Đây là những nguyên nhân không ngờ khiến con gái đột nhiên bị mất kinh
Nếu kỳ kinh nguyệt tháng này của bạn không đến đúng như dự tính thì có thể là do một số nguyên nhân tiềm ẩn sau.
Mỗi tháng, con gái đều phải đối mặt với kỳ kinh nguyệt đầy “sóng gió”. Tuy nhiên, một số người còn gặp phải tình trạng kinh nguyệt thất thường, không đến theo đúng dự tính. Việc đột nhiên mất kinh có thể là do chính những thói quen mà bạn thường hay mắc phải, từ đó làm ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản. Do đó, cùng tìm hiểu 5 nguyên nhân tiềm ẩn khiến con gái đột nhiên bị mất kinh trong kỳ kinh nguyệt để khắc phục ngay từ bây giờ nhé!
Chán ăn, hay bỏ bữa
Khi cơ thể bạn không được cung cấp đủ dinh dưỡng thì hormone estrogen sẽ không được sản xuất đủ, từ đó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng mất kinh nguyệt. Vậy nên, bạn cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình và ăn đủ các bữa trong ngày để giúp cơ thể cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết.
Căng thẳng quá mức
Video đang HOT
Tình trạng căng thẳng, mệt mỏi có ảnh hưởng không nhỏ đến vùng dưới đồi. Đây là nơi có nhiều hormone giúp điều tiết chu kỳ kinh nguyệt. Thế nên, hãy điều chỉnh lại công việc trong ngày của mình, hạn chế gặp căng thẳng, áp lực, lo âu mỗi ngày để tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, tránh nguy cơ mất kinh đột ngột.
Tương tự như căng thẳng, nếu cơ thể bạn phải hoạt động quá mức thì lượng estrogen sẽ sụt giảm, từ đó gây ra hiện tượng mất kinh đột ngột. Tốt nhất, khi gần đến kỳ kinh nguyệt, bạn nên hạn chế tập luyện, giữ tinh thần luôn thoải mái, lạc quan, tránh vận động quá mạnh để kinh nguyệt đến bình thường.
Tuyến giáp gặp vấn đề
Tuyến giáp nằm trên vùng cổ của bạn, và nó cũng tương tác rất nhiều với các cơ quan khác trong cơ thể. Vậy nên, khi bạn bị mất cân bằng tuyến giáp thì nó sẽ gây ra các ảnh hưởng không nhỏ tới chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là gây mất kinh.
Lạm dụng các phương pháp tránh thai
Hiện tượng mất kinh đột ngột cũng có thể là do việc lạm dụng các phương pháp tránh thai quá nhiều. Vòng tránh thai, que cấy dưới da, thuốc tránh thai… đều có thể làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt của bạn. Do đó, bạn nên ngừng các phương pháp tránh thai trong vòng vài tháng để kinh nguyệt dần trở lại trạng thái ổn định.
Theo Helino
Suy dinh dưỡng thể phù - nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh
Suy dinh dưỡng thể phù là một trong ba dạng suy dinh dưỡng khó phát hiện ra khi trẻ mắc phải, do bệnh bên ngoài trẻ trông vẫn mập mạp, khỏe mạnh.
Vì thế cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng thể phù để giúp bé nhà bạn có thể phát triển tốt nhất cả về thể chất lẫn tinh thần.
Biểu hiện của suy dinh dưỡng thể phù
Khi đã mắc bệnh suy dinh dưỡng thể phù, mặt bệnh nhân sẽ tròn trịa, nhưng chân tay lại khẳng khiu, không mập mạp, cơ thể yếu, sắc tố da rối loạn, gan to, thoái hóa mỡ... Biểu hiện đầu tiên là phù mặt, mí mắt,chân tay, sau đó lan ra đến toàn thân, tràn dịch màng bụng, màng tinh hoàn. Tùy vào mức độ mà các bộ phận mắt, xương, gan, tim, ruột... đều có thể bị ảnh hưởng.
Ban đầu, chưa có biểu hiện gì nghiêm trọng nhưng bệnh này điều trị khó và tỉ lệ tử vong là rất cao.
Nguyên nhân gây bệnh
Có thể do hoàn cảnh gia đình không có điều kiện nuôi con bằng sữa mẹ, cho bé cai sữa sớm, sợ ngực bị chảy xệ khi cho con bú nên dùng sữa công thức, nước cháo pha sữa, bột dinh dưỡng, hay kiêng quá mức khi bé mắc bệnh, kinh tế yếu nên không có điều kiện cung cấp đủ các chất cho con trong bữa ăn hàng ngày.
Có thể do bé mắc phải chứng bệnh di truyền, nhiễm khuẩn sơ sinh, và chế độ ăn uống không hợp lý: Bé thường không được ăn đủ chất đạm nhưng vẫn có đủ năng lượng từ các chất bột, chất béo, sữa không thích hợp với thể trạng của trẻ.
Cách phòng suy dinh dưỡng thể phù như thế nào?
Điều đầu tiên để phòng tránh bệnh suy dinh dưỡng thể phù chính là chăm sóc trẻ ngay từ trong bụng mẹ. Khi người mẹ mang bầu cần ăn uống đủ các chất hơn bình thường. Theo dõi cân nặng của cả mẹ và bé theo từng quý, nên khám thai định kỳ ít nhất 3 lần.
Sau khi bé chào đời cần cho bé bú sữa mẹ ngay, nuôi con bằng sữa mẹ là cách phòng ngừa tất cả các bệnh tốt nhất cho trẻ. Trẻ cần được cho bú mẹ đến khi được 2 tuổi.
Cần cho ăn dặm khi sau khi được 6 tháng tuổi. Lưu ý không nên cho trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi dùng sữa bột nguyên kem, vì sữa này có nhiều protein nếu ăn nhiều sẽ gây tổn thương niêm mạc ruột. Thường xuyên theo dõi, chỉ cần có biểu hiện biếng ăn, rối loạn tiêu hóa thì đi khám ngay và điều trị theo các quy trình của bác sĩ.
Bước vào thời kỳ ăn dặm cần có đủ 4 nhóm thức ăn: Tinh bột, chất béo, chất đạm và rau quả tươi.
Nếu mẹ không đủ sữa cho bé bú thì cần uống thêm sữa bò, sữa đậu nành và không được dùng nước cháo không cho trẻ ăn hàng ngày.
Thường xuyên theo dõi cân nặng của trẻ bằng cách mỗi tháng cân 1 lần. Nếu trẻ từ 2-5 tuổi thì 2-3 tháng cân 1 lần. Để ý những dấu hiệu trên cơ thể bé, đặc biệt là khi bé tăng cân không bình thường.
Đưa bé đi khám sức khỏe định kỳ, tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể cân đối lại chế độ ăn hợp lý cho trẻ.
Trên đây là kiến thức cho các ông bố bà mẹ tìm hiểu kỹ hơn những nguyên nhân, biểu hiện và cách phòng tránh suy dinh dưỡng thể phù. Bệnh rất khó phát hiện nên cần quan tâm chăm sóc trẻ kỹ càng và đặc biệt chú ý đến khẩu phần ăn của trẻ. Có như thế trẻ mới phát triển được toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ, tự tin hòa đồng với các bạn cùng trang lứa.
Thanh Thương(tổng hợp)
Theo vietnamnet.vn
Chưa chắc mẹ bầu đã biết hết những thay đổi từ đầu đến chân của cơ thể khi mang thai Những thay đổi của cơ thể khi mang thai diễn ra từ tóc, mặt, ngực cho đến bụng, đùi, chân... khiến không ít mẹ bầu phải ngỡ ngàng. Đối với người phụ nữ khi mang thai, cơ thể họ sẽ có một số sự thay đổi rất dễ nhận ra, như việc gia tăng kích cỡ, trọng lượng cơ thể, trong khi có...