Để đảm bảo an toàn cho bé bố mẹ nên biết
Khi con bị ngã từ trên giường xuống đất, 90% bố mẹ có hành động sai lầm gây nguy hiểm cho con.
Theo phản xạ tự nhiên khi nhìn thấy con bị ngã, rất nhiều ông bố bà mẹ ngay lập tức bế con dậy. Tuy nhiên, đây lại là hành động có thể gây nguy hiểm cho con đấy bố mẹ ạ.
Trẻ nhỏ rất hiếu động, nghịch ngợm, thích khám phá xung quanh, đôi khi bản thân chúng cũng chưa nhận thức được việc sự nguy hiểm nên chỉ cần một chút bất cẩn, lơ là của người lớn là lũ trẻ có thể bị ngã. Trường hợp thường xuyên gặp nhất là trẻ ngã từ trên giường xuống đất…
Theo phản xạ tự nhiên, khi thấy con ngã là các ông bố bà mẹ thường hốt hoảng, không giữ được bình tĩnh và lập tức bế con dậy để đung đưa, vỗ về, dỗ cho bé nín khóc sau đó mới xem bé có bị thương ở đâu hay không. Tuy nhiên, hành động này của bố mẹ lại có thể khiến con gặp nguy hiểm. Bởi khi bố mẹ chưa biết tình trạng của con sau khi bị ngã ra sao mà đã vội bế bé lên có thể sẽ làm vết thương của bé nặng hơn.
Video hướng dẫn cách xử trí khi trẻ không may bị ngã trên giường xuống đất.
Thay vì vội vã bế con dậy, bố mẹ hãy làm những điều sau đây để đảm bảo an toàn cho bé:
Bình tĩnh và quan sát con 15 giây
Khi con không may bị ngã, bố mẹ hãy kiểm tra kỹ xem trên cơ thể con có vế thương nào không rồi mới nhẹ nhàng bế con lên.
Nếu trẻ bị thương ở phần cổ hoặc lưng, bố mẹ tuyệt đối không được bế trẻ lên. Hãy đảm bảo trẻ nằm ở tư thế thẳng và không di chuyển. Sau đó, bố mẹ lập tức bấm số gọi cứu thương.
Nếu chân tay của trẻ không thể hoạt động, bố mẹ chạm nhẹ vào là con khóc thét, lúc đó có thể bé bị gãy xương hoặc trật khớp. Bố mẹ hãy bế trẻ ở tư thế cố định để đưa bé đến bệnh viện, trong lúc di chuyển, động tác của bố mẹ cần nhẹ nhàng, tránh gây thêm thương tổn cho trẻ.
Nếu may mắn trẻ không bị thương nặng sau cú ngã mà chỉ bị sưng tấy hoặc vết thương ngoài da, bố mẹ có thể dùng đá lạnh để chườm vết sưng tấy của trẻ, dùng bông, vải sạch để cầm máu với vết thương ngoài da. Nếu bé tỉnh táo và không có triệu chứng nào bất thường, mẹ có thể yên tâm.
Ngoài ra, bố mẹ cũng không nên bôi dầu gió cho con vì sẽ khiến tình trạng vết thương nặng hơn. Một số mạch máu nhỏ khi bị day sẽ làm máu chảy liên tục.
Theo dõi con chặt chẽ sau khi bị ngã
Nên giữ bé tỉnh táo trong ít nhất 1h sau khi bị ngã, và có thể cho con ngủ một giấc ngắn sau đó, nhưng không quá 20 phút. Bố mẹ cần quan sát liệu trẻ có xuất hiện những dấu hiệu nguy hiểm như: ngủ mê man, nôn ói, nôn ra máu, sắc mặt trắng bệch, hôn mê… thì bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến bệnh viện khám.
Sau khi bị ngã đập đầu xuống đất, dù không phải chấn thương sọ não nhưng nhiều bé vẫn bị nôn ói từ 1- 2 lần. Vì vậy, trong 1-2 giờ đầu sau khi bé ngã, mẹ chỉ nên cho bé uống nước hoặc bú mẹ, không nên cho bé ăn thức ăn dạng rắn, đặc.
Lưu ý để phòng tránh việc trẻ bị ngã
- Người lớn phải luôn quan sát trẻ nhỏ, nên lắp thêm thanh chắn quanh giường để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Không sử dụng chăn, gối… để kê làm hàng rào chắn vì trẻ nhỏ rất hiếu động, chúng sẵn sàng bò qua gối, đệm chắn để tìm đường ra ngoài và càng làm chúng dễ bị ngã hơn.
- Không để đồ chơi ở xa tầm với của trẻ khiến bé phải di chuyển, với tay để lấy đồ chơi dễ làm trẻ bị hẫng và ngã.
- Ở khu vực xung quanh giường không nên bày biện đồ vật dễ vỡ hoặc nguy hiểm. Bố mẹ cần trải xốp hoặc thảm dày, đệm để trong trường hợp trẻ bất cẩn bị ngã thì vết thương cũng sẽ giảm nhẹ.
- Khi bé lớn hơn, hãy dạy con cách leo lên và leo xuống giường an toàn.
Trẻ ở nhà dài ngày, bố mẹ cần đề phòng với những món đồ có thể đe dọa tính mạng con ngay trong nhà dưới đây
Phụ huynh cần hết sức thận trọng với những món đồ trong gia đình này, bởi nó có thể gây sát thương cho các bé vốn dĩ hiếu động và thích khám phá.
Có lẽ khoảnh khắc hạnh phúc nhất trong cuộc đời mỗi người mẹ là được bế trên tay đứa con bé bỏng. Người mẹ nào cũng mong muốn giành những điều tốt đẹp nhất cho con. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc phải làm thế nào để bảo vệ con một cách tốt nhất, giúp con tránh khỏi những tổn thương không mong muốn. Thế nhưng những sự cố bất ngờ lại có thể tiềm ẩn ngay trong chính căn nhà của chúng ta. Trẻ có thể cầm, nắm, giật... bất cứ thứ gì trong tầm với của chúng mà không hề biết việc làm đó nguy hiểm thế nào.
Mẹ cần tuyệt đối lưu ý 10 mối nguy hiểm tiềm ẩn đáng lo ngại nhất đối với trẻ nhỏ mà hầu như nhà nào cũng có sau đây:
1. Các ổ điện và các thiết bị điện tử
Ổ điện là nơi khám phá yêu thích của mọi đứa trẻ.
Trẻ nhỏ luôn hiếu kì, đặc biệt là những thứ trong tầm với. Chính vì thế trẻ có thể nhét bất cứ thứ gì vào ổ điện, hay những thiết bị điện như điện thoại, quạt điện đều có thể là đồ chơi mà trẻ rất thích. Trẻ không hề biết rằng các vật dụng đó ẩn chứa mối nguy hiểm nghiêm trọng.
Mẹ cần đảm bảo tất cả các thiết bị này đã được ngắt khỏi nguồn điện và để xa tầm với của bé. Một gợi ý khác là hãy mua những chiếc lưới phủ lồng quạt chuyên dụng để tránh việc con vô tình cho tay vào khi quạt đang quay. Ngoài ra, dùng nút che ổ điện để bảo vệ con khỏi những nguy hiểm không mong muốn cũng là điều cần làm.
2. Đồ nội thất và cầu thang
Chuyển hết đồ nội thất ra khỏi ngôi nhà hoặc dẹp bỏ cầu thang là điều không thể, nhưng cha mẹ hãy nhớ bọc các cạnh sắc, nhọn của đồ đạc bằng vải mềm, hoặc có những miếng bọc chuyên dụng, chỉ cần mua và dán vào các góc, cạnh của bàn ghế, rất tiện lợi và an toàn cho trẻ. Trẻ nhỏ ở tuổi tập đi, tập chạy, hay kể cả trẻ lớn đi học mẫu giáo thì việc ngã va vào bàn ghế vẫn là điều không thể tránh khỏi.
Còn cầu thang thì tốt nhất bố mẹ nên dùng thanh chắn cầu thang để trẻ không tự trèo lên hoặc xuống được, tránh trường hợp ngã cầu thang, vô cùng nguy hiểm.
3. Tiền xu
Đây là vật cầm rất vừa tay trẻ và bố mẹ phải hết sức lưu ý vì con có thể cho vào miệng bất cứ khi nào. Phản ứng nhai và nuốt vật này có thể gây tắc đường thở, nguy hiểm xảy ra chỉ trong nháy mắt và để lại hậu quả khôn lường.
4. Sản phẩm tẩy rửa
Nhà nào cũng sử dụng nhiều loại hóa chất khác nhau.
Tất cả các sản phẩm dùng để vệ sinh cá nhân như kem đánh răng, dầu gội đầu, sữa tắm hay các chất tẩy rửa như nước rửa chén, bột giặt và các sản phẩm có chứa hóa chất đều nên được cất gọn gàng vào các tủ có khóa, ngăn kéo, để lên trên cao, để trẻ không thể với được. Nếu không may nuốt phải những hóa chất này, hoặc bị dính vào mũi, mắt thì trẻ rất dễ bị ngứa, dị ứng thậm chí bỏng.
5. Các sản phẩm của vật nuôi
Nếu nuôi thú cưng trong nhà, mẹ hãy cẩn thận với các dụng cụ như bát, đĩa, thức ăn của chúng. Tất cả đồ dùng dành riêng cho vật nuôi đều nên được cất vào tủ có khóa hoặc cất trên cao, tránh trường hợp trẻ ăn nhầm phải loại thức ăn này. Hơn nữa con vật cũng cần tắm rửa thường xuyên, cho chúng đi vệ sinh vào nơi hợp lí để trẻ luôn có một môi trường trong lành, sạch sẽ để vui chơi, bố mẹ nhé.
6. Rác thải
Mẹ nên chuẩn bị những loại thùng đựng rác mà trẻ không dễ dàng mở ra được, vì trẻ con chưa thể ý thức và nhận biết được thùng rác bẩn và chứa nhiều vi khuẩn có hại đến mức nào. Chưa kể trẻ còn có thể nhặt lên, nghịch hoặc đưa rác bẩn vào miệng.
7. Thuốc
Nhiều gia đình có thói quen tiện tay để thuốc uống bất cứ chỗ nào trong nhà. Nhưng hãy cẩn trọng vì trẻ nhỏ có thể vô tình nuốt phải vì trẻ nghĩ đó là kẹo, hoặc đơn giản là phản ứng cho đồ vật vào miệng thì sẽ rất nguy hiểm cho trẻ.
8. Các vật sắc nhọn
Kéo, dao, dao rọc giấy và các vật sắc nhọn phải được cất cẩn thận trên cao để trẻ không thể với được. Trẻ chưa biết hết độ nguy hiểm của chúng và cũng chưa có phản ứng cẩn trọng đề phòng với những vật dụng này, thế nên tốt nhất là bố mẹ nên cất hết những vật dụng sắc nhọn ở những nơi an toàn.
9. Đồ dễ cháy
Tất cả các đồ dùng dễ bắt lửa như diêm, bật lửa, nến, ga đều phải được cất kĩ, cẩn thận và tuyệt đối không để con chơi đùa với những món đồ này. Nếu không thì ngay cả người lớn cũng chẳng thể tưởng tượng ra được hậu quả sẽ khôn lường tới chừng nào.
10. Một vài vật dụng khác
Trẻ có thể làm vỡ bát đĩa và những mảnh vỡ dễ dàng gây ra vết thương cho trẻ.
Bát, đũa, thìa sau khi sử dụng thì nên được dọn ngay, tránh để trẻ nghịch làm vỡ hoặc vô tình chọc vào miệng, vào người. Các loại bình hoa, tượng trang trí hoặc tranh treo trong nhà cũng nên được treo lên cao hoặc đặt lên cao, tránh trường hợp bé làm vỡ rất dễ làm bé bị thương.
Bố mẹ nên nên ghi nhớ rằng những năm tháng đầu đời là quãng thời gian rất quan trọng với con để con phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Ở độ tuổi này con rất hiếu kì, muốn được cầm nắm, chạm, tìm hiểu tất cả mọi thứ con thấy. Chính vì vậy, bố mẹ nên thực sự lưu ý những vậy dụng tiềm ẩn nguy hiểm trên để con được lớn lên thật an toàn.
Phương Nguyễn
Ca mổ cấp cứu hy hữu Ngày 4-6, Bệnh viện Sản-Nhi An Giang vừa mổ cấp cứu trường hợp bệnh nhi rất hy hữu sau 2 ngày bị thương tích. Mảnh kính hình tam giác găm vào trán cháu bé Nguyễn Minh H. đã 2 ngày, nhưng không được phát hiện Đó là bé Nguyễn Minh H. (sinh năm 2015, ngụ xã Nhơn Mỹ, Chợ Mới) nhập viện trong...