Đau nhức xương khớp ở người già: dùng thuốc bắc hay tiêm?
Mưa, lạnh và rét là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về xương khớp xuất hiện. Trong đó, người cao tuổi rất dễ gặp phải chứng bệnh này. Vậy nên làm gì để phòng bệnh xương khớp tái phát, xuất hiện vào mùa lạnh ở người cao tuổi. Đó là câu hỏi mà rất nhiều người quan tâm, trong đó có nhiều câu hỏi được đặc ra là nên dùng thuốc bắc hay là tiêm?
Tại sao mùa lạnh, người cao tuổi dễ bị đau nhức xương khớp?
Lý do đau nhức khớp vào mùa lạnh là do không khí lạnh thâm nhập vào cơ thể qua đường da bởi các lỗ chân lông, làm cho mạch máu tại các vùng da đó co lại, máu đến các khớp xương bị hạn chế nên thiếu máu nuôi dưỡng khớp, các màng hoạt dịch và sụn khớp bị kích thích, gây nên đau nhức. Trong khi đó, ở người cao tuổi, các mạch máu dễ bị lão hóa không co bóp chuyển động nhịp nhàng như lúc còn trẻ làm cho lượng máu đến khớp có thể bị ít đi.
Vì vậy, vào mùa lạnh hay rét, nếu người cao tuổi mặc không đủ ấm, chứng đau nhức khớp xương càng dễ xảy ra. Ngoài ra, ở một số người bị loãng xương cũng gây nên đau nhức xương khớp hoặc ở người thừa cân, béo phì cũng tác động xấu đến các khớp chịu lực.
Đau nhức xương khớp phổ biến ở người cao tuổi khi thời tiết lạnh
Hạn chế đau nhức xương khớp bằng cách nào?
Thuốc bắc hay tiêm là những biện pháp phổ biến được sử dụng ở người cao tuổi khi mắc các bệnh về xương khớp như: thoái khóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp sau chấn thương,… Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, nếu sử dụng các biện pháp đó mà không theo chỉ định của các bác sĩ thì sẽ nguy hiểm tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh.
Theo các chuyên gia, đã có nhiều người bệnh lạm dụng tiêm thuốc giảm đau để mong muốn nhanh chóng chấm dứt những đợt đau nhức xương khớp, nhưng đó là cách làm sai lầm. Nếu lạm dụng thuốc giảm đau, không chỉ tốn tiền, bệnh cũng chỉ đỡ được một thời gian ngắn, nhưng sau đó sẽ tái phát ở mức độ nặng hơn. Chưa nói, nếu lạm dụng thuốc giảm đau lâu ngày sẽ gây hại cho sức khỏe”
Cũng theo các bác sĩ, nguyên nhân chính là do người bệnh thường có tâm lý khi đau mới đi chữa, không bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho xương khớp hàng ngày. Ở người cao tuổi, các tinh chất tốt cho xương như canxi, photpho, acid amin, keratin, collagen… không còn có khả năng tự tổng hợp nữa. Vì vậy, cần chủ động bổ sung các chất này thường xuyên cho cơ thể. Trong nhiều sản phẩm hỗ trợ xương khớp, có bột chiết xuất cao xương ngựa Mông Cổ Mori. Đây cũng là giải pháp ưu việt cho các vấn đề xương khớp.
Video đang HOT
Nhờ quy trình chiết xuất hiện đại bậc nhất thế giới, đạt tiêu chuẩn GMP của WHO và nguồn nguyên liệu từ ngựa Mông Cổ, Bột chiết xuất cao xương ngựa Mori chứa hàm lượng cao các loại dưỡng chất. Với hơn 20 loại Axit amin cấu tạo nên protein của cơ thể, ngăn ngừa và chống loãng xương, thoái hóa khớp ở người cao tuổi, bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, giúp phục hồi sức khỏe, đặc biệt là người bệnh sau phẫu thuật; Hơn 38% Collagen không biến tính chất giúp tạo mối liên kết giữa các mô trong cơ thể, giúp hấp thu Canxi và tái tạo sụn khớp, giúp sản sinh ra mạch máu, phòng ngừa xơ cứng động mạch và cao huyết áp. Ngoài ra, các chất Omega 3, 6, 9 giúp ngăn ngừa thoái hóa và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt ở người cao tuổi.
Bột cao xương ngựa Mori được sản xuất tại nhà máy ở Mông Cổ với công nghệ hiện đại
Bột cao ngựa Mori được đánh giá là một trong những loại cao ngựa hàng đầu đem đến có tác dụng ưu việt với các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là ở người cao tuổi như loãng xương, thoái hóa khớp (khô khớp, viêm đa khớp…) …
Bột chiết xuất cao xương ngựa Mông Cổ Mori được phân phối độc quyền bởi Công ty Cổ phần Tinh Túy Việt Nam.
Sản phẩm đã được cấp phép nhập khẩu chính thức vào Việt Nam và có giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của Bộ Y Tế.
Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Theo Dân trí
4 cách hiểu sai về việc tập thể dục sau tuổi 50
Trên 50 tuổi vẫn chưa phải là quá muộn để một người bắt đầu tập luyện và có được cơ thể săn chắc. Nếu ai đó từng nghe lời khuyên không nên tập thể dục quá nhiều khi bước qua tuổi 50 thì chúng có thể sai.
Tập nâng tạ đúng cách với trọng lượng vừa phải có thể giúp tăng cường sức khỏe xương - SHUTTERSTOCK
Những quan niệm sai lầm về việc tập thể dục sau tuổi 50 thường thấy gồm:
50 tuổi là quá muộn để tập luyện
Không bao giờ quá già để tập thể dục. Cơ thể luôn được hưởng lợi khi chúng ta tập thể dục, Reader's Digest dẫn lời chuyên gia trị liệu lâm sàng người Mỹ Alice Bell.
"Các nghiên cứu cho thấy lối sống năng động ở bất kỳ lứa tuổi nào cũng giúp cải thiện sức khỏe, sức chịu đựng, sự cân bằng và khả năng nhận thức của cơ thể", bà Bell nói thêm.
Chỉ đi bộ là đủ
Đi bộ rất tốt nhưng chỉ đi bộ là chưa đủ. Lợi ích tốt nhất xét về lâu dài của tập luyện là nó thúc đẩy cơ thể hoạt động vượt mức chịu đựng thông thường. Điều này có nghĩa là cơ thể sẽ được thúc đẩy để mạnh mẽ hơn, dẻo dai hơn và nhịp tim có khả năng thích ứng cao hơn.
Các nghiên cứu cho thấy đi bộ không tạo ra sức ép cần thiết cho tim. Vì thế, đi bộ vẫn chưa đủ để giúp cải thiện đáng kể sức khỏe tim mạch.
Để khắc phục hạn chế này của đi bộ, người trên 50 tuổi hãy kết hợp đi bộ tốc độ bình thường với chạy bộ và đi bộ tốc độ nhanh, các chuyên gia khuyến cáo.
Không nên nâng tạ
Quan niệm cho rằng người trên 50 tuổi không nên tập nâng tạ là sai. Nâng tạ có thể là hình thức tập luyện khó khăn với người trên 50 tuổi. Một số người còn lo ngại nó sẽ có hại nhiều hơn lợi.
Tuy nhiên, nâng tạ với hình thức tập phù hợp, đúng kỹ thuật và trọng lượng vừa phải lại chứng minh là an toàn, hiệu quả, có thể giúp tăng cường sức mạnh ở mọi lứa tuổi.
Ngoài ra, nâng tạ còn giúp củng cố sức khỏe của xương. Có rất ít bằng chứng cho thấy nâng tạ có thể gây ra viêm khớp hay các vấn đề về khớp ở người trên 50 tuổi, theo Reader's Digest.
Người bị xương khớp không thể tập thể dục
"Chúng ta cần biết rằng viêm khớp giống như tóc bạc, nó là một phần của quá trình lão hóa. Các nghiên cứu phát hiện dấu hiệu viêm khớp ở những người vẫn chưa xuất hiện cơn đau đầu gối", bác sĩ người Mỹ Christina Prevett nói.
Nhiều người có dấu hiệu viêm khớp nhưng vẫn chưa bị đau đầu gối. Ở những trường hợp này, họ có thể tập thể dục ngay cả khi đang bị viêm khớp, bác sĩ Prevett cho biết.
Trong trường hợp như thế, tập luyện đúng cách sẽ không thúc đẩy tiến trình phát triển của bệnh, đặc biệt là khi được một người có chuyên môn hướng dẫn.
Ngoài ra, tập luyện với cường độ và trọng lượng tạ vừa phải lại là một trong những cách giúp giảm triệu chứng việm khớp, theo Reader's Digest.
Theo thanhnien
Đau mỏi vai gáy: căn bệnh thường gặp ở dân văn phòng nhưng ít người biết cách khắc phục Do phải ngồi làm việc tới 7 - 8 tiếng/ngày nên dân văn phòng thường có nguy cơ mắc phải căn bệnh đau vai gáy rất cao. Vậy nên, cần tìm hiểu kỹ xem các nguyên nhân gây bệnh đến từ đâu để biết cách phòng tránh từ sớm. Đau mỏi vai gáy là một căn bệnh thường hay gặp phải ở những...