Đi nắng về, uống liên tiếp 2 chai nước lạnh giải khát, người đàn ông nôn ra máu do mắc hội chứng này
Lúc nhập viện, ông Lăng trong tình trạng nguy kịch, mặt trắng bệch, chân tay ướt đẫm mồ hôi lạnh.
Một người đàn ông họ Lăng sau khi đi nắng về, ông đã uống liên tiếp 2 chai nước lạnh giải khát. Sau đó, ông Lăng bắt đầu có biểu hiện buồn nôn, nôn ra máu, nhức đầu, kiệt sức. Lúc nhập viện, ông Lăng trong tình trạng nguy kịch, mặt trắng bệch, chân tay ướt đẫm mồ hôi lạnh.
Bác sĩ Lâm, khoa Nội tiêu hóa, bệnh viện Zhengzhou No.1 People’s Hospital, tiến hành nội soi phát hiện niêm mạc thực quản của bệnh nhân tổn thương và xuất huyết, hay còn gọi là hội chứng Mallory Weiss. Sau khi tiến hành phẫu thuật và cầm máu, tình trạng của bệnh nhân đã ổn định và xuất viện.
Bác sĩ Lâm cho biết: “Bệnh nhân sau khi đi nắng về liền uống nước lạnh, do uống quá nhanh, quá vội khiến dạ dày không kịp thích ứng gây ra ôn ói, thậm chí là rách niêm mạc tâm vị. Thật may là bệnh nhân đến bệnh viện điều trị kịp thời, nếu không hậu quả thật khó lường”.
Hội chứng mallory weiss là gì?
Hội chứng mallory weiss là vết rách ở lớp niêm mạc của thực quản. Tình trạng thường xảy ra ở nơi giao giữa thực quản và dạ dày. Rách niêm mạc tâm vị là bệnh không lây truyền cho người khác và thường tự khỏi trong khoảng 10 ngày mà không cần các điều trị đặc biệt nào.
Triệu chứng thường gặp:
- Buồn nôn, nôn mửa dữ dội hoặc nôn ra máu.
Video đang HOT
- Phân có lẫn máu.
- Đau bụng.
Nguyên nhân gây hội chứng mallory weiss là gì?
- Nôn dữ dội và kéo dài làm cho cơ vòng thực quản trên không được nghỉ ngơi.
- Ho kéo dài.
- Chấn thương ở ngực hoặc bụng.
- Bị viêm dạ dày.
Những ai thường mắc phải hội chứng mallory weiss?
Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh. Tuy nhiên, hội chứng mallory weiss phổ biến ở nam giới hơn nữ giới và hầu hết những người uống nhiều rượu có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bạn có thể hạn chế khả năng mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ.
Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc hội chứng mallory weiss bao gồm:
- Nghiện rượu trong thời gian dài.
- Ho hoặc ngáy nặng.
- Mắc chứng cuồng ăn (bulimia).
- Từng phẫu thuật tái tạo tim hoặc phổi.
Theo Kankanews/Helino
Sửng sốt nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng chết trong đau đớn
Gia Cát Lượng là nhân vật nổi tiếng lịch sử Trung Quốc. Cái chết của nhà quân sự tài ba thời Tam Quốc này khiến nhiều người thương tiếc. Nguyên nhân khiến Gia Cát Lượng tử vong được xác định là do ông mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Gia Cát Lượng (181 - 234) là nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà quân sự nổi tiếng thế giới. Cuộc đời của Gia Cát Lượng được công chúng biết đến nhiều thông qua tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa".
Sinh thời, Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, hiệu Ngọa Long tiên sinh, là một nhân vật có khả năng "hô mưa gọi gió" của Thục Hán thời Tam Quốc. Gia Cát Lượng có nhiều công lao giúp triều đình Thục Hán tồn tại và phát triển trong bối cảnh tình hình các nước vô cùng rối ren.
Là bậc quân sư tài ba của Thục Hán, Gia Cát Lượng qua đời vào năm 234. Khi ấy, ông 54 tuổi. Với những công lao to lớn đối với triều đình Thục Hán, Hoàng đế Lưu Thiện phong Khổng Minh làm Trung Vũ Hầu.
Nguyên nhân cái chết của Gia Cát Lượng được biết đến là vì ông mắc bạo bệnh. Theo đó, nhiều người không khỏi tò mò căn bệnh nào đã đoạt mạng bậc quân sư lưu danh thiên cổ của nhà Thục Hán.
Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu, ghi chép lịch sử, bao gồm cả tiểu thuyết "Tam quốc diễn nghĩa" của La Quán Trung và phát hiện những căn bệnh khiến Gia Cát Lượng qua đời.
Cụ thể, các chuyên gia phát hiện Gia Cát Lượng khiến sức khỏe suy sụt nghiêm trọng là do làm việc quá nhiều trong khi thời gian nghỉ ngơi rất ít.
Việc ăn uống, nghỉ ngơi không điều độ, khoa học trong suốt thời gian dài khiến Khổng Minh rơi vào trạng thái mệt mỏi, tinh thần sa sút. Theo đó, ông mắc bệnh về đường tiêu hóa.
Có tài liệu còn ghi chép rằng Khổng Minh thường nôn ra máu. Các chuyên gia suy đoán đây là triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày giai đoạn cuối. Chưa hết, Khổng Minh thường ngất xỉu được cho là bằng chứng về việc hạ đường huyết, thiếu máu.
Gia Cát Lượng luôn trăn trở ngày đêm về tình hình chiến sự nhằm tìm ra những mưu kế xuất sắc để giải quyết vấn đề của nước nhà nên thường ở trong tâm trạng lo lắng, căng thẳng, thậm chí là u uất.
Những căn bệnh này đã khiến sức khỏe Gia Cát Lượng yếu đi trông thấy trong những năm cuối đời. Cuối cùng, ông qua đời vì những căn bệnh nguy hiểm do không được điều trị tận gốc.
Theo Tâm Anh/kienthuc.net.vn
Bố mẹ sợ chết khiếp khi thấy con trai 2 tuổi nôn ra máu vì căn bệnh hiếm gặp ở trẻ nhỏ Khi bệnh nhi đang nằm trên giường bệnh thì bất ngờ em nôn ra máu khiến bố mẹ hoảng sợ. Tiểu Đồng (2 tuổi) sống tại Đài Loan, có dấu hiệu đau bụng sốt cao trong khoảng thời gian dài nên được bố mẹ đưa vào phòng cấp cứu. Bác sĩ Ngô Xương Đằng, Khoa Cấp cứu nhi, Bệnh viện Linkou Chang Gung...