Đau rát miệng, không nên xem thường
Nhiều người mắc các triệu chứng đau rát miệng khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, dễ bị tái phát và kéo dài dai dẳng mà nguyên nhân thường khó xác định.
Tình trạng đau rát miệng thường có nhiều biểu hiện xảy ra như:
- Cảm giác rát bỏng ở lưỡi, môi, lợi, vòm miệng, họng hoặc toàn bộ miệng.
- Xuất hiện cảm giác khô miệng và tăng cảm giác khát nước, thường xuyên muốn uống nước.
- Thay đổi vị giác như có cảm giác đắng miệng hoặc mất vị giác.
Những cảm giác đau rát miệng khó chịu thường kéo theo nhiều cách khác nhau. Do đó có thể xảy ra hàng ngày với một ít khó chịu khi thức dậy và thường cảm thấy tình trạng này diễn ra nặng hơn, khó chịu hơn rồi lại giảm đi. Cảm giác khó chịu có thể kéo dài nhiều ngày và giảm đi đột ngột, chúng hầu hết không gây tổn thương nghiêm trọng nào ở lưỡi và miệng.
Tình trạng đau rát miệng diễn ra có thể gây ra nhiều bệnh hoặc có liên quan đến nhiều bệnh khác như: tình trạng khó ngủ, căng thẳng, thói quen ăn uống không ngon miệng hoặc thậm chí làm giảm các mối quan hệ xã hội.
1. Nguyên nhân gây đau rát miệng
Tình trạng đau miệng xảy ra do hai nguyên nhân chính:
Đau rát miệng do nguyên phát: Đây là trường hợp tình trạng đau rát miệng diễn ra nhưng không xác định được bất kỳ tổn thương nào trên lâm sàng hoặc xét nghiệm. Nguyên nhân của loại đau miệng này thường xảy ra do rối loạn dây thần kinh vị giác và giảm giác của hệ thần kinh ngoại vị hoặc trung ương.
Đau miệng thứ phát: Tình trạng đau miệng này xảy ra do một số bệnh lý khác gây ra. Một số trường hợp liên quan đến đau miệng thứ phát gồm:
Tình trạng khô miệng diễn ra gây đau rát miệng – Ảnh Internet
- Không miệng do sử dụng thuốc, rối loạn tuyến nước bọt hoặc các tác dụng phụ của thuốc.
- Bệnh lý vùng miệng do nhiễm nấm vùng miệng hoặc lưỡi bản đồ,…
- Do thiếu hụt các chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin B1, B2, B6, B9, B12,…
- Bị dị ứng với các thức ăn, phụ gia thực phẩm.
- Bệnh lý trào ngược dạ dày- thực quản.
Video đang HOT
- Các thói quen xấu như cắn, đẩy đầu lưỡi và nghiến răng.
- Bệnh rối loạn nội tiết như: đái tháo đường,…
- Sử dụng răng giả.
- Chải răng hoặc lưỡi quá mạnh hoặc loại thuốc chải răng có tính mài mòn, uống đồ uống có tính acid.
- Đau rát miệng còn xảy ra do các yếu tố tâm lý như: stress, rối loạn lo âu, trầm cảm,…
2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ đau miệng
Bản chất tình trạng đau miệng thường xuất hiện tự nhiên, không có yếu tố khởi phát. Tuy nhiên, vẫn có một vài yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dẫn tới tình trạng đau miệng:
- Đối với nữ giới sau khi mãn kinh thường dễ gặp phải tình trạng đau miệng.
- Yếu tố làm tăng nguy cơ đau miệng do tuổi tác.
- Nhiễm trùng đường hô hấp trên.
- Răng miệng phản ứng với thực phẩm.
- Khi sử dụng một số loại thuốc.
- Gặp vấn đề về tinh thần như: rối loạn lo âu, trầm cảm, sang chấn tâm lý,…
3. Chẩn đoán đau miệng
Muốn quá trình chuẩn đoán đau miệng diễn ra thuận lợi thì bạn cần phải trả lời một vài câu hỏi:
- Bạn bắt đầu có cảm giác đau miệng xuất hiện từ bao giờ?
- Có liên tục đau miệng hay không?
- Nhận định mức độ đau miệng của bản thân là nặng hay nhẹ?
Tình trạng đau miệng diễn ra đang ở mức độ nào? – Ảnh Internet
- Kiểm tra các yếu tố làm giảm hoặc tăng cảm giác đau miệng của bản thân?
- Thói quen chăm sóc răng miệng của bạn thế nào?
Thực tế bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng không có bất kỳ một xét nghiệm cận lâm sàng nào có thể xác định được hội chứng đau miệng. Thường tình trạng đau miệng do bác sĩ, nha sĩ sẽ loại trừ các vấn đề khác để chẩn đoán và thực hiện một vài xét nghiệm như:
- Xét nghiệm máu.
- Xét nghiệm nước bọt.
- Thực hiện xác xét nghiệm trào ngược dạ dày.
- Nuôi cấy sinh thiết.
- Sử dụng các kỹ thuật hình ảnh.
- Tạm thời dừng sử dụng thuốc.
- Kiểm tra bệnh nhân bằng bảng hỏi tâm lý – tâm thần.
4. Điều trị đau rát miệng như thế nào?
Việc đau rát miệng gây nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến người bị bệnh. Do đó ngoài việc sử dụng thuốc điều trị do bác sĩ hoặc nha sĩ kê đơn thì còn có một số cách khác đơn giản hơn làm giảm đi những khó chịu do tình trạng đau miệng gây ra như:
- Uống nhiều nước sẽ giúp giảm cảm giác bị khô miệng. Tuy nhiên lưu ý tránh các đồ uống có ga.
Điều trị đau rát miệng bằng cách không uống đồ uống có cồn hoặc các loại nước uống có ga – Ảnh Internet
- Hạn chế uống rượu, các loại đồ uống có cồn.
- Không sử dụng thuốc lá, thuốc lào.
- Không nên sử dụng các loại gia vị cay nóng.
- Hạn chế uống các loại đồ uống có tính acid như: cà chua, nước cam,…
- Thay đổi chế độ ăn uống, dinh dưỡng bằng chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây để cung cấp đủ vitamin, sắt, kẽm cần thiết giúp tăng cường hệ miễn dịch chống nhiễm trùng cho cơ thể.
- Thay đổi hoặc điều chỉnh một vài thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách, giảm các thói quen xấu.
- Giảm căng thẳng và thư giãn để hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Chỉ khi cơ thể khỏe mạnh thì bạn mới có răng miệng khỏe mạnh. Do đó để tránh trình trạng đau rát miệng kéo dài hãy nhớ chăm sóc sức khỏe răng miệng và thay đổi chế độ dinh dưỡng đúng cách.
Bỗng nhiên bị méo mặt do liệt dây thần kinh số 7
Thời gian gần đây, bệnh viện Y học Cổ truyền Cần Thơ tiếp nhận và điều trị cho nhiều bệnh nhân đột ngột bị liệt nửa mặt, méo miệng hay còn gọi là liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên.
Bệnh nhân sau 5 ngày được điều trị tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Cần Thơ
Cụ thể, từ đầu năm đến ngày 20/5/2019, bệnh viện Y học Cổ truyền Cần Thơ tiếp nhận và điều trị cho 102 bệnh nhân bị liệt nửa mặt, trong đó tháng 2 có đến 32 bệnh nhân, tháng 4 có 21 bệnh nhân. Đa số những bệnh nhân này đều đột nhiên bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, gây liệt nửa mặt.
Tiếp xúc với phóng viên, anh Trần Văn Cứng quê ở Sóc Trăng, đang điều trị nội trú tại bệnh viện Y học Cổ truyền Cần Thơ cho biết: Cách đây khoảng 1 tuần, buổi sáng ngủ thức dậy đang đánh răng thì phát hiện bị méo mặt. Sau khi phát hiện, người nhà đưa tức tốc đưa đến một bệnh viện tại Cần Thơ và sau đó được chuyển qua Bệnh viện Y học Cổ truyền Cần Thơ để điều trị.
"Trước khi bị liệt nửa mặt, tôi vẫn làm việc bình thường nhưng do thời tiết nắng nóng, tôi bật quạt để gió thốc vào mặt suốt đêm. Đến sáng mai thấy khuôn mặt bất thường và từ đó tới nay thể trạng của tôi cũng yếu đi rất nhiều", anh Cứng cho biết.
Ông Nguyễn Văn Tư cho biết, chiều hôm trước ông vẫn lao động, làm vườn bình thường nhưng hôm sau ngủ thức dậy mặt ông bị méo, nói không rõ
Đang nằm giường bên cạnh anh Cứng là ông Nguyễn Văn Tư (67 tuổi), quê ở Cái Răng, Cần Thơ cho biết: Ông nhập viện đã được 10 ngày. Trước khi nhập viện, ông rất khỏe mạnh và làm vườn bình thường. Sáng ngủ dậy thấy miệng bị méo xẹo, uống nước bị văng tung tóe, nói chuyện không rõ nên được người nhà lập tức đưa đến bệnh viện.
Liên quan đến bệnh nhân đột nhiên bị méo miệng, liệt nửa mặt, bác sĩ Vũ Đình Quỳnh - Phó giám đốc Bệnh viện y học Cổ truyền Cần Thơ cho biết: Liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là bệnh hiện nay có rất nhiều trường hợp mắc. Bệnh do nhiều nguyên nhân, nhưng thời gian gần đây khoảng trên 75% trường hợp mắc bệnh là do nhiễm lạnh đột ngột làm ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh số 7, gây liệt mặt ngoại biên.
Còn lại là do biến chứng các loại chấn thương, như: chấn thương sọ ở vùng thái dương, xương chũm, viêm tai mũi họng thường xuyên mà không chữa trị dứt điểm...
Bác sĩ Vũ Đình Quỳnh - Phó giám đốc Bệnh viện y học Cổ truyền Cần Thơ trao đổi với PV Dân trí
Các biểu hiện của bệnh liệt dây thần số 7 ngoại biên: mặt và miệng bị méo sang một bên, một bên mắt không thể nhắm kín, uống nước bị trào lại ra ngoài; ngoài ra một số trường hợp bị yếu hẳn một bên mặt, khó cử động, khó cười nói, khó nhắm mắt, nhức đầu, mất vị giác...
Bác sĩ Quỳnh cho biết thêm, thời gian gần đây do thời tiết nắng nóng gay gắt nên nhiều người ở trong máy lạnh quá lâu lại để nhiệt độ thấp nên dễ xảy ra liệt dây thần số 7.
"Để không bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, mọi người cần nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách tập thể dục thể thao thường xuyên, ăn đủ dưỡng chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chín, uống nước cam, nước chanh. Khi thời tiết lạnh đi ra ngoài nên giữ ấm cơ thể. Còn mùa nắng nóng, khi ở trong phòng không nên để máy lạnh ở nhiệt độ quá thấp, không để luồng khí lạnh vào người, nhất là sau gáy", bác sĩ Quỳnh khuyến cáo.
Tiểu đường thai kỳ, nguy cơ mất con, tử vong mẹ Nhiều trẻ được sinh ra từ những bà mẹ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đã bị dị dạng, đặc biệt có những trẻ không còn cơ hội cất tiếng khóc chào đời mà chết lưu ngay trong bụng mẹ. Giám đốc Bệnh viện Lê Công Tước thăm hỏi tình hình sức khoẻ sản phụ Đỗ Thị L. Thai lưu, mẹ nguy cơ...