Điều cần biết trước khi ăn sò huyết để không bị dị ứng
Sò huyết là thực phẩm chứa rất nhiều dinh dưỡng nhưng rất dễ dị ứng nếu không ăn đúng cách.
Trong tất cả các loại như sò lông, sò dưỡng, sò vẹo thì sò huyết là loại hải sản chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, khi chứa nhiều chất đạm, nhiều khoáng, nhưng lại ít mỡ chính vì thế được nhiều người ưu chuộng và chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.
Sở dĩ sò huyết được tin dùng là do chúng có giá trị dinh dưỡng vô cùng phong phú khi có chứa nhiều magiê, kẽm, omega-3 cao, cùng nhiều khoáng chất cần thiết khác. Dẫn chứng cho thấy chỉ 100g sò huyết có thể chứa đến 81,3g moisture, 11,7g protein, 1,2g lipid, 71,2 Kcal, cùng các vitamin A, B1, B2, C và nhiều khoáng chất quan trọng nữa.
Còn theo Đông y, sò huyết được xếp là loại hải sản có tính ấm, vị ngọt, không độc hại nên có tác dụng bổ huyết, kiên vị, chuyên trị chứng huyết hư, thiếu máu, hay bệnh viêm loét dạ dày tá trạng và các vấn đề về tiêu hóa kém. Tuy nhiên, khi ăn sò huyết cần chú ý một số điều dưới đây:
Điều cần biết khi ăn sò huyết
Mặc dù có nhiều công dụng chữa bệnh, tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng ăn được sò huyết, và việc sử dụng sò huyết không đúng sẽ để lại nhiều hậu quả đáng tiếc. Vì vậy, khi ăn sò huyết cần tránh những điều sau đây:
Do sống trong bùn, nước nên nguy cơ bị nhiễm các loại vi khuẩn và virus gây bệnh cao, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, ta, e.coli, giun… Đây là nguyên nhân gây nhiêm trung tiêu hoá, ngô đôc,… Vì vậy, người có hệ tiêu hóa kém, hoặc cơ địa dị ứng tốt nhất không nên ăn.
Mức độ retinol có trong sò huyết quá cao, loại chất này còn liên quan đến dị tật bẩm sinh. Vì vậy với phụ nữ mang thai và sau khi sinh thường không khuyến khích ăn món này.
Ngoài ra, sò huyết cũng là món không được khuyến khích đối với trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, không nên cho trẻ ăn sò sớm quá vì hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, trẻ ăn sò nấu chưa kỹ rất dễ có nguy cơ bị ngộ độc.
Lưu ý: Một trong các biểu hiện thường gặp nhất khi bị dị ứng sò huyết là tình trạng tổn thương ở da như: Nổi mề đay hoặc đỏ bừng mặt, phù mạch và tình trạng nặng của bệnh chàm, hoặc hắt xì, sổ mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, tróc da tay chân, ngứa ngáy…
Ăn sò huyết đúng cách
Cách chế biến sò huyết đơn giản nhất là đặt sò huyết lên than hồng, nướng đến khi hai mảnh vỏ nứt bung ra, nước béo màu đỏ chảy ra thì lấy thịt ăn nóng với gia vị như muối, tiêu, ớt, chanh, rau răm.
Ngoài ra, sò huyết thường được chế biến thành nhiều món ăn ngon bằng cách nướng, hấp gừng, xốt me, xào chua ngọt, nấu cháo.
Tại một số quốc gia vùng Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia…, sò huyết thường được sơ chế bằng cách nhúng vào nước sôi, sau đó tách vỏ để lấy thịt. Dùng ăn với xốt chua ngọt, ngâm giấm, ướp trong nước tương hay ướp muối. Hoặc dùng thịt sò chiên, xào với các gia vị cay ấm hoặc nấu cà ri sò… đây cũng là món rất ngon miệng.
Món ngon với sò huyết
Sò huyết xào tỏi. Nguyên liệu: Sò huyết, bơ, tỏi, gia vị, rau răm. Bắt bếp cho ít dầu vào chảo nóng phi tỏi. Cho bơ vào. Rửa sạch sò huyết và để ráo. Cho sò vào xào nêm nếm gia vị và cuối cùng bỏ rau răm vào.
Sò huyết luộc sả. Nguyên liệu: Sò huyết, sả tươi, gừng. Rửa sạch sò huyết. Sả đập dập. Cho nước vào nồi, xếp sả vào, cho gừng tươi vào nấu sôi tầm 5 phút. Sau đó cho sò huyết vào, khi nào thấy sò mở miệng thì đợi tầm 5 phút nữa là tắt bếp.
Sò huyết rang me. Nguyên liệu: Sò huyết, nước me hột, đường, ớt băm, tỏi, nước mắm, hạt nêm, lạc rang. Sò ngâm trong nước với ít ớt cắt khoảng 3 giờ rồi rửa lại thật sạch và để ráo nước. Cho me ra chén, đổ 1/2 chén nước nóng, trộn đều cho me ra nước chua, lọc bỏ hột, lấy nước me. Nêm vào đó 1,5 muỗng cơm đường, trộn đều. Cho ớt và tỏi vào dầu ăn nóng phi thơm rồi cho sò vào đảo đều tay khoảng 5 phút thì rưới hỗn hợp nước cốt me vào xào đến khi nước sốt sệt lại và sò mở nắp thì nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn rồi thêm rau mùi thái nhỏ (hoặc rau răm) vào trộn đều là hoàn thành.
Sò huyết sốt chua ngọt. Nguyên liệu: Sò huyết, nước sôi, sả, hành tây, đường, muối, tương cà, ớt. Rửa sạch sò huyết. Hành tím băm phi thơm, cho sả, ớt băm và hành tây thái nhỏ vào xào thơm. Thêm tương cà vào xào, nêm đường, muối, chút nước vào rồi đun nhỏ lửa, đun hỗn hợp đến khi hơi sệt lại thì cho sò vào đảo đều và tắt bếp. Ko đảo quá lâu tránh sò huyết bị quá chín quắt lại.
2 cách nấu bún Thái ngon đơn giản nhưng lạ miệng
Bún Thái mặc dù là món ăn bắt nguồn từ xứ chùa Vàng, thế nhưng lại rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Không chỉ đơn giản, dễ làm, món ăn này còn rất dễ biến tấu để làm đa dạng thêm cho bữa ăn hàng ngày của bạn. Khám phá cách nấu bún Thái ngay sau đây.
Nguyên liệu làm bún Thái hải sản
- Bún tươi: 1 kg
Video đang HOT
- Tôm sú: 300g
- Mực ống: 300g
- Nghêu hoặc sò huyết: 1 kg
- Xương ống: 1 kg
- Nấm rơm búp hoặc nấm kim châm: 200g
- Cà chua: 3-5 quả
- Cà rốt: 1 củ
- Ớt: 3-5 trái
- Sả: 3 cây
- Gừng, riềng: 1 củ
- Tỏi: vài nhánh
- Nước cốt me: 100ml
- Các gia vị: Đường, muối, hạt nêm, nước mắm, dầu ăn, sa tế...
Các bước nấu bún Thái hải sản
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Tôm cắt phần râu, bỏ vỏ, lọc chỉ đen sau lưng, phần đầu để riêng, sau đó rửa sạch với nước rồi để cho ráo.
- Mực loại bỏ túi mực, rửa sạch với rượu trắng và nước để khử tanh, sau đó cắt thành khúc ngắn vừa miệng.
Tôm mực sau khi sơ chế
- Nghêu hoặc sò huyết mua về đem ngâm với nước vo gạo cùng vài lát ớt để nhả hết cặn bẩn và bùn đất. Rửa sạch lại lần nữa với nước rồi để cho ráo.
- Cà chua rửa sạch thái múi cau; nấm cắt bỏ phần gốc dưới rồi rửa sạch, thái nhỏ; gừng, riềng, sả làm sạch rồi băm nhỏ.
Sơ chế các nguyên liệu còn lại
Bước 2: Nấu nước dùng bún Thái
- Xương ống rửa sạch sẽ rồi cho vào nồi để tiến hành ninh lấy nước dùng. Cho thêm 1 thìa gừng và 1 thìa muối cùng với 1 lít nước và bắt đầu ninh ở lửa nhỏ khoảng 30-40 phút. Hớt bọt thường xuyên cho trong nước dùng.
- Bắc chảo lên bếp, cho dầu ăn vào rồi phi thơm tỏi, sả băm. Kế đến cho cà chua vào xào, thêm một chút nước và sa tế rồi đun với lửa vừa cho sôi.
Công đoạn nấu nước dùng bún Thái
- Khi chảo đã sôi, trút hết nguyên liệu vào nồi nước dùng xương rồi cho thêm nước cốt me, 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 2 thìa đường, 1 thìa nước mắm. Đun tiếp lần nữa đến khi nước dùng sôi thì tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thiện món ăn và thưởng thức
- Đun sôi một nồi nước, tiến hành chần bún và nấm, sau đó dùng nước đó để hấp chín các loại hải sản.
- Vớt bún vào bát tô cùng với nấm và rau ăn kèm, xếp các loại hải sản ra xung quanh. Cuối cùng chan nước dùng bún Thái vào là bạn có thể ăn được rồi.
- Bạn có thể pha thêm nước chấm hải sản để ăn kèm cho món ăn thêm phần hấp dẫn.
Bún Thái hải sản sau khi hoàn thành
2. Cách nấu bún Thái chay truyền thống hấp dẫn
Nguyên liệu làm bún Thái chay
- Bún tươi: 500g
- Đậu hũ: 200g
- Nước cốt me: 100ml
- Cà chua: 1 quả
- Dứa: quả
- Nấm rơm: 200g
- Sả: 2 cây
- Ớt: 2 trái
- Lá chanh: vài cái
- Rau sống ăn kèm: tùy chọn
- Các gia vị: Muối, đường, tiêu, hạt nêm, dầu ăn,...
Một số nguyên liệu cho món ăn
Các bước nấu bún Thái chay
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Đậu hũ rửa sạch, cắt miếng nhỏ vừa ăn sau đó đem chiên vàng đều.
- Cà chua làm sạch, thái múi cau; sả ớt băm nhỏ; lá chanh thái sợi; nấm rơm cắt bỏ phần gốc, rửa sạch rồi thái nhỏ; dứa thái nhỏ.
- Rau sống ăn kèm ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút rồi rửa sạch lại sau đó để cho ráo nước.
Cà chua thái múi cau
Bước 2: Nấu nước dùng bún Thái chay
- Cho nồi lên bếp, tiến hành phi thơm sả và ớt, sau đó cho cà chua và dứa vào để xào. Khi hỗn hợp chín và có mùi thơm, đổ thêm khoảng 800ml nước rồi cho lá chanh cắt nhỏ cho vào cùng.
Xào dứa cùng với cà chua
- Khi nước sôi, bạn thả đậu hũ chiên cùng với nấm vào, sau đó nêm thêm 1 thìa muối, 2 thìa đường, 2 thìa hạt nêm chay. Đun sôi với lửa nhỏ thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.
Bước 3: Hoàn thiện món ăn và thưởng thức
- Bún chần qua với nước sôi, sau đó cho ra bát tô. Xếp rau sống ra xung quanh cùng với đậu hũ chiên và nấm.
- Cuối cùng bạn chan nốt nước dùng bún Thái chay vào bát là đã hoàn thành món ăn rồi.
Chúc các bạn thành công với 2 cách nấu bún Thái vừa rồi!
Mời bạn đánh giá bài viết để chúng tôi phục vụ bạn tốt hơn!
Cách làm gỏi đu đủ sò huyết thanh mát, bổ dưỡng ngày hè Với vị giòn giòn của đu đủ, chua cay mặn ngọt của nước sốt và vị ngon đặc trưng của sò huyết sẽ khiến bạn muốn ăn mãi không thôi. Sò huyết là một món hải sản thơm ngon, có thể kết hợp với nhiều nguyên liệu khác nhau để cho ra các món ngon tuyệt. Xin giới thiệu món mới của đầu...