Đi tàu xe, máy bay trên 4 tiếng nhất định phải nhớ điều này nếu không muốn dẫn đến tử vong
Để những chuyến đi du lịch đảm bảo an toàn, các bạn hãy thực hiện theo các lời khuyên sau nhé!
Điều gì khiến bạn chỉ ngồi một chỗ trên xe cũng có thể dẫn đến tử vong?
Khi đi du lịch đường dài, nhất là những chuyến đi xa, chúng ta thường phải ngồi yên một chỗ trên tàu, xe hoặc máy bay…
Việc ngồi im tại một vị trí lâu như vậy (khoảng 4 giờ trở lên), lại trong một khoảng không gian chật hẹp có thể làm hình thành các cục máu đông trong các tĩnh mạch sâu (thường là ở chân).
Thông thường, các cục máu đông có thể tự tan, tuy nhiên trong một số trường hợp lại vô cùng nguy hiểm. Đó là khi cục máu đông bị vỡ ra, gây nên tình trạng tắc mạch phổi và dẫn tới tử vong.
Chưa dừng lại ở đó, theo GS. NGND Nguyễn Lân Việt (Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam), các cục máu đông này còn là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt các vấn đề như bệnh động mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy tim, động mạch ngoại vi, bệnh mạch máu thận…
Nên làm gì khi đi xe đường dài?
Video đang HOT
Để phòng tránh tình trạng nguy hiểm xảy ra do các cục máu đông, khi đi xe đường dài, nhất là các chuyến đi từ 4 giờ trở lên, các bạn nên thực hiện theo các lời khuyên sau:
- Khi ngồi trên xe, các bạn nên vận động tay chân thường xuyên. Cứ sau 30 – 40 phút, bạn nên đứng lên đi lại, di chuyển để tránh việc hình thành các cục máu đông.
Nếu việc di chuyển bị hạn chế, chúng mình hãy vươn vai, duỗi thẳng tay chân và thay đổi tư thế.
- Những người có nguy cơ bị đông máu hoặc gia đình có người có tiền sử với bệnh này thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước đó để có các biện pháp phòng ngừa.
*Một số trường hợp có nguy cơ bị đông máu: người cao tuổi, béo phì, mới phẫu thuật hoặc thương tích, sử dụng các loại thuốc ngừa thai chứa estrogen, sử dụng liệu pháp thay thế hormone, phụ nữ mang thai và mới sinh con xong, mắc bệnh ung thư hoặc điều trị ung thư trong thời gian gần, khả năng di chuyển bị hạn chế, suy tĩnh mạch, người đang sử dụng thuốc chống đông máu…
- Bên cạnh đó, theo lời khuyên của GS Nguyễn Lân Việt, chúng ta cũng nên tạo cho mình một lối sống lành mạnh, thường xuyên vận động, ăn uống đủ chất, tránh ăn quá nhiều chất béo và đường, tránh căng thẳng, stress, thường xuyên kiểm tra sức khoẻ…
Theo Trí Thức Trẻ/soha
6 dấu hiệu cảnh báo cục máu đông nguy hiểm
Khi cục máu đông hình thành ở các tĩnh mạch sâu sẽ rất nguy hiểm, đặc biệt khi chúng di chuyển đến phổi, nguy cơ tử vong cao.
(Ảnh minh họa)
Khi bị thương, bạn cần máu đông lại để ngăn chặn chảy máu. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể hình thành khi không cần thiết; điều này không tốt cho cơ thể, nhất là khi chúng xuất hiện ở những tĩnh mạch sâu gần cơ. Khi đó chúng có thể gây đau đớn và rất nguy hiểm. Kiểu huyết khối này được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Chúng làm cản trở sự lưu thông máu trong cơ thể.
Theo Prevention, sẽ càng nguy hiểm hơn, nếu cục máu đông này di chuyển đến phổi, dẫn đến tình trạng tắc nghẽn phổi, nguy cơ tử vong cao.
Sưng một bên chi
Một bên cẳng chân hoặc cánh tay sưng húp là một trong những dấu hiệu phổ biến của chứng nghẽn mạch máu. Cục máu đông có thể làm nghẽn dòng lưu thông máu ở chân và máu đổ về phía sau cục máu đông, gây tình trạng sưng tấy.
Đau chân hoặc tay
Nếu đau do bị tắc nghẽn mạch máu thường có thêm các dấu hiệu khác như sưng tấy, đỏ; tuy nhiên đôi khi chỉ cần triệu chứng này. Cơn đau do cục máu đông có thể dễ nhầm với chuột rút hay căng cơ.
Nó đau nhiều hơn khi bạn đi bộ hoặc nhấc chân lên.
Vết đỏ xuất hiện trên da
Bạn có thể nhìn thấy sự thay đổi màu sắc như vết bầm tím nhưng thường là những vệt đỏ. Chứng nghẽn tĩnh mạch gây ra đỏ ở chân, tay bị tổn thương, khiến bạn có thể cảm thấy ấm khi chạm vào tay hoặc chân.
Đau ngực
Khi thấy đau ngực, bạn có thể nghĩ đến cơn đau tim, nhưng nó cũng có thể là dấu hiệu của chứng thuyên tắc phổi (cục máu đông đã di chuyển đến phổi). Tuy nhiên cơn đau do chứng thuyên tắc phổi có xu hướng dữ dội hơn, nhất là khi bạn hít thật sâu. Dù trường hợp nào thì bạn cũng cần gọi cấp cứu ngay.
Khó thở hoặc tim đập nhanh
Cục máu đông ở trong phổi có thể làm chậm dòng ôxy của bạn. Khi ôxy ở mức thấp, tim của bạn sẽ đập nhanh hơn để bù đắp cho sự thiếu hụt này. Khi cảm nhận được sự rung động trong lồng ngực và gặp khó khăn khi hít thở sâu thì đó là dấu hiệu cảnh báo bạn có thể bị thuyên tắc phổi.
Ho không rõ nguyên nhân
Nếu không thể ngừng ho, kèm thêm khó thở, tim đập nhanh hoặc đau ngực thì đó có thể là dấu hiệu của chứng thuyên tắc phổi. Thường bạn sẽ bị ho khan nhưng một vài người có thể ho ra chất nhày hoặc máu.
Hà An
Theo vnexpress.net
Trẻ uống bia, dù chỉ là 1 ngụm nhỏ, sức khỏe cũng có thể bị tàn phá khủng khiếp Cho trẻ thường xuyên uống bia rượu dù chỉ là một ngụm nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ, chức năng gan và thận... Đã có trường hợp trẻ tử vong chỉ vì bị người lớn "chuốc" uống bia, rượu (Ảnh minh họa). Trẻ tử vong, mất trí vì được người lớn tập cho uống bia, rượu Hình...