Điểm qua 5 món bánh miền Tây có màu sắc bắt mắt
Những món bánh miền Tây thơm ngon trứ danh được làm từ các nguyên liệu khác nhau, có vẻ ngoài đủ màu sắc bao giờ cũng gây ấn tượng cho thực khách gần xa.
Điểm qua 5 món bánh miền Tây có màu sắc bắt mắt
Ảnh: Khương Nha/vnexpress.
Bánh tằm chính là món ăn phải kể đến trong danh sách những món bánh miền Tây đủ sắc màu. Bánh được làm từ bột xay từ gạo của lúa một vụ, trộn thêm màu hoa đậu biếc, trái gấc, lá cẩm, trái dành dành, đem đi hấp cách thủy. Người thợ dùng tay nhào bột, tẩn mẩn se bánh tằm thành sợi nhỏ. Vì dùng tay nên cọng bánh dài ngắn khác nhau, đổi lại bánh có độ xốp, dai, mềm mà lại không bị nhão. Một số người còn bôi sáp ong lên mặt bàn để khi se bánh thì cọng luôn bóng loáng, không bị dính, giữ được vị ngọt và thơm của gạo. Khi ăn những sợi bánh đủ màu sắc sẽ tăng thêm kích thích để cho bạn thưởng thức món ăn này đấy nhé.
Ảnh: Yến Trinh/vnexpress.
Video đang HOT
Khác với những chiếc bánh xèo cỡ to bình thường, bánh xèo ngũ sắc có kích thước nhỏ hơn, chỉ vừa đủ một người ăn. Vỏ bánh là sự hòa quyện giữa bột gạo pha loãng với màu tự nhiên của rau củ như: màu xám của lá mơ, màu tím từ củ dền, vàng của củ nghệ, cam của quả gấc, màu xanh của lá dứa,… sẽ cho ra những chiếc đầy đủ màu sắc.
Khi chiên cần quét dầu xung quanh thành bánh và khi bánh chín để ráo dầu thì sẽ được vỏ bánh giòn rụm. Cắn một miếng, bạn sẽ cảm nhận được mùi bột gạo cùng hương thơm nhè nhẹ của rau củ, nhân bên trong thơm ngọt từ củ sắn, củ hũ dừa, tôm, thịt,… nóng hổi. Để ăn kèm với món bánh xèo màu sắc này, bạn có thể ăn cùng rau xà lách, các loại rau rừng, dưa chua và đặc biệt chính là nước chấm thần thánh. Nước chấm phải vừa chua vừa ngọt có vị cay nhè nhẹ khiến cho món ăn trở nên ngon hơn và đậm vị hơn.
Bánh bò
Bánh bò là một thức bánh quen thuộc cho mỗi phiên chợ sáng sớm ở miền Tây, những chiếc bánh bò núng nính, béo ngọt luôn hút khách. Bánh bò có hương thơm nồng nàn, có vị ngọt dịu, beo béo từ nước cốt dừa, là món ăn vặt quen thuộc được nhiều người dân yêu thích ở miền Tây. Từng chiếc bánh tròn nhỏ xinh xinh với nhiều màu như xanh lá của lá dứa, vàng của nghệ, tím của lá cẩm,… Khi ăn, sẽ ăn chung với nước cốt dừa sền sệt và một lớp mè rang được rải lên trên bề mặt bánh. Cái thơm béo ngậy của nước cốt dừa, bùi bùi của lớp mè hòa cùng từng lớp bột xốp mềm sẽ làm tăng thêm độ hấp dẫn của bánh.
Ảnh: @ngochoa_khuu.
Bánh tằm khoai mì
Bánh tằm khoai mì sợi từ lâu đã trở thành một thức bánh quen thuộc của người dân miền Tây. Để làm được món bánh khoai mì này phải có các nguyên liệu như khoai mì, bột năng, dừa nạo nhuyễn. Khi ăn bánh có vị ngọt nhẹ và vị béo ngậy của lớp dừa áo bên ngoài bánh. Người bán còn phủ thêm lớp đậu phộng hoặc mè rang lên trên bánh để làm dậy mùi thơm, bạn có thể chấm bánh với muối mè khi ăn. Nên có dịp về miền Tây, bạn hãy thử món bánh này để cảm nhận hết những hương vị mà nó mang lại.
Ảnh: @daethsmeli.
Bánh tét là một trong những món bánh truyền thống của người dân miền Tây vào độ “Tết đến, xuân về”. Bánh được làm từ gạo nếp dẻo, đậu xanh, thịt mỡ và trứng muối. Người làm bánh trộn nếp với màu rau củ như lá bồ ngót, lá dứa, lá cẩm và trái gấc để tăng thêm màu sắc tươi tắn, hương vị cho bánh.
Ảnh: Huỳnh Lâm/Báo Cà Mau.
Ảnh: @anhsausaigons.
Bánh cống miền Tây
Nếu có dịp về với miền Tây, hãy thử qua món bánh cống, một món ăn với cái tên thô kệch nhưng mang lại hương vị vô cùng đặc biệt.
Như đã biết, miền Tây là vùng đất nổi tiếng với các loại bánh dân gian như bánh chuối hấp, bánh tằm khoai mì, bánh da lợn, bánh bò... Bên cạnh đó, dưới bàn tay tỉ mỉ và khéo léo của các bà các mẹ từ xưa mà người miền Tây có thêm nhiều món bánh ngon hơn nữa như món bánh cống này.
Bánh cống là một món bánh chiên xèo xèo trong nồi dầu trên bếp lửa nhưng lại không giống bánh xèo, có thể cùng giống nhau ở mặt nguyên liệu nhưng cách làm và hương vị lại rất riêng biệt.
Bánh cống phải kết hợp cùng rau cuốn và nước chấm. Ảnh Vinpearl.
Bánh cống vốn là một món ăn do đồng bào Khmer tại Sóc Trăng sáng tạo ra và đó vẫn luôn là niềm tự hào của họ, đã có mặt từ lâu đời, sau đó dần dà được đem đi xa hơn ra khắp các tỉnh miền Tây rồi khu vực Sài Gòn Vũng Tàu đều thấy sự xuất hiện của bánh cống. Bánh cống theo tiếng miền Tây còn có thể gọi là bánh cóng, cái tên bánh đặc biệt giản dị như dụng cụ làm ra nó vậy, là một món đồ bằng nhôm thoạt nhìn có vẻ giống ly café nhưng có phần nhỏ và thấp hơn.
Để làm ra món bánh cống thực sự là một quy trình cầu kỳ, từ khâu chọn lọc nguyên liệu đến khi đổ bánh, chuẩn bị cực vậy đó nhưng khi ngồi thưởng thức thành quả lại vui vẻ mà quên hết mệt nhọc. Mặc dù nguyên liệu để làm ra chiếc bánh rất đơn giản, đều là nhưng thứ gần gũi ngay bên cạnh cuộc sống hằng ngày như bột gạo, đậu xanh, tôm thịt hay hành tím và các loại gia vị thông thường nhưng các công đoạn làm mới đòi hỏi sự khéo léo. Gạo xay bột phải là loại gạo mới còn thơm hương lúa ngâm trọn trong vòng 2 đêm, tôm là loại tôm thẻ tươi đem hấp cách thủy, thịt heo cần xay nhuyễn còn đậu xanh nhất định phải hấp nhừ nhưng vẫn còn nguyên hạt.
Bánh cống chiên nóng hổi, ăn bùi bùi vị đậu xanh. Ảnh riviu.
Món bánh cống dù dân dã nhưng không chỉ là một món ăn chơi mà còn được coi là món ăn ngon ngày Tết của đồng bào người Khmer nói riêng và người dân Sóc Trăng nói chung. Bánh cống được đánh giá là một món ăn cầu kỳ ngay từ khâu chuẩn bị tới chế biến bởi nhìn đơn giản vậy mà không phải ai cũng có thể làm ngon. Người làm ra chiếc bánh cống ngon là người hội tụ cả đức tính cẩn thận lẫn đôi tay khéo léo kết hợp với nhiều kinh nghiệm, phải canh bột canh lửa nếu không bánh trở nên nhão bên trong khét bên ngoài.
Sau khi pha bột xong để cho bột nghỉ có thời gian nở sẽ quay qua chuẩn bị nhân, chiếc bánh ngon nào cũng cần có sự kết hợp hài hòa của vỏ bánh và nhân bánh cả. Vỏ bánh có khi chỉ có bột gạo, nhưng sẽ ngon hơn nếu có cả đậu nành xay hòa chung hương vị càng tuyệt hơn. Nhân bánh là tôm thẻ, là thịt xay, là đậu xanh nguyên hạt hay cả củ sắn bào nhỏ trộn với nhau, có người làm sẽ chuẩn bị riêng từng nguyên liệu, có người lại xào tôm thịt chung với hành tím đặc biệt là loại hành tím Vĩnh Châu mới đủ dậy vị thơm nồng.
Món ăn rất thu hút nhiều thực khách. Ảnh Internet.
Trên chảo dầu sôi là những chiếc bánh cống có lớp dưới cùng là bột gạo trắng ngần, tiếp đến là nhân tôm thịt đậu xanh củ sắn, sau đó sẽ đổ thêm một lớp bột và trên cùng sẽ để vài ba con tôm cho đẹp mắt. Mẻ bánh ra lò thơm nức mũi, vỏ giòn tan còn bên trong béo mềm ăn kèm chén nước mắm pha chua ngọt và rổ rau rừng tươi rói thì ngon không gì bằng. Bởi vậy dù là món ăn dân dã đơn giản nhưng cũng đủ níu chân bao thực khách khó tính.
Đắm mình với hương vị và sắc màu bánh miền Tây Khi nhắc đến các món bánh ngon của miền Tây, người ta dễ bị lạc vào một "ma trận" những loại bánh không chỉ ngon về hương vị mà còn tuyệt vời về màu sắc. Tại Cần Thơ, hằng năm đều tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ, quy tựu nhiều nghệ nhân làm bánh từ khắp các tỉnh Đồng Bằng...