Để phòng tránh nguy cơ đột quỵ
Lối sống thiếu lành mạnh, ăn uống thiếu khoa học, không cân bằng đầy đủ các loại dưỡng chất, lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ.
Xây dựng một chế độ ăn hợp lý để phòng tránh các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu… là biện pháp hiệu quả để hạn chế nguy cơ đột quỵ
Ảnh minh họa
Theo đó, người dân nên:
- Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, sữa đậu nành.
- Ăn nhiều loại rau củ quả, các loại đậu, ngũ cốc.
- Ăn nhiều loại thịt trắng, hải sản, trứng; hạn chế ăn các loại thịt đỏ.
- Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên xào, thức ăn nhanh.
- Hạn chế các loại đồ ngọt, thực phẩm chứa nhiều đường.
- Không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, nước tăng lực.
Cùng với chế độ dinh dưỡng khoa học, người dân cũng cần rèn nếp sinh hoạt lành mạnh. Theo đó:
- Tăng cường tập thể dục hằng ngày, hoặc ít nhất 4 lần/ tuần, mỗi lần khoảng 30 phút. Việc tập thể dục giúp tăng cường tuần hoàn máu, nâng cao sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
- Không tắm đêm, thức khuya: Việc tắm đêm có thể khiến cơ thể bị lạnh, các mạch máu co lại, dẫn đến đột quỵ. Do đó, nên tắm trước 20h. Tương tự, việc thức khuya kéo dài có thể làm tổn thương mạch máu, gây đột quỵ.
Video đang HOT
- Bỏ thói quen muốn hạ nhiệt cơ thể nhanh: Vừa đi nắng về lập tức tắm ngay, uống nước lạnh hoặc giảm điều hòa xuống nhiệt độ thấp, tắm quá nhiều lần trong ngày, uống quá nhiều nước hoặc tắm ngay sau khi vừa tập thể dục mạnh… bởi đó đều là những thói quen không tốt.
Những hành động này có thể khiến cơ thể bị sốc nhiệt, giãn tĩnh mạch, giảm huyết áp, dễ dẫn đến thiếu máu não – nguyên nhân chính gây nên đột quỵ và tử vong.
Những người dễ bị đột quỵ
Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là tình trạng y tế nghiêm trọng đe dọa tính mạng của người mắc.
Tổ chức Y tế Thế giới thống kê đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 sau bệnh lý tim mạch và ung thư. Việt Nam mỗi năm có thêm 200.000 người mắc, 104.000 ca tử vong vì nguyên nhân này.
Các cơn đột quỵ thường đến bất ngờ, dễ gây tử vong nếu nạn nhân không được cấp cứu kịp thời. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), 2 nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ là thiếu máu cục bộ và xuất huyết.
Trong đó, thiếu máu cục bộ là nguyên do của 85% các trường hợp. Đây là trường hợp xảy ra khi các cục máu đông gây tắc động mạch, gián đoạn quá trình đưa máu lên não. Nó xảy ra khi chất béo lắng đọng trong động mạch vỡ ra và di chuyển đến não hoặc lưu lượng máu kém do nhịp tim không đều, tạo thành các cục máu đông.
Đột quỵ có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi, giới tính, nhóm người nào. Ảnh: Freepik.
Nhóm người có nguy cơ cao
Theo Hopkins Medicine , bất kể độ tuổi, giới tính nào cũng có nguy cơ bị đột quỵ. Tuy nhiên, khả năng đó tăng dần nếu chúng ta nằm trong nhóm nguy cơ cao.
Người bị cao huyết áp
Huyết áp từ 140/90 có thể gây hỏng động mạch cung cấp máu lên não. Người bị huyết áp cao còn dễ bị các bệnh về mạch máu, tim, não. Bệnh có thể dẫn đến những khiếm khuyết, hình dạng bất thường trong mạch máu. Chỉ cần sự thay đổi huyết áp lớn, các mạch máu - vốn đã bị tổn thương - sẽ vỡ ra, gây nên các cơn đột quỵ bất ngờ.
Người bị bệnh tim
Đây là nhóm có nguy cơ cao thứ 2 trong số những người dễ bị đột quỵ. Một số bệnh lý về tim mạch gồm có rung nhĩ, nhồi máu cơ tim, suy tim... Đây cũng nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho những người sống sót sau cơn đột quỵ.
Tiểu đường
Đái tháo đường là bệnh mạn tính và diễn tiến âm thầm. Điều nguy hiểm nhất của bệnh nhân mắc tiểu đường đó là các biến chứng tim mạch, tổn thương dây thần kinh, mắt, thận...
Mạch máu của bệnh nhân tiểu đường dễ bị tổn thương, khiến nguy cơ đột quỵ ở những người này cao gấp 2-4 lần so với nhóm bình thường.
Người có tiền sử bị thiếu máu cục bộ thoáng qua
Các cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua (TIAs) còn được gọi là đột quỵ ngắn. Bệnh nhân có triệu chứng như đột quỵ nhưng không kéo dài. TIAs đặc trưng bởi các cơn đột quỵ nhỏ kéo dài vài phút đến 24 giờ do nơi cấp máu lên não tạm thời bị gián đoạn. Tình trạng này không gây ảnh hưởng nghiêm trọng ngay khi nó xảy ra nhưng lâu dài, nó là dấu hiệu cảnh báo các cơn đột quỵ trong tương lai.
Những người có tiền sử bị thiếu máu cục bộ thoáng qua có nguy cơ đột quỵ cao gấp 10 lần so với nhóm còn lại.
Các cơn thiếu máu thoáng qua là cảnh báo nguy cơ bị đột quỵ trong tương lai. Ảnh: Freepik.
Cholesterol trong máu cao
Cholesterol cao là thủ phạm hủy hoại các lớp áp trong của mạch máu khắp cơ thể, đặc biệt ở tim, não. Mức Cholesterol cao cũng gây xơ cứng động mạch do tích tụ mảng bám, tăng nguy cơ máu bị đóng cục, cản trở việc cung cấp máu lên não.
Người nghiện thuốc lá, rượu bia
Hút thuốc đã được chứng minh là thủ phạm khiến các cơn đột quỵ dễ ghé thăm bạn. Một nghiên cứu cho thấy nhóm hút thuốc lá dưới 11 điếu/ngày có khả năng bị đột quỵ cao gấp 46% so với người không hút. Nếu một người hút 2 gói thuốc/ngày, nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần.
Tương tự, những người uống hơn 2 ly rượu/ngày sẽ làm tăng huyết áp và dễ dẫn tới tai biến mạch máu não.
Lạm dụng thuốc
Lạm dụng các thuốc tiêm tĩnh mạch dễ khiến cơ thể hình thành các cục máu đông. Cocaine và chất kích thích tiêm thẳng vào mạch máu dễ gây đau tim, sốc phản vệ, đột quỵ.
Gia đình có tiền sử bị đột quỵ
Nếu gia đình có người thân từng bị đột quỵ, nguy cơ gặp tình trạng này của bạn cao hơn nhóm còn lại. Ngoài ra, nếu đã từng bị các cơn tai biến mạch máu não, khả năng tái phát rất dễ.
Đột quỵ cũng thường xảy ra ở nam giới hơn. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới tử vong vì tình trạng này nhiều hơn nam. Từ tuổi 55 trở đi, cứ sau 10 năm, khả năng bị đột quỵ của một người tăng gấp đôi.
Nguyên tắc F.A.S.T nhận biết người bị đột quỵ. Đồ họa: Fluidfirstaid.
Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ
Nhận biết sớm người bị đột quỵ và xử trí kịp thời là chìa khóa then chốt cứu sống nạn nhân. CDC khuyến cáo cách phát hiện người bị đột quỵ dựa trên nguyên tắc F.A.S.T.
Khuôn mặt (Face): Yêu cầu người đó mỉm cười. Miệng của người bị đột quỵ thường lệch sang một bên, nếp nhăn mũi - má mờ, mắt sụp. Một số bệnh nhân bị liệt cơ mặt, không thể cười hoặc cử động miệng bình thường.
Cánh tay (Arm): Yêu cầu người đó giơ cả hai cánh tay lên cao. Người bị đột quỵ thường không thể nhấc cả hai tay lên do yếu, liệt cơ tay.
Lời nói (Speech): Biểu hiện thứ 3 của người bị đột quỵ đó là rối loạn ngôn ngữ, nói khó, nói lắp. Do đó, chúng ta có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản.
Thời điểm (Time): Khi gặp những triệu chứng trên, cần gọi cấp cứu ngay. Người bệnh cần ghi nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với nhân viên y tế.
Để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, các chuyên gia khuyên chúng ta nên có chế độ ăn lành mạnh, khoa học; tập luyện thể thao thường xuyên; kiêng chất kích thích. Đột quỵ là bệnh có khả năng tái phát cao. Do đó, mỗi người cần chú ý những thay đổi của sức khỏe, thường xuyên kiểm tra cơ thể theo nguyên tắc F.A.S.T nhằm phát hiện bệnh kịp thời.
Thiền 15 phút mỗi ngày có thể giúp kéo dài tuổi thọ Thiền là một cách rất hiệu quả để tránh tử vong sớm do các bệnh lý tim mạch. Các nhà khoa học cho biết. Vào mùa lạnh, mọi người thường ngại vận động, kết hợp với đại dịch COVID-19 khiến nhiều người không muốn đi ra ngoài. Việc giảm hoạt động thể chất này ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Các chuyên gia...