Dây thần kinh của bạn có thể đang gặp vấn đề nếu xuất hiện những dấu hiệu sau
Nếu bạn băn khoăn không biết dây thần kinh của mình có đang gặp vấn đề gì hay không thì những dấu hiệu dưới đây sẽ là câu trả lời dành cho bạn.
Cơ thể con người chứa hàng tỷ dây thần kinh. Các dây thần kinh này giống như những cành cây lan ra khắp cơ thể, truyền tải các thông điệp trở lại “thân cây” – não và tủy sống của bạn. Khi mọi thứ diễn ra suôn sẻ, não sẽ nhận được những thông tin cần thiết giúp bạn nhận biết cơn đau và duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, khi chúng bị tổn thương, mọi hoạt động của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn. Nếu gặp phải một trong số các dấu hiệu dưới đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay vì rất có thể, dây thần kinh của bạn đang gặp vấn đề.
Cảm thấy chân tay tê nhức, ngứa ran hoặc bỏng rát
Cảm giác này có thể bắt đầu từ bàn tay hoặc bàn chân rồi lan dần lên cánh tay hoặc cẳng chân của bạn. Việc các dây thần kinh giác quan bị chèn ép (chủ yếu trong khi ngủ) là hiện tượng xảy ra khá phổ biến. Các triệu chứng như tê hoặc ngứa trong trường hợp này có thể chỉ xuất hiện tạm thời. Nhưng đừng chủ quan nếu cảm giác tê nhức và châm chích ở chân hoặc tay vẫn không chịu biến mất. Rất có thể, đây là dấu hiệu cho thấy dây thần kinh của bạn đang gặp vấn đề.
Khó cử động một bộ phận nào đó trên cơ thể
Nếu các dây thần kinh vận động bị ảnh hưởng thì tình trạng tay chân cử động yếu hoặc tê liệt sẽ thường xuyên xảy ra. Các triệu chứng tương tự xuất hiện tại các bộ phận khác cũng có thể chỉ ra một số vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn cần được đi khám và chẩn đoán ngay. Nếu chần chừ, dây thần kinh của bạn rất có thể sẽ phải đối mặt với những tổn thương nghiêm trọng hơn.
Cơn đau chạy dọc một bên chân
Cảm giác đau đớn dai dẳng, bỏng rát hoặc hoặc ngứa ran liên tục từ phần dưới lưng chạy xuống phía sau chân có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị đau thần kinh tọa. Đây là hiện tượng xuất hiện khi dây thần kinh hông bị chèn ép hoặc tổn thương trong quá trình vận động. Ảnh hưởng từ những căn bệnh như thoát vị đĩa đệm và tiểu đường cũng có thể gây nên các tác động xấu tới dây thần kinh này.
Video đang HOT
Đột nhiên “vụng về” hơn mọi ngày
Đừng phớt lờ nếu bạn nhận thấy rằng gần đây mình thường xuyên tự ngã đột ngột, mặc dù đã cố gắng đi đứng cẩn thận. Rất nhiều trường hợp, khi dây thần kinh trung tâm điều khiển khả năng cảm nhận bị tổn thương thì khả năng phối hợp hoạt động giữa các bộ phận trong cơ thể cũng sẽ kém đi. Do đó, việc bạn khó nhận biết được vị trí đi đứng của mình dẫn đến ngã là hệ quả tất yếu. Ngoài ra, một số căn bệnh như Parkinson, căn bệnh khiến các tế bào thần kinh trong não của bạn bị tổn thương, cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn trở nên “vụng về” bất thường.
Đi tiểu nhiều
Bạn có thể nhận biết tình trạng tổn thương của dây thần kinh thông qua các hiện tượng như đi tiểu nhiều lần, khó tiểu. Nếu bạn là phụ nữ mang thai sinh con tự nhiên hoặc mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ bàng quang gặp trục trặc do hệ thống dây thần kinh có vấn đề sẽ cao hơn người bình thường.
Cảm thấy đau đầu dữ dội như bị điện giật
Các cơn đau đầu dữ dội, ngắt quãng có thể là hậu quả cho thấy bạn đang mắc chứng đau dây thần kinh khi một dây thân kinh ở cổ bị chèn ép. Bạn có thể cần được phong bế thần kinh, một phương pháp điều trị tạm thời ngăn chặn cơn đau do các dây thần kinh tổn thương gây ra.
Đổ mồ hôi quá nhiều hoặc quá ít
Đổ mồ hôi qua nhiều hay quá ít có thể là một dấu hiệu cho thấy dây thần kinh truyền thông tin từ não đến tuyến mồ hôi của bạn đã bị tổn thương. Trong trường hợp này, bạn cần được xét nghiệm để đo lượng mồ hôi tiết ra và nhịp tim.
Bị thương vì không thể cảm thấy nguy hiểm đến gần
Các dây thần kinh giác quan sẽ truyền tín hiệu để não nhận biết những mối nguy hiểm theo một cách nào đó. Nhưng nếu quá trình này gặp trục trặc, bạn sẽ gặp tai nạn. Khi bạn gặp chấn thương do không nhận ra mình đang tiếp xúc với các vật nguy hiểm, hãy ngay lập tức kiểm tra sức khỏe của dây thần kinh.
Nguồn: Prevention
Theo Helino
Ghép đầu người: Bệnh nhân tỉnh lại sẽ phát điên?
Bác sĩ người Italia tuyên bố đã ghép đầu thành công vào một xác chết, nhưng ghép đầu người sống và khôi phục lại toàn bộ chức năng là thách thức lớn chưa từng có.
Ảnh minh họa.
Theo Live Science, bác sĩ phẫu thuật thần kinh Sergio Canavero tuần trước tuyên bố đã ghép thành công đầu người chết. Ca phẫu thuật thử nghiệm kéo dài 18 tiếng, với sự giúp đỡ của các cộng sự người Trung Quốc.
Bác sĩ Canavero dự kiến sẽ sớm thử nghiệm kỹ thuật ghép đầu người ngay trên người sống. Tuyên bố này đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều của giới khoa học và y khoa.
Nhiều người tỏ ra hoài nghi về tham vọng của bác sĩ Canavero. "Bước đột phá mang ý nghĩa lịch sử này chỉ là trò bịp bợm", Arthur Caplan, giáo sư sinh học tại Trung tâm Y tế Langone, thuộc Đại học New York, Mỹ nói.
Ông Caplan là người giúp xây dựng hệ thống phân phối nội tạng, phục vụ các ca cấy ghép. Theo lời giáo sư Mỹ, kỹ thuật ghép đầu người chưa thể thành công với tầm hiểu biết hiện tại của con người.
"Chúng tôi có chương trình ghép mặt ở Đại học New York. Ngay cả ghép mặt đã đặt ra thách thức rất lớn", ông Caplan giải thích. "Chúng tôi phải dùng đến thuốc ức chế hệ miễn dịch để cơ thể không phản ứng với việc cấy ghép".
"Ghép đầu còn đặt ra thách thức lớn gấp hàng ngàn lần, cần dùng nhiều hơn thuốc gây ức chế miễn dịch. Người ghép đầu sẽ không sống được lâu vì sự đào thải và nhiễm bệnh", ông Caplan nói.
Bác sĩ Canavero dự kiến sẽ ghép đầu người sống vào tháng tới.
Một vấn đề khác là sự khác biệt về sinh hóa giữa cái đầu và thân xác người hiến tặng. Đầu người được cấy ghép có thể không bao giờ tìm lại được ý thức.
"Ghép đầu không giống như việc thay bóng đèn", ông Caplan giải thích. "Nếu đưa phần đầu và bộ não vào một cơ thể mới, với hệ thần kinh mới, người được ghép đầu có tỉnh lại cũng phát điên đến chết".
Bên cạnh đó, một ca ghép đầu thành công đòi hỏi bác sĩ phải nối lại được vô số dây thần kinh, mạch máu, cột sống và tủy sống từ cái đầu khỏe mạnh, ghép với thân xác người hiến tặng.
Theo ông Caplan, điều thực tế mà bác sĩ Canavero nên hướng tới là kỹ thuật khôi phục tủy sống, dây thần kinh và mạch máu.
"Nếu ông ấy biết cách chữa dây thần kinh, giúp chúng hoạt động trở lại, đây là điều mà những người mắc bệnh luôn mơ ước", ông Caplan nói. "Có hàng triệu người như vậy trên thế giới. Họ muốn lại được đi lại, được kiểm soát cơ thể. Đó mới là điều bác sĩ Canavero nên hướng đến".
Bác sĩ Canavero và các cộng sự người Trung Quốc thuộc Đại học Harbin, hiện chưa công bố báo cáo khoa học chi tiết về ca ghép đầu hồi tuần trước.
Năm 2016, bác sĩ Canavero từng ghép đầu khỉ thành công nhưng con vật chỉ sống được khoảng 20 giờ. "Nếu muốn thành công trên người, trước hết ông ấy phải giúp con vật sống được 1-2 năm trước đã".
Trong quá khứ, phát xít Đức cũng từng tìm cách ghép đầu người trong các trại tập trung Auschwitz. "Điều này hết sức tàn bạo và là công thức dẫn đến thảm họa", ông Caplan nói.
Theo Danviet
Đâu là nguyên nhân khiến đầu bé trai ở Thanh Hóa căng mọng như bóng nước? Cả người bé chỉ khoảng 20kg nhưng đầu nặng đến 15kg, căng mọng như quả bóng nước. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh quái ác này? Bé Đoàn được mẹ chăm sóc con trai tại bệnh viện Nhi trung ương những ngày qua Những ngày gần đây dư luận đặc biệt quan tâm tới trường hợp bé trai Bùi Trung...