Đây là “loại thuốc quý” giá vài ngàn, chị em càng ăn càng trẻ trung, chống được ung thư nhưng đàn ông có thèm cũng nên hạn chế
Xưa đến nay, phụ nữ vốn chẳng tiếc tiền để phục vụ công cuộc gìn giữ sắc đẹp và bảo vệ sức khỏe, thế nhưng chúng ta lại vô tình quên mất xung quanh mình có rất nhiều “loại thuốc” tự nhiên, giá cực rẻ cũng có thể đem lại kết quả tương tự.
“Liều thuốc bổ” có tác dụng ngừa lão hóa, chống ung thư đó chính là món đậu phụ – một món ăn vô cùng dân dã nhưng ẩn chứa rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Đậu phụ là món ăn làm từ đỗ tương (hay còn gọi là hạt đậu nành), có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong sách cổ của người Trung Quốc vẫn còn ghi chép về độ bổ dưỡng của đậu phụ sánh ngang với thịt dê. Ăn nhiều cơ quan tiêu hóa sẽ mạnh khỏe, thải độc rất nhanh ra khỏi cơ thể.
Theo y học hiện đại, một bìa đậu nặng 122g chứa:
- 177 calo
- 5,36g carbohydrate
- 12,19g chất béo
- 15,57g protein
- 421mg canxi
- 3,35mg sắt
- 282mg phốt pho
- 178mg kali
- 2mg kẽm
- 27 microgam (mcg) folate
Đồng thời, đậu phụ còn được chứng minh có chứa thiamin, riboflavin, niacin, vitamin B-6, choline, mangan và selen.
Đậu phụ được chứng minh bổ dưỡng như thế nào trong y học hiện đại?
1. Ngừa bệnh tim
Video đang HOT
Theo Viện sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia (Nhật Bản), chất isoflavine có trong đậu phụ có thể làm giảm mức cholesterol xấu LDL. Ngoài ra, việc tiêu thụ đậu phụ hàng ngày cũng có thể làm giảm các nguy cơ gây bệnh tim mạch như cân nặng, chỉ số khối cơ thể (BMI) và tổng lượng cholesterol trong cơ thể.
2. Chống ung thư
Một số nghiên cứu lâm sàng và thực nghiệm từ các nhà khoa học người Ý đã cho thấy genistein và isoflavone chứa nhiều trong đậu phụ có chức năng chống oxy hóa. Điều này có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
Đậu phụ có thể có thể ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
3. Bảo vệ thận
Theo trang Medicalnewstoday, protein trong đậu phụ có tác dụng cải thiện chức năng thận và mang lại lợi ích cho những người đang chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
4. Làm giảm triệu chứng mãn kinh
Một số nghiên cứu thực hiện bởi các nhà khoa học người Bỉ cho thấy tiêu thụ đậu phụ chứa nhiều phytoestrogen và genistein có thể giúp đối phó với triệu chứng mãn kinh như bị bốc hỏa.
5. Làm đẹp da
Đậu phụ có tính mát, có tác dụng giữ độ đàn hồi của da, làm căng cơ mặt và ngăn ngừa quá trình lão hoá. Phụ nữ ăn nhiều đậu phụ không chỉ có làn da sáng mịn mà còn trẻ trung, ít nếp nhăn hơn.
Vậy trong y học cổ truyền, đậu phụ được coi là món ăn bổ dưỡng thế nào?
Bàn về món đậu phụ, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) cho biết, theo quan niệm của y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát, vào 3 kinh tỳ, vị và đại tràng, có công dụng ích khí khoan trung, kiện tỳ lợi thấp, sinh tân nhuận táo, thanh nhiệt giải độc và kháng nham.
Theo quan niệm của y học cổ truyền, đậu phụ vị ngọt, tính mát.
Không chỉ làm thực phẩm, đậu phụ nếu biết kết hợp còn có thể làm thuốc hỗ trợ cho việc phòng và trị bệnh rất hiệu quả.
Cách sử dụng đậu phụ để phòng và trị bệnh như sau:
- Chống loãng xương, thiếu sắt: Món đậu phụ nấu dưa cải
Chuẩn bị: Đậu phụ 2 miếng, dưa cải 150g.
Cách làm: Dưa cải rửa sạch ngâm nước lạnh vớt ra vắt khô nước cắt nhỏ. Đậu phụ cắt nhỏ mỏng (dài 3cm, rộng 1,5cm, dày 1cm) nhúng nước sôi vớt ra để ráo nước. Cho dầu vào nồi cho sôi rồi cho hành, gừng đảo qua, cho dưa vào xào đều, cho đậu phụ. Đổ nước không ngập đậu phụ. Đun lửa to cho sôi rồi rút lửa nhỏ cho chín đậu nêm gia vị.
Tác dụng: Phụ nữ ăn món này được bổ sung canxi chống loãng xương và sắt chống thiếu máu cho cả mẹ lẫn con. Món canh dưa này nếu có thêm đầu cá sẽ tăng thêm vị ngon và bổ.
- Bồi bổ cho bà bầu tháng cuối: Đậu phụ xào cải bó xôi ( rau chân vịt)
Chuẩn bị: Đậu phụ khô 2 miếng. Rau chân vịt 500g, dầu lạc hoặc dầu vừng 40g, gia vị.
Cách làm: Đậu phụ khô rửa sạch, cắt miếng nhỏ hoặc đậu phụ tươi thái mỏng rán (lướt ván). Xào qua đậu phụ trước rồi mới cho rau chân vịt (đã thái nhỏ) vào xào cho đến khi rau có màu xanh thẫm thì nêm gia vị đảo đều nhấc ra.
Tác dụng: Rau chân vịt cung cấp thêm canxi, sắt và vitamin C nên rất có lợi cho sức khỏe sản phụ mang thai thời kỳ cuối.
- Thanh nhiệt, tiêu đàm, chỉ khát: Cháo đậu phụ đường phèn
Chuẩn bị: Đậu phụ khô 2 miếng, đường phèn 150g, gạo tẻ 100g.
Cách làm: Đậu phụ thái nhỏ, nấu cháo nhừ rồi cho đậu, đường vào nấu chín đậu. Ăn nóng.
Tác dụng: Cháo có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng vị, tiêu đàm, chỉ khát. Dùng thích hợp cho phụ nữ mang thai ho, sốt, ra mồ hôi.
Đậu phụ có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon
Với những cách sử dụng bên trên, phụ nữ nên thường xuyên bổ sung đậu phụ vào bữa ăn hàng ngày để vừa gìn giữ sắc đẹp lại phòng bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng khuyến cáo đàn ông nên hạn chế ăn đậu phụ bởi có thể gây rối loạn tình dục ở nam giới như làm thay đổi lượng testosterone, giảm ham muốn “yêu”, số lượng và chất lượng tinh trùng.
ĐỖ ĐỖ
Nguy cơ nhiễm nCoV ở bệnh nhân chạy thận
Bệnh nhân chạy thận thường nhiều bệnh nền, phải ra vào viện thường xuyên, phòng lọc máu sử dụng máy điều hòa... nguy cơ cao nhiễm nCoV.
Ảnh minh họa
Tiến sĩ Nguyễn Bách, Trưởng Khoa Thận Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất TP HCM, cho biết nhiều yếu tố nội tại cũng như những bất lợi từ bên ngoài hiện có thể ảnh hưởng bệnh nhân suy thận mạn.
Các yếu tố nội tại do chính bản thân người bệnh đã có sẵn, không thể thay đổi được. Các bệnh nhân chạy thận nhân tạo thường lớn tuổi, khoảng trên 60 tuổi với nhiều bệnh nền như đái tháo đường, bệnh lý tim mạch, phổi mạn tính, viêm gan, xơ gan, ung thư... Người bệnh có sức đề kháng kém, khả năng miễn dịch yếu do suy thận gây ra nên dễ nhiễm bệnh và khi nhiễm bệnh rất dễ xảy biến chứng nặng.
Yếu tố bất lợi từ bên ngoài, gồm:
- Bệnh nhân chạy thận nhân tạo phải thường xuyên ra vào viện để lọc máu 2-3 lần mỗi tuần. Môi trường bệnh viện dễ mắc bệnh truyền nhiễm. Bệnh nhân phải tiếp xúc với nhân viên y tế, các người bệnh khác nên dễ lây chéo.
- Môi trường phòng lọc máu thường sử dụng máy điều hòa, phòng kín và lưu thông không khí kém. Trong điều kiện Việt Nam hiện tại, các trung tâm lọc máu luôn đông, quá tải, giường lọc máu gần sát nhau nên dễ xảy ra lây nhiễm.
- Nguy cơ lây nhiễm bệnh từ người chăm sóc. Những bệnh nhân già yếu không tự sinh hoạt phải nhờ người chăm sóc, tắm giặt, vệ sinh cá nhân, đưa đi lại bệnh viện, cho ăn uống... Người chăm sóc có thể nhiễm bệnh không triệu chứng và trở thành nguồn lây cho bệnh nhân lọc máu.
Tại Việt Nam, ước tính khoảng 5 triệu người bị suy thận và 8.000 bệnh nhân mới mỗi năm. Khoảng 800.000 người bị suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu, chiếm 0,1% dân số.
Số liệu của các tác giả F. He và G. Xu tại Vũ Hán, Trung Quốc, trong thời kỳ dịch bùng phát có đến 10% bệnh nhân lọc máu tại các trung tâm thận nhân tạo nhiễm nCoV.
Bác sĩ Bách khuyến cáo 10 điều bệnh nhân chạy thận nhân tạo ngoại trú cần lưu ý trong đại dịch:
1. Chủ động tự cách ly tại nhà, hạn chế hoặc không tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, ngay cả người thân trong gia đình như con, cháu vì những người này thường ra ngoài, tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Phòng ở thông thoáng, mở cửa sổ, sử dụng quạt vào mùa nóng, không nên dùng điều hòa.
2. Chủ động khai báo y tế, tiền sử tiếp xúc, khu vực đang sinh sống có bị cách ly hay không để được hướng dẫn và giúp đỡ. Tuyệt đối không giấu thông tin này. Các bệnh viện đã có phương án giải quyết cho bệnh nhân nhiễm nCoV lọc máu đúng chu kỳ.
3. Báo ngay cho nhân viên khoa thận nhân tạo những triệu chứng như sốt, đau họng, khó thở, nhức mỏi cơ thể, ngửi không nghe được mùi. Bệnh nhân yên tâm sẽ được lọc máu đúng lịch vì các bệnh viện đã có khu lọc máu riêng cho người nghi nhiễm hoặc mắc bệnh.
4. Di chuyển đến bệnh viện lọc máu nên dùng xe cá nhân như xe máy, ôtô riêng của gia đình với cửa xe được mở thông thoáng. Luôn đeo khẩu trang khi vào viện lọc máu.
5. Trong phòng lọc máu luôn đeo khẩu trang, hạn chế tối đa nói chuyện. Không ăn uống, không mang bất kể đồ dùng cá nhân vào phòng lọc máu. Khi ho, hắt hơi cần che miệng, khạc đàm dùng khăn giấy lau miệng và cho vào túi nilon bỏ vào rác y tế. Các phòng lọc máu cần đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ, lưu thông không khí bằng quạt hút, điều hòa và mở cửa sổ.
6. Lọc máu xong nên đi thẳng về nhà, giặt ngay áo quần đã mặc ở bệnh viện, tắm bằng nước ấm và mặc áo quần mới.
7. Tắm nắng 30 phút mỗi buổi sáng hàng ngày, đồ dùng cá nhân như áo quần, chăn màn cần phơi nắng.
8. Tuân thủ chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân lọc máu, tránh uống nước quá nhiều trong mùa nắng nóng, tăng kali máu do ăn trái cây nhiều.
9. Hạn chế tối đa phải nhập viện nội trú trong giai đoạn dịch bệnh.
10. Liên lạc với nhân viên y tế qua điện thoại với các trung tâm đang lọc máu, thường xuyên báo cáo về tình trạng sức khỏe, tư vấn sử dụng sử dụng thuốc, chế độ ăn. Hạn chế đi vào bệnh viện để khám bệnh, chỉ đi khám khi thật sự cần thiết.
Lê Phương
Đậu phụ vừa ngon vừa bổ, có thể ngăn ngừa ung thư nhưng có 3 nhóm người không nên ăn nó để tránh bị phản tác dụng Đậu phụ vốn là loại thực phẩm rất quen thuộc của nhiều gia đình bởi giá trị dinh dưỡng cao. Tuy nhiên, cũng chính vì có nhiều chất dinh dưỡng nên 3 nhóm người này không nên ăn đậu phụ nếu không muốn bệnh tình trở nặng thêm. Tác dụng thần kỳ của đậu phụ 1. Tăng cường canxi, giúp phát triển xương...