Đau mắt đỏ khi mang thai có đáng lo?
Tôi đang mang thai được 23 tuần thì bị đau mắt đỏ. Tôi rất lo lắng sẽ ảnh hưởng tới con, xin bác sĩ tư vấn!
Nguyễn Thị Liên (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Đau mắt đỏ là bệnh do virus nhóm Adeno gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi hay giới tính.
Đặc biệt, do có thể lây lan qua đường hô hấp, tiếp xúc nên rất dễ phát triển thành dịch trên phạm vi lớn. Phụ nữ mang thai là đối tượng rất dễ bị đau mắt đỏ vì khi mang thai, nội tiết tố nữ thay đổi, hệ miễn dịch của mẹ cũng yếu hơn nên rất dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh.
Đau mắt đỏ nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng như viêm giác mạc, gây sẹo giác mạc và có nguy cơ làm giảm thị lực… Tuy nhiên bạn cũng không nên quá lo lắng về việc ảnh hưởng đến thai nhi bởi vì khả năng ảnh hưởng đến thai nhi khi mẹ mắc bệnh đau mắt đỏ là rất thấp.
Video đang HOT
Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được chỉ định dùng thuốc đúng, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, bạn nên đeo kính râm, khẩu trang, rửa tay thường xuyên và không dụi tay lên mắt để ngăn chặn bệnh nặng lên và giảm thiểu khả năng lây bệnh cho người xung quanh. Bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa trôi mầm bệnh, chất tiết và gỉ mắt, làm dịu mắt.
Nhận biết sớm nhiễm trùng mắt, phòng biến chứng
Nhiễm trùng mắt có thể do dị ứng, các vi sinh vật khác và xảy ra ở một hay cả 2 mắt, nếu không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến khả năng thị lực.
Các bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp
Viêm kết mạc: Viêm kết mạc hay mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao. Có 2 loại viêm kết mạc, một là do vi khuẩn và 2 là do virus, cả 2 loại đều thường lây lan do tay tiếp xúc với mắt hoặc dùng chung vật dụng như gối hoặc mỹ phẩm trang điểm mắt.
Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn, tuy nhiên kháng sinh không có tác dụng trong việc điều trị viêm kết mạc do virus. Viêm kết mạc do virus thường phát triển và tự khỏi, thông thường mất khoảng 2-3 tuần. Cách tốt nhất để điều trị bệnh mắt đỏ một cách tự nhiên là điều trị triệu chứng.
Các loại nhiễm trùng mắt thường gặp.
Khi mắt bị viêm do đau mắt đỏ do virus hoặc vi khuẩn, nên liên hệ với bác sĩ càng sớm càng tốt. Các triệu chứng mắt đỏ thường sẽ hết trong vài ngày, nhưng chúng không kéo dài hơn 1 tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn 1 tuần, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức để được điều trị kháng sinh.
Lẹo mắt: là những đốm sưng đỏ trên hoặc gần mí mắt, thường chứa mủ. Lẹo mắt xuất hiện khi tuyến dầu trên mí mắt bị nhiễm trùng, thường là do vi khuẩn Staphylococcus. Có 2 loại lẹo mắt: loại Hordeolum, gây nhiễm trùng tuyến mồ hôi hoặc tuyến bã nhờn trên mí mắt; Loại Chalazion, thường gây nhiễm trùng tuyến nhờn (Meibomian) trên mí mắt. Lẹo mắt thường tự khỏi nhưng sẽ gây đau trong thời gian bệnh.
Khi bị lẹo mắt, có thể dùng gạc mềm thấm nước ấm đắp lên mắt, hoặc xông hơi thường xuyên. Khi chỗ sưng đã nhọn đầu, có thể nhổ sợi lông có chân bị nhiễm trùng, ép nhẹ cho mủ chảy ra sẽ giúp người bệnh giảm sưng đau. Có thể cho dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt như chloramphenicol nếu thấy cần thiết.
Viêm bờ mi: là tình trạng viêm mạn tính 1 hoặc 2 bên mí mắt. Bệnh không lây nhiễm và thường là do nhiễm khuẩn (Staphylococcal) hoặc bệnh về da trong thời gian dài như gàu hoặc chứng đỏ mặt. Bệnh cũng có thể là do tiết dầu nhiều trên mí mắt dẫn đến nhiễm khuẩn. Có 2 loại viêm bờ mi chính là viêm phía trước (ảnh hưởng đến mép ngoài mí mắt) và viêm phía sau (ảnh hưởng đến bên trong mí mắt).
Không có thuốc điều trị viêm bờ mi, vì vậy cách tốt nhất là điều trị triệu chứng để giảm đau và kích ứng: chườm khăn ấm. Nhúng ướt lại khăn sau mỗi 5-10 phút, chườm ấm nhiều lần mỗi ngày; Nhẹ nhàng rửa sạch mí để loại bỏ vảy đóng quanh mí mắt; Tránh đeo kính áp tròng và trang điểm mắt khi bị viêm bờ mi; Massage tuyến mí mắt khi cần thiết để kích thích tiết dầu thừa. Luôn rửa tay sạch trước và sau khi chạm vào mắt.
Viêm giác mạc: Khi giác mạc bị trầy và nhiễm trùng gây phản ứng viêm. Đây là một bệnh rất nguy hiểm vì có thể để lại những di chứng vĩnh viễn như sẹo giác mạc, lồi mắt cua, teo nhãn, thậm chí là đánh mất một phần hoặc toàn bộ thị lực.
Các nguyên nhân gây viêm giác mạc bao gồm: Viêm giác mạc nông: tác nhân chủ yếu do virus như Herpes, Zona, Adenovirus. Hoặc do sự rối loạn sự chế tiết nước mắt (khô mắt), hở mi, nhiễm độc; Viêm giác mạc sâu: tác nhân gây bệnh thường theo đường máu, có thể do lao, giang mai, phong, virus...; Viêm giác mạc sợi: thường do bệnh nhân bị khô mắt có thể do tiêu hao nhiều nước mắt (thường xuyên thức đêm, mất ngủ, mắt nhắm không kín do liệt VII, hở mi...), do không sản xuất đủ nước mắt (thiếu vitamin A, dị ứng thuốc, một số loại thuốc tra mắt...).
Người bệnh viêm giác mạc cần được điều trị sớm, tránh nguy cơ ảnh hưởng tới khả năng thị lực sau này. Thông thường, viêm giác mạc mờ mắt sẽ được điều trị bằng thuốc. Trường hợp nặng không điều trị được bằng thuốc bệnh nhân cần phải tiến hành ghép giác mạc thay thế phần bị loét.
Các cách phòng ngừa nhiễm trùng mắt
Rửa tay thật kỹ. Sử dụng nước rửa tay nhanh. Nếu có sẵn nước rửa tay nhanh thì sẽ có ích trong việc giảm lây lan vi khuẩn gây đau mắt đỏ.
Tập che mũi và miệng khi hắt hơi hoặc ho, tránh chạm vào vùng mắt - đặc biệt là khi tay không sạch; Nên làm sạch và giữ kính áp tròng đúng cách (nếu sử dụng) và không được trang điểm mắt khi mắt đang bị nhiễm trùng;
Thường xuyên giặt trải giường và khăn tắm kĩ lưỡng; Bảo vệ vùng mắt khỏi các hóa chất mạnh hoặc đeo kính bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất;
Những người bị dị ứng nên có sẵn thuốc kháng histamin (thuốc chống dị ứng) để ngăn ngừa các triệu chứng mắt đỏ trước khi mùa dị ứng bắt đầu; Sử dụng các biện pháp bảo hộ mắt khi làm việc trong môi trường nhiều khói, bụi... Sử dụng kính mát khi di chuyển ngoài đường tránh bụi và dị vật bay vào mắt;
Điều trị dứt điểm các bệnh về mắt và bệnh toàn thân có nguy cơ gây viêm giác mạc; Không dùng tay dụi mắt, không tư sử dụng các vật dụng để lấy dị vật; Cung cấp đủ vitamin A cho mắt và thường xuyên chớp mắt để tránh khô mắt.
Đau mắt đỏ và đau mắt hột dễ nhầm lẫn, gây khó khăn trong điều trị Đau mắt đỏ và đau mắt hột có nhiều triệu chứng tương tự rất dễ gây nhầm lẫn khi chuẩn đoán dẫn đến điều trị sai phương pháp gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Phân biệt sự khác nhau giữa đau mắt đỏ và đau mắt hột giúp tiết kiệm thời gian điều trị và ngăn cản biến chứng nguy hiểm. Hiện...