Đây là những thực phẩm ngon hơn cơm, lại không dễ béo, chị em hoàn toàn có thể sử dụng thay thế mà không sợ tăng cân
Nếu đang cố gắng giảm cân, bạn có thể lựa chọn những thực phẩm nhẹ nhàng hơn để không tích mỡ.
Gạo là nguồn lương thực chính trong khẩu phần ăn của người Việt và các quốc gia Đông Nam Á. Chúng giúp no lâu và cung cấp năng lượng trong cả một ngày dài. Tuy nhiên, gạo (đặc biệt là gạo trắng) có thể không phù hợp với nhu cầu ăn kiêng của một số nhóm người. Ví dụ, những người đang cố gắng ăn ít carbs hoặc calo hơn.
Nếu thuộc nhóm người này, bạn có thể lựa chọn những thực phẩm nhẹ nhàng hơn để không tích mỡ, một số món trong chúng thậm chí còn sở hữu hương vị hấp dẫn hơn gạo, có thể trở thành thực phẩm thay thế gạo lý tưởng.
4 thực phẩm được công nhận là rất tốt để giảm cân, có thể thay thế gạo
1. Yến mạch
Yến mạch là sản phẩm tốt nhất, nên được nhắc đến đầu tiên trong danh sách giảm cân. Theo QQ, hàm lượng protein và khoáng chất trong yến mạch nhìn chung cao hơn so với gạo.
Mặc dù hàm lượng carbohydrate trong bột yến mạch tương tự như gạo, nhưng nó lại giàu chất xơ hơn, giúp hấp thụ nước tốt hơn, vì vậy nó có cảm giác no lâu hơn. Ngoài ra, yến mạch cũng rất giàu vitamin B1 – thứ mà trong gạo trắng chứa không nhiều. Chúng cũng có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư đại tràng.
Tuy nhiên, ăn yến mạch cũng có thể là một “cái bẫy” gây tăng cân nếu như bạn ăn chúng với nhiều loại trái cây. Ngoài ra, nhiều người còn biến tấu yến mạch thành yến mạch chiên, bổ sung trái cây sấy khô chứa nhiều đường… đây đều là những cách ăn gây tích mỡ nhanh.
Để đạt được hiệu quả giảm cân, tốt nhất bạn nên chọn yến mạch nguyên chất. Ăn cháo yến mạch là một cách ăn lành mạnh được khuyên dùng.
2. Khoai lang
So với gạo, khoai lang có hàm lượng caroten cao hơn. Số lượng chất xơ lớn trong chúng có thể thúc đẩy nhu động đường tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.
Khoai lang có lượng calo ít hơn cả khoai tây, cơm trắng… Ngoài ra, lượng đường tự nhiên trong khoai lang có thể thẩm thấu từ từ vào máu, tạo ra nguồn năng lượng cho cơ thể, chúng tạo cảm giác no lâu, giảm cảm giác thèm ăn vặt… Nghiên cứu cho thấy thay vì hàng ngày ăn từ 1 đến 2 chén cơm, bạn hãy thay bằng 1-2 củ khoai lang có thể giảm 20-25% lượng calo nạp vào cơ thể.
Lưu ý, hàm lượng tinh bột trong khoai lang rất cao và kết cấu chắc, những bạn thường bị khó tiêu không nên ăn quá nhiều một lúc.
3. Ngô
Video đang HOT
Giống như gạo, ngô có thành phần chủ yếu là cacbohydrate. Thực phẩm này được người Maya sử dụng làm lương thực chính từ ba nghìn năm trước. Ngô không chỉ là loại ngũ cốc tuyệt vời trong việc làm chậm quá trình lão hóa, chống ung thư, làm đẹp da mà còn rất tốt cho những ai đang muốn giảm cân. Trong ngô chứa nhiều chất xơ, ít chất béo nên bạn không lo bị tích tụ mỡ trên cơ thể.
Lưu ý: Khi chọn ngô là lương thực chính, nên kết hợp với một số thức ăn giàu protein như thịt, sữa, trứng, đậu nành, … vì hàm lượng protein trong ngô tương đối thấp.
4. Các loại đậu
Đậu đỏ, đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu xanh… là những loại đậu có chứa hàm lượng carbohydrate cao, lượng protein vừa phải và một lượng nhỏ chất béo. Không giống như đậu tương (đậu nành), hàm lượng carbohydrate của chúng lên tới 55% -65%, có thể thay thế một phần gạo.
Do chứa nhiều protein và chất xơ nên đậu nhìn chung sẽ giúp no lâu hơn. Nếu chị em sử dụng đậu thay thế cơm trong một thời gian sẽ thấy không chỉ tăng dinh dưỡng mà bạn còn kiểm soát được cơn thèm ăn tốt.
Nếu không thể từ bỏ cơm, bạn nên ăn như thế nào để không tăng cân?
Dù sao đi chăng nữa, cơm vẫn là thực phẩm chính mà chúng ta tiêu thụ từ khi sinh ra, vì vậy để từ bỏ chúng vĩnh viễn là điều không thể xảy ra. Hơn nữa, việc giảm ăn cơm, tinh bột có thể gây nên rối loạn chuyển hóa.
PGS.TS. Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực phẩm – trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho biết: “Ă n quá nhiều cơm có thể làm chúng ta béo lên. Tuy nhiên, nếu bạn kết hợp với việc tập thể dục đều đặn, phù hợp thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, cân nặng hợp lý.
Hơn nữa việc ăn cơm tăng cân nhiều hay không còn phụ thuộc vào tình trạng cơ thể của từng người. Những người ít vận động nhưng khả năng tiêu hóa lại tốt khi ăn cơm sẽ tăng cân rất nhanh, ngược lại có người ăn nhiều cơm mà không thể béo lên được”.
Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, nếu sợ ăn cơm có thể làm tăng cân, bạn nên ghi nhớ một số lưu ý sau đây:
1. Có thể uống nước hoặc nước canh trước khi ăn cơm
Bạn hãy uống nước (hoặc nước canh) trước khi ăn bởi khi đang nói, nước sẽ có tác dụng hoà loãng dịch vị dạ dày và làm giảm cảm giác thèm ăn.
2. Không nên ăn cơm tối quá muộn
Thời điểm tốt nhất để ăn là 6-7 giờ tối. Nếu ăn quá muộn, thức ăn sẽ không được tiêu hóa hết và làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, chưa kể còn làm tăng gánh nặng lên hệ tiêu hóa. Ngoài ra, ăn muộn cũng khiến năng lượng bị tích trữ quá nhiều, khiến bạn tăng kích cỡ vòng bụng và tăng cân nhiều hơn.
3. Tập thể dục nhẹ sau khi ăn cơm
Để tránh tăng cân, chị em nên tăng cường vận động. Đặc biệt là vào buổi sáng vì nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục vào sáng sớm sẽ giúp hiệu quả giảm mỡ đạt tối đa, thậm chí là gấp 3 lần so với các thời điểm khác. Bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng 20 phút trước khi ngủ trưa, khoảng 10 phút trước khi đi ngủ buổi tối để cơ thể được thư giãn và tiêu hao tối đa năng lượng của cơm.
GS dinh dưỡng trả lời: Làm thế nào để đánh giá cơ cấu khẩu phần ăn đã hợp lý chưa?
Bạn cần tính toán xem tỷ lệ của ba nguồn dinh dưỡng chính là năng lượng-carbohydrate (50% -65%), chất béo (20% -30%) và chất đạm (15% -20%) có phù hợp hay không?
Làm thế nào để đánh giá xem cơ cấu khẩu phần ăn đã hợp lý chưa
Theo tài liệu "Hướng dẫn chế độ ăn uống cho cư dân Trung Quốc" cho biết, cấu trúc chế độ ăn uống đề cập đến mô hình (cấu trúc) trong chế độ ăn uống của một người cần đến sự đa dạng, số lượng, tỷ lệ và tần suất tiêu thụ của từng loại thực phẩm trong chế độ ăn.
Cấu trúc chế độ ăn uống do Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc thiết kế cho người dân là một mô hình chế độ ăn uống cân bằng.
Việc tuân theo mô hình này có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe của những người khỏe mạnh ở các độ tuổi và mức năng lượng khác nhau ở mức độ cao nhất.
Theo quan niệm dinh dưỡng hiện đại cho rằng, cơ thể con người cần có sự hấp thụ cân bằng của 7 chất dinh dưỡng: protein, carbohydrate, chất béo, vitamin, khoáng chất, nước và chất xơ.
Nói một cách sinh động hơn, tình trạng dinh dưỡng của một người giống như một thùng gỗ được bao quanh bởi 7 tấm gỗ.
Sức chứa của thùng gỗ tương đương với trạng thái khỏe mạnh.
Các chất dinh dưỡng do chế độ ăn cung cấp quyết định chiều cao của tấm gỗ. Dung lượng trong thùng gỗ phụ thuộc vào chiều cao của tấm ván ngắn nhất.
Theo chuyên gia dinh dưỡng nổi tiếng Trung Quốc - giáo sư Trương Văn Hồng (Zhang Wenhong) lần đầu tiên nhấn mạnh tầm quan trọng của cấu trúc khẩu phần ăn, có lẽ do hiểu biết về chế độ ăn uống và dinh dưỡng của một số người vẫn còn bế tắc ở chỗ "thức ăn nào ngon thì ăn nhiều", "người ốm ăn món này nhanh khỏe thì mình cũng nên ăn theo", "tổ tiên chúng ta đã ăn uống như vậy thì chúng ta vẫn có thể ăn như thế"...
Từ những suy nghĩ đơn giản đó mà dẫn đến mức độ nhận thức rời rạc, bỏ qua cơ cấu khẩu phần ăn tổng thể có khoa học và hợp lý, và có thiếu sót về dinh dưỡng.
Cách đánh giá chế độ ăn của trẻ có hợp lý hay không có thể bắt đầu từ những khía cạnh sau:
1, Phân tích cơ cấu thực phẩm:
Cơ cấu và số lượng khẩu phần có đáp ứng các hướng dẫn về chế độ ăn hay không, đặc biệt là ngũ cốc nguyên hạt, rau sẫm màu, sữa và đậu có đáp ứng yêu cầu hay không.
Trong thời gian có dịch, cần đặc biệt chú ý đến ngũ cốc nguyên hạt và rau sẫm màu, chứa nhiều vitamin và chất phytochemical giúp trẻ duy trì khả năng kháng bệnh bình thường.
2, Phân tích nguồn năng lượng:
Tính toán xem tỷ lệ của ba nguồn dinh dưỡng chính là năng lượng-carbohydrate (50% -65%), chất béo (20% -30%) và chất đạm (15% -20%) có phù hợp hay không trong việc phân bổ nguồn thực phẩm và khẩu phần ăn.
Trong thời kỳ dịch bệnh, tỷ lệ cung cấp năng lượng của protein có thể được tăng lên 20%, và tỷ lệ cung cấp năng lượng của carbohydrate và chất béo có thể được giảm xuống một cách tương đối thích hợp.
3, Phân tích nguồn protein:
Protein từ động vật và đậu nành có nhiều hơn 1/2 hay không và tỷ lệ protein chất lượng cao có hợp lý hay không.
4, Phân tích nguồn cung cấp chất dinh dưỡng:
Các chất dinh dưỡng chính do chế độ ăn cung cấp có đáp ứng được các yêu cầu của khẩu phần ăn hay không và nguồn thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng chính như canxi và sắt có phù hợp hay không.
Ví dụ, theo khẩu phần dinh dưỡng, nếu một đứa trẻ 10 tuổi, lượng protein cần thiết mỗi ngày là khoảng 50g, theo tỷ lệ phân bổ năng lượng và chất dinh dưỡng của ba bữa ăn 3: 4: 3, bữa sáng chiếm khoảng 30%. Nó là 15g.
Theo Bảng dinh dưỡng thực phẩm của Trung Quốc, protein của sữa là 3g / 100ml, protein của trứng là 13g / 100g, thì một cốc sữa 250ml có thể cung cấp khoảng 7g protein và một quả trứng 50g có thể cung cấp khoảng 6g protein, cộng với protein có trong thực phẩm chủ yếu có thể đạt được mục tiêu tiêu thụ là 15g protein.
Hạt chia và thực hư việc hỗ trợ giảm cân hiệu quả Trong số các nguyên liệu sử dụng hàng ngày có những tác dụng về hỗ trợ giảm cân, hạt chia là một trong những nguyên liệu có nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ hàng đầu. Hạt chia có công dụng làm no và rất giàu chất xơ nên có thể khiến cơ thể cảm thấy no lâu, từ đó, nhu cầu cần...