Dấu hiệu xương đang mỏng dần
Xương của bạn có vững chắc như bạn tưởng không? Hãy thử kiểm tra xương qua các dấu hiệu sau.
1. Bạn bị nứt xương nhiều hơn một lần trong vòng hai năm chỉ vì các tai nạn nhỏ
Bạn bị vơ mắt cá chân chỉ vì vấp té do đôi giày quá cao? Bạn bị chẩn đoán là nứt xương đầu gối chỉ vì một cú va quẹt xe nhẹ? Nếu bạn dễ dàng chấn thương về xương như thế thì chắc chắn xương của bạn đang gặp vấn đề.
Nên làm: Bạn cần kiểm tra mật độ xương. Các bác sĩ sẽ sử dụng một loại X-quang đặc biệt để đo lượng canxi trong xương và các vi chất khác cấu tạo nên xương. Thông qua kết quả kiểm tra, các bác sĩ sẽ dự đoán chính xác về nguy cơ gãy xương của bạn dựa vào mức độ loãng xương mà bạn đang mắc.
2. Bạn có dáng người thấp bé và xương mỏng
Những người có khung xương nhỏ và xương mỏng có khả năng bi loãng xương ngay cả khi còn trẻ. Điều này không có nghĩa là người to lớn se không mắc bệnh loãng xương. Chỉ là người có khung xương nhỏ và xương mỏng sẽ có nguy cơ loãng xương cao hơn.
Chúng ta đạt khối lượng xương tối đa và ngừng phát triển khi chúng ta 20 đến 25 tuổi. Vào giai đọan từ 30 đến 40 tuổi, chúng ta bắt đầu bị mất xương. Tỷ lệ mất xương phụ thuộc vào di truyền, chế độ ăn uống, chế độ luyện tập thể dục…
Nên làm: Nếu bạn dưới 40 tuổi, nên làm tất cả mọi thứ có thể để giup xương chăc khoe: không quên uống sữa hàng ngày, ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi và chăm chỉ luyện tập thể dục thể thao. Nếu bạn 40 tuổi trở lên, tiếp tục cung cấp magiê, vitamin D và canxi cho cơ thể, luyện tập thể dục.
Những người có dáng người thấp bé và xương mỏng nên uống sữa hàng ngày để bù canxi (ảnh minh họa)
3. Dùng prednisone và các loại corticosteroid khác để trị bệnh
Uống thuốc có chứa corticosteroid trong một thời gian dài ảnh hưởng đến mức độ hoóc môn, hoóc môn này làm mất canxi, vitamin D và các chất dinh dưỡng khác trong xương. Những người có bệnh tự miễn hoặc viêm khớp dạng thấp có mức độ loãng xương cao hơn người bình thường vì dùng hóa chất này để trị bệnh. Phụ nữ co nguy cơ cao hơn bởi họ có nhiều khả năng mắc các bệnh tự miễn dịch.
Nên làm: Nếu bạn dùng corticosteroid để trị bệnh, bạn cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận thường xuyên.
Video đang HOT
4. Hút thuốc
Các chuyên gia không biết chính xác hút thuốc tác động xấu đến xương như thế nào, tuy nhiên nhiều nghiên cứu khẳng định đung la viêc hut thuôc co tac hai cho xương cua ban, đăc biêt la bệnh loãng xương. Vì vậy, nếu bạn hút thuốc, rất có thể bạn có nguy cơ loãng xương.
Nên làm: Tin mừng là không có khi nào là quá muộn hay quá tuổi cho việc bỏ thuốc lá, chỉ cần bỏ thuốc, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích sức khỏe.
5. Bạn uống nhiều hơn 2 ly rượu mỗi ngày
Rượu là một thực phẩm làm yếu xương bởi chúng làm tan canxi, magiê và các khoáng chất từ xương của bạn. Nếu bạn uống nhiều, khả năng loãng xương càng cao. Phụ nữ dễ bị loãng xương hơn nam giới một phần vì họ chịu tác động từ rượu mạnh hơn nam giới.
Nên làm: Giải pháp hàng đầu chính là cắt giảm lượng rượu mà bạn uống. Hãy thử thưởng thức một hoặc hai ly rượu một đêm và sau đó chuyển sang trà thảo mộc hoặc sữa nóng, mật ong.
Rượu là một thực phẩm làm yếu xương bởi chúng làm tan canxi, magiê và các khoáng chất từ xương (ảnh minh họa)
6. Bạn không uống sữa
Sữa là một thành phần quan trọng để góp phần xây dựng xương. Sữa không chỉ cung cấp canxi mà còn cung cấp vitamin D, một thành phần thậm chí còn quan trọng hơn canxi.
Nên làm: Nếu bạn không thể uống sữa, nên dùng các thực phẩm hay các loại thức uống khác giàu canxi, magiê và vitamin D để bổ sung. Đậu nành là một thức uống thay thế khá tốt.
7. Bạn bị rối loạn ăn uống
Bài liên quan:
Lam sao đê tranh “mât xương” ơ chi em?
Thực phẩm cho xương chắc khỏe
Biếng ăn là một tiền đề nguy hiểm có thể đe dọa bạn bị loãng xương. Bởi trọng lượng cơ thể thấp có thể làm giảm lượng hoóc môn và nguyệt san không đều. Bất cứ điều gì làm giảm lượng estrogen đều có thể gây trở ngại trong việc xây dựng xương.
Những gì bạn nên làm: Nếu bạn bị biếng ăn hay cuồng ăn, bạn cần sự theo dõi của bác sĩ. Có nhiều biện pháp chữa trị rối loạn ăn uống được chứng minh là hiệu quả. Điều này rất quan trọng để bảo vệ hệ xương. Ngoài ra không quên một chế độ ăn uống giàu canxi, vitamin D nữa đấy.
8. Kinh nguyệt không đều
Lượng estrogen thấp thường là nguyên nhân của hiện tượng kinh nguyệt không đều. Thật không may, estrogen thấp ảnh hưởng trực tiếp đến sự mất xương. Estrogen thấp có thể do rối loạn ăn uống, luyện tập quá mức, bệnh buồng trứng đa nang.
Kinh nguyệt không đều là do lượng estrogen, và điều này ảnh hưởng đến sự mất xương (ảnh minh họa)
Nên làm: Nên gặp bác sĩ. Các chẩn đoán có thể đưa ra kết quả chính xác và bac si se cho ban phương án điều trị việc thiếu estrogen hiêu qua nhât.
9. Bạn có một người họ hàng gần mắc bệnh loãng xương trước tuổi 50 hoặc trước mãn kinh
Lịch sử bệnh loãng xương của gia đình là nguyên nhân đáng để bạn lo ngại. Bởi nếu bạn có người trong gia đình hay họ hàng gần mắc bệnh loãng xương thì nguy cơ mắc bệnh của bạn là khá cao.
Nên làm: Tìm hiểu lịch sử sức khỏe của gia đình bằng cách tham khảo thông tin từ ông bà cha mẹ, người thân. Nếu bạn có thân nhân loãng xương, hãy nói chuyện với bác sĩ.
10. Phụ nữ da trắng hoặc phụ nữ châu Á và trên 50
Ngoài các yếu tố về chủng tộc. Phụ nữ 60, 70 tuổi càng phải chú ý cao. Bởi loãng xương tăng dần theo tuổi tác. Các chuyên gia ước tính rằng loãng xương sau tuổi 75, 90% phụ nữ có nguy cơ gãy xương.
Nên làm: Bạn không thể thay đổi giới tính, chủng tộc, tuổi tác. Nhưng biết được nguy cơ sẽ giúp được bản nhận thức rõ tình trạng và nguy cơ của mình để có cách đề phòng tốt nhất. Nếu bạn trên 50 tuổi và xương đang suy yếu, bạn cần được sự hướng dẫn điều trị từ bác sĩ.
Theo Eva
Uống thuốc, nhớ để ý thực phẩm!
Các thực phẩm có chất chua như dưa chua, giấm, chanh, quất, cam có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu sắt.
Thực phẩm có làm hỏng thuốc?
Thức ăn làm thay đổi nồng độ pH của dạ dày. Khi đói như thời điểm lúc sáng sớm, thời điểm tối muộn, dạ dày không còn thức ăn, chứa ít dịch nhầy nên đậm độ axit là rất lớn. Nhưng khi no, có nhiều thức ăn, nhiều chất nhầy, nhiều chất phụ gia được tiết vào nên đậm độ axit giảm xuống, độ pH sẽ tăng lên, có khi đạt đến 3.
Vì thuốc thay đổi sự tồn tại và hấp thu theo pH, nên các thức ăn mà làm thay đổi dịch axit của dạ dày sẽ làm thay đổi hẳn sự hấp thu của thuốc, do đó làm biến đổi hoạt lực điều trị. Chẳng hạn aspirin sẽ bị giảm hấp thu khi uống lúc no nên ít tác hại hơn. Các kháng sinh như ampicilin, meticilin không bền vững ở đậm độ axit cao, dễ bị phân hủy nên nếu uống lúc đói hay dùng chung với các thực phẩm giàu axit như nước cam, nước chanh thì thuốc không có tác dụng, coi như không uống.
Tetracycline dễ tạo kết tủa với canxi, magiê, sắt, nhôm nên nếu uống cùng với sữa hoặc uống ngay sau bữa ăn có đậm độ các kim loại này thì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Vì thế mà không nên uống tetracycline cùng với việc sử dụng các thực phẩm như mộc nhĩ, đậu, rau cần, tiết, gan, sữa...
Thuốc nào tan mạnh trong lipid thì sẽ dễ hấp thu hơn trong chất béo. Nên nếu uống thuốc trùng với các bữa ăn có nhiều chất mỡ hay dầu thì sẽ làm tăng khả năng hấp thu và đạt phổ tác dụng cao hơn. Ví dụ, vitamin A, D, E, K sẽ hấp thu được với một lượng lớn hơn khi chúng ta sử dụng chung với các thực phẩm giàu chất béo như dầu, mỡ, thịt, các món xào. Các thuốc trị nấm griseofulvin, thuốc trị động kinh loại phenytoin, kháng sinh dòng sulfamid cũng tương tự như vậy.
Các corticoid đáng ngại nhất là gây ra biến chứng chảy máu đường tiêu hóa. Mà cơ chế gây ra những tai biến này chính là do nó làm giảm tổng hợp chất nhầy bảo vệ. Vì thế, nếu chúng ta sử dụng chế độ ăn thô, nhiều chất khó tiêu như khoai, xương, lương khô sẽ làm giảm tổng hợp chất nhầy, chẳng khác nào làm gia tăng tác hại của thuốc.
Vitamin A, D, E, K sẽ hấp thu được với một lượng lớn hơn khi chúng ta sử dụng chung với các thực phẩm giàu chất béo như dầu, mỡ, thịt, các món xào (ảnh minh họa)
Không chỉ có vậy, những thuốc nào làm tăng đậm độ axit trong dạ dày, một tác nhân vẫn được coi là yếu tố chủ đạo gây ra viêm loét, chảy máu và thủng đường tiêu hóa, thì sẽ làm tăng mức độ biến chứng của thuốc. Ví như nếu uống prednisolon hàm lượng cao, liều mạnh thì dễ làm biến chứng loét và chảy máu tiêu hóa nếu chúng ta sử dụng chung với một chế độ ăn nhiều chất axit như chanh, quất, giấm, dưa, cam, khế chua...
Đáng chú ý là canxi trong sữa dễ làm kết tủa một số loại thuốc như kháng sinh dòng tetracycline, dòng kháng sinh xương khớp kincomycin, clindamycin. Do vậy, khi chúng ta uống sữa gần với thời điểm uống những thuốc này sẽ làm giảm hẳn nồng độ hiệu dụng của thuốc trong máu và do đó mà tác dụng của thuốc không đạt đến tối ưu.
Rượu cũng là một yếu tố hay đi kèm trong các bữa ăn của người nghiện rượu. Nhưng rượu lại là một câu chuyện đầy kịch tính với những thuốc mà có thể gây ra tác dụng độc hại. Cụ thể là ảnh hưởng rõ rệt với các thuốc tác động lên thần kinh trung ương như thuốc ngủ dòng benzodiazepine, thuốc trị Parkinson dòng levodopa thì rượu làm tăng tính thấm của những thuốc này vào tế bào thần kinh vượt qua những chỉ tiêu dự tính an toàn sử dụng. Thế nên có thể gây ra ức chế trung tâm hô hấp của thuốc ngủ nếu có dùng rượu, dễ làm tăng kích thích thần kinh của dòng levodopa nếu có mặt chất cồn.
Các thực phẩm có chất chua như dưa chua, giấm, chanh, quất, cam có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu sắt. Do đó các bà mẹ mang thai mà sử dụng thêm những thức ăn này trong chế độ dinh dưỡng sẽ làm tăng nồng độ sắt được hấp thu. Cùng uống một lượng viên sắt như nhau nhưng hiệu quả thai kỳ nhờ sắt sẽ khác nhau nếu sử dụng đúng với những thực phẩm hỗ trợ. Trái lại, chè, cà phê làm giảm hấp thu sắt nghiêm trọng. Do vậy mà không nên sử dụng những đồ uống này nếu phải uống sắt.
Khắc phục thế nào?
Vì có những tác động tương hỗ hay tác động ức chế nhau giữa thuốc và thực phẩm nên chúng ta cần thận trọng lựa chọn thực phẩm trong thời gian uống thuốc.
Các thực phẩm có chất chua như dưa chua, giấm, chanh, quất, cam có tác dụng làm tăng khả năng hấp thu sắt (ảnh minh họa)
Nếu không chắc chắn thì nên sử dụng một bữa ăn trung tính và cân bằng quy chuẩn các chất bột đường - mỡ - đạm. Không nên quá thiên về một chất nào mà có thể làm thay đổi biên độ điều trị hay làm thay đổi các độc tính của thuốc.
Nếu không có chỉ định đặc biệt thì nên uống thuốc bằng nước sạch tinh khiết, nước đun sôi để nguội. Vì đây là loại nước trung tính nhất mà ít ảnh hưởng tới lượng thuốc được hấp thu và biên độ tác dụng của thuốc. Với trẻ em, vị đắng của thuốc khó làm cho trẻ nuốt nên nếu có uống thuốc thì hãy uống kèm với nước đường mà không nên sử dụng một loại nước nào khác.
Khi bổ sung các vitamin A, D, E, K nên uống gần với thời điểm uống sữa hay nên dùng chung với một bữa ăn giàu chất béo vì nó làm tăng khả năng hấp thu các vitamin này, làm tăng nồng độ các vitamin di chuyển vào máu và tế bào, nhất là với trẻ em.
Không sử dụng thuốc chung với rượu hay quá gần thời điểm uống rượu vì những tương tác ngoài tầm kiểm soát. Vì lý do rượu có thể làm thay đổi độc tính của thuốc nên hãy thận trọng khi sử dụng các thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương. Một quy tắc an toàn là không dùng rượu trong thời điểm uống thuốc, dù chỉ là một chút. Nếu chẳng may có quên thì cần phải sử dụng thuốc cách xa thời điểm sử dụng rượu ít nhất 4 giờ.
Không nên sử dụng chế độ ăn giàu muối với các thuốc điều trị cần giảm muối như thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc lợi niệu điều trị phù thũng. Một chế độ ăn giảm muối và ăn nhạt vừa tốt cho các cơ chế tác dụng của thuốc.
Cuối cùng, hãy chấm dứt dùng thuốc càng sớm càng tốt ngay khi hoàn thành nhiệm vụ điều trị để mọi ảnh hưởng của thuốc tới thực phẩm không diễn ra. Điều này có ba mặt lợi: giảm tác dụng gây hại, không ảnh hưởng tới dinh dưỡng và đẩy nhanh quá trình hồi phục.
(Theo Sức khỏe & Đời sống)
Thì là ngăn ngừa ung thư đường ruột Cùng khám phá những lợi ích chữa bệnh của thì là để nhanh chóng bổ sung thêm vào tủ thuốc gia đình mình bạn nhé! 1. Thì là giúp kích thích sản xuất tăng tiết sữa cho những phụ nữ đang cho con bú và làm giảm trọng lượng cơ thể. Tuy nhiên việc tiêu thụ thì là với số lượng quá nhiều...