Đến Phú Yên thưởng thức “bánh hỏi lòng heo”
Phú Yên không chỉ thu hút bởi những cảnh đẹp thiên nhiên của vùng đất “đầy nắng và gió” mà còn lôi cuốn du khách bởi nền ẩm thực đa dạng và phong phú.
Một trong số đó là bánh hỏi lòng heo Phú Yên, món bánh dân dã nhưng được chế biến vô cùng tinh tế này được nhiều du khách ưa thích khi đặt chân đến đây.
Bánh hỏi lòng heo Phú Yên là sự hòa quyện mới mẻ giữa bánh hỏi và lòng heo, mang lại trải nghiệm ẩm thực thú vị cho du khách. Món bánh hỏi có giá bình dân được nhiều người dân ưa thích, tuy nhiên ít ai biết được món ăn này lại là một đặc sản của tỉnh Phú Yên.
Bánh hỏi lòng heo là sự kết hợp giữa bánh hỏi trắng ngần cùng đĩa nội tạng luộc gồm các thành phần như tim, gan, dồi, lòng… đã trở thành một món ăn quen thuộc với không chỉ người dân địa phương mà khách du lịch đến đây cũng không thể nào bỏ qua.
Bánh hỏi lòng heo Phú Yên chuẩn vị là sự kết hợp giữa bánh hỏi, lòng heo, nước mắm chấm cùng rau sống, tạo nên một món ăn mang hương vị riêng của Phú Yên
Để làm bánh hỏi, bột gạo phải được chọn từ loại gạo đã sạch để có màu trắng sữa. Gạo sau khi xay được trộn thành bột, quấy trong chảo nóng cho đến khi khối bột gạo đặc lại. Công đoạn tiếp theo được coi là kì công nhất khi người chế biến phải đổ khối bột đã chín vào một khuôn nén. Sợi bánh nén từ khuôn có kích thước lớn hơn sợi chỉ một chút, được khéo léo hứng trên một chiếc rế tre chuyển động nhịp nhàng để sợi bánh thành dây. Bánh hỏi sau khi hấp lại được cắt thành miếng, trộn cùng dầu hẹ để có độ bóng và ngậy.
Video đang HOT
Tiêu chuẩn của một đĩa bánh hỏi ngon là cọng bánh phải nhỏ bằng que tăm tre, các miếng bánh không bị rời ra hay vón cục, khi ăn không thấy bở và cảm nhận được vị ngọt của bột gạo, vị béo của dầu dừa và mùi thơm của rau hẹ.
Nước chấm đậm vị và rau sống là thứ không thể thiếu của món ăn này
Thịt và lòng heo được chọn từ những con heo mới được làm thịt. Và một bước quan trọng không kém là công đoạn pha chế nước mắm để có thể thưởng thức bánh hỏi lòng heo trọn vẹn hương vị nhất. Món ăn chẳng cần bày biện cầu kì, một đĩa bánh hỏi lòng heo đầy ắp không thể thiếu bánh hỏi, lòng heo, rau sống và nước chấm đậm vị. Tất cả tạo nên hương vị độc đáo cho món ăn này.
Thịt và lòng heo được chọn từ những con heo mới được làm thịt
Muốn lòng và thịt ngọt ngon, có độ giòn thì sau khi vớt thịt khỏi nồi nước sôi lập tức thả ngay vào một tô nước đá được chuẩn bị sẵn.
Điều đặc biệt của bánh hỏi lòng heo Phú Yên đó là thường được ăn kèm một tô cháo nóng hổi. Cháo được nấu loãng cùng với huyết, thịt băm và nội tạng heo. Bên cạnh đó, ăn kèm bánh hỏi không thể thiếu các loại rau sống, cà chua xanh và chuối chát non được xắt lát mỏng,
Bánh hỏi lòng heo Phú Yên thường ăn kèm cùng tô cháo nóng hổi
Người dùng khi thưởng thức sẽ cảm nhận được độ trong mát, mịn màng của bánh hỏi làm từ gạo ngon, tiếp đến là vị ngọt của thịt, độ dai của lòng, sau đó là hương thơm của các loại rau ăn kèm và nét chấm phá chính là vị nước chấm đậm đà.
Nếu có dịp đến xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh”, hãy thử thưởng thức bánh hỏi lòng heo và cùng khám phá những món đặc sản Phú Yên đã tạo nên nét ẩm thực đặc sắc của vùng đất này.
Món mì có tên lạ lùng là đặc sản Sóc Trăng
Món mì có tên lạ lùng là đặc sản Sóc Trăng. Ai đã đến Sóc Trăng mà chưa thưởng thức qua món ăn này thì coi như chưa biết đến ẩm thực của người dân nơi đây.
Nhờ vị trí địa lý, Sóc Trăng là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa. Điều đó thể hiện qua nền ẩm thực đa dạng, có những món ăn bắt nguồn từ cộng đồng người Hoa. Một trong số đó là món mì sụa.
Món mì có cái tên lạ lùng này có những điểm khác biệt so với các loại mì khác. Những sợi mì được làm từ đậu nành, cọng mì có màu vàng óng và lớn hơn bình thường, được nhiều du khách yêu thích khi ghé thăm Sóc Trăng.
Thêm một điểm khác biệt nữa, đó là có hai loại mì sụa: mì mặn và ngọt. Mì sụa mặn thì dùng để làm mì xào hoặc chiên, còn mì ngọt sẽ dùng để nấu chè. Tùy khẩu vị từng người nhưng thông thường, mọi người sẽ thích mì sụa mặn hơn.
Mì sụa ngọt được dùng nấu chè cùng với trứng gà luộc. Món lạ lùng của người Sóc Trăng này sẽ có vị ngọt thanh rất lạ miệng, thường được nấu trong các bữa tiệc liên hoan, sinh nhật. Theo người dân địa phương chia sẻ, màu đỏ của lòng đỏ trứng gà tượng trưng lời chúc may mắn, trọn vẹn và bình an.
Còn đối với mì mặn, sợi mì tươi sẽ được trụng sơ qua trong nước nóng rồi xào chung với nhiều loại rau, nấm cùng các loại hải sản, thịt heo, gà và chấm với chén nước tương hoặc nước mắm pha chanh ớt tùy theo khẩu vị. Mì sụa xào sẽ hớp hồn những ai lần đầu nếm thử, cái dai dai, giòn giòn của sợi mì tươi hòa cùng vị béo, ngọt của thịt và hải sản. Một tô mì sụa sẽ có kèm theo một bát nước dùng. Nước dùng thường được hầm chung với giò heo và nêm nếm các loại gia vị như lá ngò, hành phi, tiêu xay, hành lá... để dậy mùi thơm, khiến người ăn cảm thấy đậm đà hơn.
Đối với người Sóc Trăng, mì sụa là món ăn quen thuộc cho bữa sáng. Đặc sản này vừa ngon, vừa rẻ mà lại đầy đủ dinh dưỡng cho một ngày làm việc.
Hiện nay các quán ăn trong thành phố đều có bán món này như tiệm mì Thúy, Hiệp Lợi, chợ trung tâm thanh phố... Hoặc bạn có thể mua mì sợi tươi về chế biến theo cách riêng của mình.
Món ăn Việt Nam thuộc loại ngon nhất thế giới Báo du lịch The Travel (Canada) vừa công bố danh sách 10 quốc gia có món ăn ngon nhất thế giới, trong đó có Việt Nam. Theo The Travel, mỗi quốc gia đều có những món ăn độc đáo, nhưng nổi bật là những món ngon nhất do độc giả bình chọn. Sau đây là những quốc gia trên thế giới có món...