Đề xuất dự án 10 tỉ đồng hỗ trợ trẻ tự kỷ tại Việt Nam
Tại buổi tọa đàm “Vấn đề trẻ em tự kỷ ở VN” do Bộ LĐ-TB-XH và Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức ngày 19.4, ông Hoàng Văn Tiến, Giám đốc Quỹ bảo trợ trẻ em VN, đề xuất dự án “Nâng cao nhận thức về tự kỷ ở trẻ em VN”.
Shutterstock
Dự án dự kiến được thực hiện trong 60 tháng (từ năm 2018 – 2022) với tổng kinh phí 10 tỉ đồng từ nguồn xã hội hóa.
Video đang HOT
Dự án nhằm thực hiện các mục tiêu nâng cao nhận thức về trẻ em tự kỷ, đồng thời tuyên truyền vận động cộng đồng cùng tham gia vào các hoạt động can thiệp, hỗ trợ trẻ em tự kỷ, từ đó tạo cơ sở đề xuất chính sách cho trẻ em tự kỷ ở VN.
Hiện VN chưa có con số nghiên cứu chính thức về số lượng trẻ mắc chứng tự kỷ, nhưng theo bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, thống kê sơ bộ của Bộ LĐ-TB-XH, cả nước có khoảng 200.000 người mắc chứng tự kỷ và thực tế số lượng trẻ được chẩn đoán và điều trị ngày càng tăng từ năm 2000 đến nay.
Theo thanhnien.vn
Hải Dương: Tổ chức đối thoại giữa CBQL, giáo viên với học sinh mỗi học kỳ
Sở GD&ĐT Hải Dương vừa có văn bản tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn trường học. Trong đó yêu cầu tổ chức ít nhất 1 buổi toạ đàm, đối thoại giữa CBQL, giáo viên với học sinh trong nhà trường mỗi học kỳ.
Ảnh minh họa/internet
Cùng với đó, lắng nghe, tôn trọng, sẵn sàng đối thoại giữa CBQL, giáo viên với học sinh, giữa cán bộ quán lý với giáo viên để kịp thời nắm bắt thông tin, tâm tư, nguyện vọng và các vướng mắc phát sinh, giải quyết thấu đáo với mục tiêu tốt nhất cho học sinh, giáo viên.
Áp dụng các biện pháp phù hợp để khuyến khích, động viên học sinh mạnh dạn bộc lộ suy nghĩ, trình bày quan điểm về các hoạt động giáo dục của nhà trường, về văn hoá ứng xử giữa thầy cô giáo với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Báo cáo thời gian, địa điểm tổ chức tọa đàm, đối thoại giữa cán bộ quản lý, giáo viên với học sinh trong nhà trường về Sở GD&ĐT (qua phòng Chính trị, tư tưởng) để kịp thời nắm bắt và cử cán bộ cùng tham gia toạ đàm, đối thoại.
Nhấn mạnh tăng cường nền nếp, kỷ cương, an ninh trong trường học, Sở GD&ĐT cũng lưu ý nghiêm cấm việc sử dụng điện thoại trong giờ học. Tăng cường giáo dục kỹ năng cho học sinh sử dụng mạng xã hội một cách có văn hóa và đúng quy định.
Không để cha mẹ học sinh hay những người không có nhiệm vụ tự ý vào nhà trường, bộ phận thường trực phải báo cáo và đăng ký lịch với lãnh đạo nhà trường khi có công dân liên hệ công tác. Phát hiện và xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân gây mất an ninh, an toàn trường học. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho nhà giáo vào học sinh trong nhà trường.
Thiết lập, công khai đường dây nóng của nhà trường để tiếp nhận và kịp thời xử lý các thông tin liên quan đến an ninh, an toàn trường học và bạo lực học đường.
Lập Phương
Theo giaoducthoidai.vn
Thư viện sáng tạo từ nguồn xã hội hóa "Thư viện tuy không rộng rãi, khang trang, đầy đủ trang thiết bị nhưng đây là công sức, sự sáng tạo của thầy, cô giáo và cả phụ huynh, đồng nghiệp trên địa bàn huyện ủng hộ, giúp đỡ..." - cô giáo Nguyễn Thị Phương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Trung Đồng (huyện Tân Uyên, Lai Châu) chia sẻ. Ngôi trường nào...