây khác. Phytosterol được biết là có tác dụng làm giảm mức cholesterol LDL.
8. Có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2
Có thể có điều gì đó đặc biệt bên trong quả bơ làm cho nó đặc biệt hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh tiểu đường loại 2.
Trong một nghiên cứu trên động vật từ Khoa Khoa học Thực phẩm tại Đại học Guelph ở Canada, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một phân tử chất béo được gọi là avocatin B (viết tắt là AvoB) chỉ được tìm thấy trong quả bơ, có thể hạn chế quá trình tế bào có thể gây ra bệnh tiểu đường.
Tác giả nghiên cứu Paul Spagnulo đã viết trên tạp chí Molecular Nutrition and Food Research: Những con chuột được điều trị cho thấy độ nhạy insulin cao hơn, có nghĩa là cơ thể chúng có thể hấp thụ và đốt cháy glucose trong máu và cải thiện phản ứng của chúng với insulin, theo Eat This, Not That!
Mỗi ngày uống 2 ly trà sữa, cô gái có ngực size B tăng thành size D, mắc hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, cả bệnh ung thư vú
Kết quả kiểm tra phát hiện cô Tiên có nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe gồm bệnh huyết áp cao, đường huyết cao, được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa.
Trong chương trình "Doctor is hot", bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, khoa thận, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, chia sẻ về trường hợp cô Tiên (20 tuổi) sống tại Đài Loan.
bác sĩ Hồng Vĩnh Tường, khoa thận, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch
Cô Tiên có trọng lượng cơ thể lên tới 100kg, đi tiểu thấy hiện tượng nổi bong bóng nên đến bệnh viện khám vì lo ngại mắc bệnh Protein niệu. Kết quả kiểm tra phát hiện cô Tiên có nhiều vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe gồm bệnh huyết áp cao, đường huyết cao, được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa.
Tìm hiểu thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, bác sĩ được biết, ngay từ thời trung học, cô Tiên có cân nặng 50 - 60kg, nhưng sau đó, do thói quen uống trà sữa mỗi ngày từ 1-2 ly khiến cô Tiên có dấu hiệu nghiện đường và cân nặng tăng vọt. Mỗi ngày, nếu cô Tiên không uống trà sữa sẽ cảm thấy toàn thân bủn rủn và không thể tập trung.
trà sữa, cô gái ngực cup B tăng thành cup D, mắc hàng loạt vấn đề nghiêm trọng về sức khỏeẢnh minh họa
Cô Tiên mắc hội chứng chuyển hóa nên được bác sĩ Hồng Vĩnh Tường khuyên nên tích cực giảm cân nhưng kết quả không mấy khả quan. Cho đến ngày tái khám, cô Tiên tiết lộ dạo gần đây kích cỡ ngực tăng từ cup B thành cup D, điều này khiến bác sĩ sốc bởi điều này được xem là tình trạng bất thường. Cô Tiên được chuyển sang khoa ngoại chụp X - quang ngực, và kết quả chẩn đoán là cô Tiên mắc thêm căn bệnh ung thư vú giai đoạn 2.
Bác sĩ Hồng Vĩnh Tường cho biết: "Bệnh nhân thuộc nhóm người thừa cân, ung thư vú và thừa cân thường liên quan với nhau. Sau này, bệnh nhân sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và phải tiến hành chạy thận nhân tạo. Lo lắng bệnh nhân sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe nên tôi đã khuyên cô ấy thảo luận với bác sĩ khoa ngoại để tiến hành phẫu thuật thắt dạ dày điều trị béo phì. Sau nửa năm, bệnh nhân đã giảm 50kg và biến chứng về sức khỏe đã giảm". Bác sĩ khuyên nhủ, nếu bạn không thể giảm cân sau khi tập luyện và kiểm soát thói quen ăn uống, BMI>35 thì nên cân nhắc phẫu thuật thắt dạ dày điều trị béo phì, bởi điều này sẽ làm giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh tật.
Bác sĩ Trần Hiền Điển, khoa ngoại, bệnh viện Tri-Service General Hospital Nei-Hu Branch, khuyến cáo mọi người cần tiến hành kiểm tra ngực, nếu phát hiện khối u kì lạ thì không được xem nhẹ. Khối u lành tính thường sẽ có hình dạng tròn hoặc hình oval, góc cạnh rõ ràng. Nếu khối u có hình thù kì lạ, góc cạnh không rõ ràng thì nên đến bệnh viện kiểm tra. Nếu khối u phát triển kích thước lớn trong vòng 3 - 6 tháng thì nên đặc biệt lưu ý, thông thường khối u lành tính có kích thước nhỏ, nếu khối u vượt quá 2 - 3cm sẽ có nguy cơ biến chứng ác tính.
Hội chứng chuyển hóa bao gồm 1 nhóm các yếu tố nguy cơ tập hợp lại trên một người bệnh, bao gồm:
- Tình trạng béo bụng.
- Rối loạn lipid máu (là tình trạng rối loạn các chất béo trong máu như triglycerid máu cao, HDL-C máu thấp, LDL-C cao, tạo nên mảng xơ vữa ở thành động mạch).
- Tăng huyết áp.
- Tình trạng kháng insulin hoặc không dung nạp đường (là tình trạng cơ thể không thể sử dụng insulin và đường một cách hiệu quả).
- Tình trạng tiền đông máu như tăng fibrinogen và chất ức chế plasminogen hoạt hóa PAI-1 cao trong máu.
- Tình trạng tiền viêm (CRP tăng cao trong máu).
Phòng chống hội chứng chuyển hóa
Thể dục đều đặn 30-60 phút mỗi ngày với cường độ vừa phải như là đi bộ. Đích cần đạt là phải hoạt động thể lực mức độ vừa phải ít nhất 30 phút mỗi ngày trong hầu hết các ngày trong tuần.
Giảm cân, giảm 5-10% trọng lượng cơ thể giúp làm giảm nồng độ insulin, giảm huyết áp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Giảm cân nặng để đạt được cân nặng lý tưởng (BMI 18,5 - 22,9kg/m2).
Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế chất béo có hại, tăng cường rau hoa quả, cá và các loại hạt. Ăn ít chất béo bão hòa, ít cholesterol.
Ngừng hút thuốc lá, thuốc lá làm tăng đề kháng insulin.
Béo phì và hội chứng chuyển hóa là yếu tố nguy cơ bị cúm và COVID-19 nặng Một nghiên cứu vừa công bố trên Tạp chí Virology, một ấn phẩm của Hiệp hội Vi sinh Mỹ, cho biết hội chứng chuyển hóa làm tăng nguy cơ bị bệnh nghiêm trọng do nhiễm virus cũng như COVID-19. Ảnh:Thailand Medical News Theo các nhà nghiên cứu đến từ Trường Khoa học Y sinh St. Jude và Trung tâm Khoa học Y tế...