Dấu hiệu ung thư bàng quang dễ bị bỏ qua, đến viện ngay kẻo muộn
Ung thư bàng quang là loại ung thư xảy ra ở bàng quang- cơ quan rỗng nằm tại vùng bụng dưới có chức năng chứa nước tiểu do thận thải ra.
Ảnh minh họa: Internet
Nguyên nhân ung thư bàng quang đến nay vẫn chưa hoàn toàn rõ rệt, có những trường hợp ung thư bàng quang không tìm ra nguyên nhân.
Ung thư bàng quang có liên quan đến hút thuốc lá, phơi nhiễm tia bức xạ, nhiễm ký sinh trùng, tiếp xúc với hóa chất.
Bản chất của ung thư bàng quang là các tế bào trong bàng quang bị đột biến. Các tế bào bình thường sẽ phát triển bất thường, không kiểm soát được và tạo thành khối u tại bàng quang.
Các triệu chứng thường gặp ở ung thư bàng quang
Đi tiểu ra máu
Đây là một trong những dấu hiệu bệnh ung thư bàng quang cơ bản nhất. Theo tính toán, cứ 10 người mắc ung thư thì có 8 – 9 người đi tiểu có sự xuất hiện của máu thường, máu huyết.
Đi tiểu đau
Cũng giống như đi tiểu ra máu, đi tiểu đau là triệu chứng khá phổ biến. Chúng làm hình thành nên các cơn đau dữ dội. Nếu thấy cơ thể có dấu hiệu này, hãy đến ngay cơ sở y tế để khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.
Đi tiểu rắt
Người mắc ung thư bàng quang thường có hiện tượng đi tiểu nhiều lần, mỗi lần đi có lượng nước tiểu rất ít.
Mắc viêm hay nhiễm trùng đường tiết niệu thường xuyên. Trong trường hợp này, cần lưu ý bởi rất có thể tế bào ung thư đã bắt đầu phát triển.
Bệnh nhân mắc ung thư bàng quang có nguy cơ thiếu máu cao. Đôi khi, chúng khiến người bệnh lầm tưởng đến một vài bệnh lý khác. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên chủ quan bởi nó là dấu hiệu cho thấy tế bào ung thư đang phát triển mạnh. Ảnh minh họa: Internet
Xuất hiện các cơn đau
Cơ thể xuất hiện những cơn đau tại khu vực dưới lưng, xung quanh thận. Lúc này, bạn nên đi khám để chuẩn đoán và phát hiện bệnh trước khi có biến chứng.
Chân sưng phù
Video đang HOT
Mặc dù sưng chân không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu sưng chân trong nhiều ngày liền thì tuyệt đối không nên chủ quan. Đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng.
Giảm cân
Giảm cân không phanh là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Các tế bào ung thư đang có dấu hiệu lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể.
Đau nhức xương
Người mắc ung thư bàng quang thường xuất hiện các cơn đau xương. Ngoài ra, còn đau tại vùng trực tràng, hậu môn hay thậm chí là vùng xương chậu.
Giảm cân không phanh là dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề. Các tế bào ung thư đang có dấu hiệu lan rộng ra các vùng khác trên cơ thể. Ảnh minh họa: Internet
Thiếu máu
Bệnh nhân mắc ung thư bàng quang có nguy cơ thiếu máu cao. Đôi khi, chúng khiến người bệnh lầm tưởng đến một vài bệnh lý khác. Tuy nhiên, tuyệt đối không nên chủ quan bởi nó là dấu hiệu cho thấy tế bào ung thư đang phát triển mạnh.
Đối tượng nguy cơ bệnh ung thư bàng quang
Cũng giống như nguyên nhân gây bệnh, các yếu tô nguy cơ ung thư bàng quang vẫn chưa được nghiên cứu một cách rõ ràng. Một số yếu tố nguy cơ phổ biến dẫn đến ung thư bàng quang là:
Những người lớn tuổi có nguy cơ mắc ung thư bàng quang cao hơn những người trẻ.
Người da trắng dễ có nguy cơ ung thư bàng quang hơn người chủng tộc khác.
Đàn ông dễ bị ung thư bàng quang hơn phụ nữ.
Tiền sử gia đình có người mắc phải ung thư bàng quang là yếu tô nguy cơ của bệnh.
Người đã bị ung thư bàng quang cũng có khả năng tái phát do đã điều trị với thuốc chống ung thư cyclophosphamide làm tăng nguy cơ ung thư bàng quang.
Những người hút thuốc lá có nguy cơ ung thư bàng quang cao hơn hai đến ba lần so với những người không hút thuốc lá.
Nghề nghiệp dễ mắc ung thư như làm cao su, chất hóa học, da thuộc, thợ làm tóc, thợ kim khí, thợ in, thợ dệt, tài xế xe tải. Đây là những ngành nghề tiếp xúc thường xuyên với những chất sinh ung.
Những người bị nhiễm ký sinh trùng cũng có nguy cơ ung thư bàng quang.
Ngoài ra, các bệnh lý viêm bàng quang mạn tính, nhiễm trùng tiết niệu tái diễn nhiều lẫn hoặc sử dụng ống thông đường tiểu lâu ngày cũng gây nên ung thư bàng quang.
Theo Tiền phong
Tiểu ra máu ở phụ nữ là bệnh gì?
Máu trong nước tiểu thường là do nhiễm trùng, các vấn đề về thận hoặc chấn thương.
ShutterStock
Tiểu ra máu có thể xảy ra khi một phần của đường tiết niệu, bao gồm thận, bàng quang và niệu quản bị tổn thương kéo dài hoặc bị kích thích, theo Medicine News Line.
Tuy nhiên, máu xuất hiện trong nước tiểu không phải lúc nào cũng xuất phát từ đường tiết niệu.
Phụ nữ nếu thấy có máu trong nước tiểu ở giai đoạn ngoài chu kỳ kinh nguyệt, cần đi khám ngay.
Nguyên nhân khiến tiểu ra máu ở nữ giới có thể là:
Sỏi đường tiết niệu
Khoáng chất dư thừa có thể hình thành sỏi trong bàng quang và thận.
Sỏi có thể làm rách hoặc trầy xước niêm mạc đường tiết niệu và các cơ quan liên quan. Máu từ những vết thương này có thể hòa lẫn với nước tiểu, dẫn đến tiểu ra máu.
Sỏi trong đường tiết niệu có thể gây ra các triệu chứng sau đây: nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu, đi tiểu thường xuyên, tiểu không tự chủ, tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc có mùi khác thường.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ sỏi thận là uống không đủ nước, ăn nhiều muối, bệnh đường tiêu hóa như bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng, các vấn đề về tuyến giáp, thừa cân hoặc béo phì, theo Medicine News Line.
Lạc nội mạc tử cung
Tiểu ra máu đi kèm với đau lưng dưới nghiêm trọng có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung.
Lạc nội mạc tử cung xảy ra khi các mô lẽ ra phát triển bên trong tử cung lại phát triển bên ngoài tử cung.
Lạc nội mạc tử cung thường liên quan đến các khu vực như lớp lót ngoài của tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng.
Nếu không điều trị, lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh.
Ung thư
Ung thư thận hoặc bàng quang cũng có thể gây tiểu ra máu.
Có thể có ngày có, có ngày không. Tuyệt đối không nên đợi máu xuất hiện trở lại rồi mới đi khám.
Ung thư bàng quang có thể khiến đi tiểu nhiều lần hơn hoặc ít hơn.
Ung thư thận thường không ảnh hưởng rõ nét đến việc tiểu tiện, nhưng có thể gây đau lưng dưới, theo Medicine News Line.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân phổ biến của tiểu ra máu.
Nữ giới có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu nhiều hơn nam giới.
Theo Viện Tiểu đường Bệnh tiêu hóa và Thận quốc gia Mỹ, ít nhất 40 - 60% phụ nữ từng bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn từ ruột xâm nhập vào niệu đạo và ống dẫn tiểu ra khỏi cơ thể. Nhiễm trùng tiết niệu có thể đi lên niệu đạo và nhiễm trùng niệu quản, thận hoặc bàng quang.
Nhiễm trùng tiết niệu khiến mắc tiểu thường xuyên và đột ngột.
Các triệu chứng khác của nhiễm trùng tiểu có thể bao gồm tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc có mùi khác thường, có máu trong nước tiểu, đau tức ở vùng thắt lưng, bụng hoặc vùng chậu.
Khi nào nên đi khám?
Không nên chần chờ khi thấy có máu trong nước tiểu. Ngay cả khi sau đó không thấy máu xuất hiện lại trong nước tiểu, vẫn phải đi khám.
Nên gặp bác sĩ nếu thấy có máu trong nước tiểu mà không phải chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt nếu đi kèm với các triệu chứng sau: đau dữ dội ở lưng dưới, bụng hoặc xương chậu, các vấn đề về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy hoặc buồn nôn, tiểu buốt, nước tiểu đục hoặc có màu bất thường, nước tiểu có mùi khác thường, sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, theo Medicine News Line.
Theo Thanh niên
Làm thế nào phát hiện sớm ung thư tuyến tiền liệt? Tôi 52 tuổi, một tháng nay phát hiện có một cục hạch cứng ở tiền liệt tuyến. Xin hỏi bác sĩ có phải tôi bị ung thư tuyến tiền liệt? Ảnh minh họa Tôi nghe nhiều người nói bệnh này rất phổ biến ở nam giới trên 50 tuổi. Làm thế nào để phát hiện sớm được bệnh? (Trí) Trả lời: Ung thư...