Đau mỏi vai gáy ở tuổi học sinh có thể chữa khỏi mà không cần dùng thuốc
Gần đây, đơn vị điều trị ban ngày của một số bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp các em học sinh bị đau cổ – vai – gáy (CVG) được phụ huynh đưa đến khám. Các em đều phản ánh tình trạng nhức mỏi vùng CVG, gây mệt mỏi và khó tập trung học tập.
Do đặc điểm sinh hoạt và học tập là thường xuyên ngồi nhiều (học từ sáng tới chiều). Cho dù ngồi tư thế đúng mà ngồi lâu cũng không có lợi, ngồi sai tư thế là chuyện thường gặp. Môi trường máy lạnh, ít vận động, mang cặp sách quá nặng, tâm lý lo lắng, căng thẳng khi gần kì thi, kiểm tra… là những nguyên nhân dẫn đến đau mỏi CVG.
Đau CVG ở lứa tuổi học sinh tưởng đơn giản, dễ bị phụ huynh và các em học sinh bỏ qua. Đa phần chỉ đến thăm khám khi bệnh quá nặng và gây ảnh hưởng nhiều lên đời sống và học tập. Khi có triệu chứng nhức mỏi vùng cổ nên đi điều trị sớm, xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp phục hồi các cơ nhanh chóng, giảm đau mỏi, tăng cường lưu thông máu lên đầu, giúp đầu óc tỉnh táo, tập trung, giảm căng thẳng, có giấc ngủ ngon, tạo điều kiện cho việc học tập tốt hơn.
Đau mỏi vùng CVG làm ảnh hưởng chất lượng học tập, gây mệt mỏi, mất tập trung, nhức đầu, chóng mặt, mất ngủ,.. ảnh hưởng đến tinh thần và thể chất của các em.
Triệu chứng đau CVG
Đau, nhức, mỏi, nặng cơ vùng CVG và có thể cả phần lưng trên. Thời điểm xuất hiện cơn đau thường vào buổi sáng sớm, khi vừa ngủ dậy hoặc lúc khi làm việc, đặc biệt là lúc ngồi học: đánh máy tính, cúi đọc sách, chép bài, làm bài tập.
Ban đầu, chỉ cảm thấy đau nhẹ, đau mỏi vùng vai gáy và hạn chế vận động vùng cổ gáy, vùng đầu như không quay đầu thoải mái được, chỉ nghiêng sang trái hoặc phải mà không quay lại phía sau được. Có khi triệu chứng đau lan xuống cả bả vai, làm cho cánh tay, cẳng tay và ngón tay bị tê mỏi rất khó chịu. Đây có thể là biểu hiện của tình trạng rối loạn phản xạ gân xương. Thậm chí, khi bị đau quá mức, chỉ cần đi lại nhẹ nhàng cũng gây ảnh hưởng và gây đau vùng CVG. Nếu không được điều trị sớm, đến khi bệnh nặng hơn thì mọi sinh hoạt, vận động liên quan đến vùng CVG cũng đều gây đau đớn và hạn chế mọi sinh hoạt của các em.
Tình trạng này gây ảnh hưởng đến cả việc ăn uống và giấc ngủ. Khi ngủ, nếu nằm nghiêng về bên bị bệnh thì lực của cơ thể đè lên sẽ làm đau tăng thêm. Còn nếu nằm nghiêng về phía bên lành, thì phía bên bị bệnh sẽ bị kéo lại cũng gây đau.
Nhân viên văn phòng cũng là đôi tương dê găp phải vân đê đau vai gáy
Điều trị bằng xoa bóp bấm huyệt
Video đang HOT
Khi các em bị đau CVG, phụ huynh nên đưa các em đi thăm khám và điều trị. Bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá và cho chỉ định phù hợp.
Xoa bóp bâm huyêt kêt hơp nhiêu biên pháp khác trong YHCT có thê cải thiên tình trạng đau vai gáy mà không cân dùng th uôc
Xoa bóp bấm huyệt sử dụng các thủ thuật nhẹ nhàng, chính xác: Xoa xát toàn bộ vùng cổ vai gáy, dùng tay bóp nắn các cơ quanh cột sống cổ, vai; nhào các cơ lớn như cơ thang, cơ ức đòn chũm, cơ denta, các cơ quanh cột sống cổ; day các cơ bằng gốc bàn tay; tìm từng điểm đau, day và ấn tại điểm đó. Thời gian xoa bóp vùng cổ gáy từ 15-20 phút/lần, liệu trình từ 3-5 ngày hoặc hơn, tùy tình trạng bệnh nặng hay nhẹ.
Bên cạnh xoa bóp bấm huyệt, căn cứ tình trạng bệnh, có thể kết hợp thêm phương pháp điện châm, cứu ấm, chườm thuốc hoặc hướng dẫn tập các động tác dưỡng sinh tập luyện vùng cổ vai: động tác xem xa, xem gần; động tác co tay rút ra sau…
2 món thảo dược dễ tìm trị chứng đau cổ vai gáy, tê tay có nhiều người mắc
Rất nhiều người bị đau cổ vai gáy, có khi đau từ bả vai lan xuống cánh tay, làm tê mỏi cánh tay, vướng khi co duỗi ngón tay, đau tăng lên khi vận động, kéo dài nhiều ngày khiến người bệnh lo lắng, mệt mỏi.... Chỉ với 2 thảo dược dễ tìm này sẽ trị được chứng bệnh khó chịu đó.
Chị Lê Thị Thảo (Hà Nội) gần đây luôn thấy đau mỏi, tê tê bàn tay, cổ tay, cánh tay rất khó chịu. Vùng cổ vai gáy thì liên tục đau mỏi. Khi chị đi tập thể dục mỗi lần vươn tay lên lại thấy đau nhức, đã xoa bóp, bấm huyệt nhưng vẫn không đỡ. Vì đau trong mức chịu đựng được nên chị ngại không nghỉ một ngày để đi bệnh viện khám. Chị cố gắng tập thể dục nhưng chứng này dằng dai mãi không khỏi.
Có rất nhiều người sau một đêm ngủ dậy bỗng thấy đau nhức khắp mình, đặc biệt là đau cổ vai gáy, đau tê dại vùng vai, gáy, nhiều khi đau bả vai lan xuống cánh tay, làm tê mỏi cánh tay, cẳng tay và ngón tay. Triệu chứng này có thể trong nhiều ngày, thậm chí trong nhiều tháng...
Theo các bác sĩ, đau cổ vai gáy, tê tay khá phổ biến trong xã hội hiện đại, đặc biệt là ở những người có đặc thù công việc phải ngồi nhiều giờ liền tại một vị trí. Triệu chứng này thường gặp, xảy ra mọi lứa tuổi, mọi giới... Bệnh tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi. Hội chứng đau mỏi vai gáy thông thường không nguy hiểm, song có thể gây ra nhiều lo lắng, khó chịu, mệt mỏi cho người bệnh, làm giảm sút sức lao động và chất lượng cuộc sống.
Mộc nhĩ (nấm mèo). Ảnh minh họa.
Chỉ với 2 vị thảo dược Mộc nhĩ và Hồ đào (quả óc chó) giúp chữa đay vai, mỏi cổ, tê tay, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ngủ kém do thoái hóa, thoát vị cột sống cổ... Bài này có thể dùng chung cho bệnh thoái hóa, làm đau và tê bì chân tay, tuy nhiên hiệu quả nhất với bệnh vùng cổ, vai gáy, gây tê mỏi tay , đau vai, đau cổ, đau đầu...
Bài thuốc dùng 2 nguyên liệu đơn giản vẫn dùng làm thực phẩm và đều có nguồn gốc thảo dược đôi khi nó vừa là thực phẩm bổ dưỡng, đôi khi nó lại là thuốc tốt tùy cách dùng, liều lượng, mục đích sử dụng, sự phối kệt hợp sẽ quyết định hiệu quả của bài thuốc .
Món ăn đơn giản gồm các vị sau:
- Mộc nhĩ khô
- Hồ đào (nhân quả óc chó )
- Mật ong
3 thứ này đều bán nhiều trên thị trường (chợ, hàng quán... rất dễ mua).
Quả óc chó (hồ đào). Ảnh minh họa.
Thực hiện như sau :
1 . Dành cho trưởng hợp đau cấp bệnh mới phát
- Mộc nhĩ khô :500g
- Hồ đào ( nhân quả óc chó ) 500g
- Mật ong : tầm 1 lít
Mộc nhĩ khô ngâm nước ấm, rửa sạch, thái thật nhỏ.
Óc chó giã nát.
Cho mật ong vào trộn với mộc nhĩ, hồ đào rồi đun sôi 15-20 phút, vừa đun vừa khuấy, tới khi khô dính lại là được. Bắc xuống, để nguội thì cho vào lọ thủy tinh cất đi dùng dần. Mỗi ngày dùng 2-3 lần , mỗi lần 1 thìa cà phê tầm 8-10g. Dùng khi đói.
Mật ong. Ảnh minh họa.
2. Dành cho trường hợp mãn bệnh lâu ngày
- Mộc nhĩ khô: 1kg
- Hồ đào (nhân quả óc chó): 1kg
- Mật ong lượng vừa phải
Mộc nhĩ rửa sạch thái nhỏ phơi khô, sao chín rồi tán bột.
Óc chó sao chín tán bột.
Hai thứ trộn đều, thêm mật ong rồi cho vào lọ thủy tinh cất đi dùng dần. Mỗi lần dùng 8-10g (khoảng 1 thìa cà phê), ngày dùng 2-3 lần khi đói.
Học sinh TP.HCM thường mắc các bệnh học đường nào? Ngành y tế và giáo dục TP.HCM đề xuất có nhân viên y tế ở mỗi trường học chứ không nên sử dụng trạm y tế phường đồng thời chỉ ra các bệnh học đường thường thấy để phụ huynh lưu tâm. Học sinh khám sức khỏe ở trường - BẢO VY Đề xuất tuyển dụng nhân viên y tế Theo thống kê...