Đau dây chằng cổ: Nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả
Đau dây chằng cổ là một trong các triệu chứng của bệnh lý xương khớp, gây ra rất nhiều khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như các hoạt động sinh hoạt của người bệnh.
Đau dây chằng cổ là gì?
Đau dây chằng là những cơn đau nhức xảy ra do dây chằng ở những khớp xương bị tổn thương – (Ảnh minh họa)
Đau dây chằng là hiện tượng những cơn đau nhức xảy ra do dây chằng ở những khớp xương bị tổn thương. Đau dây chằng khiến người bệnh vô cùng khó chịu bởi không chỉ bởi những cơn đau nhức mà hoạt động hàng ngày cũng bị hạn chế. Thậm chí những hoạt động nhẹ như đau khi cúi người (đau dây chằng lưng), đau khi vặn cổ (đau dây chằng cổ), đau khi ngồi (đau dây chằng ở mông), cầm nắm khó khăn nếu đau dây chằng ngón tay cái,…
Đau dây chằng có thể xảy ra ở rất nhiều vị trí khác nhau như đau dây chằng khớp gối, đau dây chằng bụng dưới, đau dây chằng hông, đau dây chằng ở háng, đau dây chằng sau gót chân, đau dây chằng cổ tay,… Thông thường, những cơn đau thường cấp tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở thành cơn đau mãn tính, gây khó khăn chữa bệnh sẽ rất khó khăn.
Nguyên nhân gây đau dây chằng cổ thường gặp
Những cơn đau vùng dây chằng cổ thường do một số nguyên nhân như:
- Quá trình lão hoá ở tuổi trung niên khiến các khớp xương bị mòn, dây chằng hoạt động yếu hơn.
- Đau dây thần kinh chẩm hoặc một trong các rễ thần kinh ở cổ.
- Di chấn hoặc tiến triển của bong gân vùng cổ do tai nạn hoặc vô tình tác động mạnh lên cổ.
Ảnh minh họa
- Sinh hoạt, vận động sai tư thế: kê gối có độ cao không phù hợp; nằm nghiêng người lâu khi ngủ; ngủ gục mặt trên bàn làm việc; ngồi khòm lưng lâu, ít vận động; khuân vác vật nặng sai tư thế; vặn mạnh cổ khi nhức mỏi; nằm coi tivi…gây rối loạn lực cơ trường và kéo căng dây chằng.
- Hoạt động cổ quá mức hoặc ghì cổ ở một tư thế lâu do tính chất ở một số công việc như bác sĩ, thợ điện, thợ may, thợ cắt tóc, nhân viên văn phòng… gây ra các cơn đau buốt vùng dây chằng dọc cổ.
Video đang HOT
- Chơi các môn thể thao cần sử dụng lực cổ như bóng rổ, bóng chày, tennis, tập thể hình sai tư thế…
- Các yêu tố thời tiết khiến cơ thể cảm lạnh, trúng gió cũng có thể ảnh hưởng đến các cơ, gân và dây chằng.
- Vùng cổ, vai, gáy bị viêm nhiễm do mắc các bệnh lý như Paget cột sống, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp…
- Do bị u cột sống cổ, thoái hoá đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, não mô cầu, viêm màng não, ung thư…
Cách điều trị đau dây chằng cổ hiệu quả
Theo Phó giám đốc Bệnh viên Chỉnh hình và phục hồi chức năng TP. HCM, người bệnh nên đi khám ngay khi tình trạng đau cổ kéo dài có dấu hiệu đau dây chằng vùng cổ. Tránh tự ý uống thuốc giảm đau tại nhà vì có thể làm trầm trọng tình trạng đau nhức về sau, thậm chí là đau mãn tính, khó chữa khỏi.
Nếu chỉ là những cơn đau thông thường, bệnh thường sẽ tự hết trong vòng từ 1 – 2 ngày khi có chế độ nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý. Đối với những trường hợp đau nhức nghiêm trọng hơn, nếu người bệnh dùng thuốc và tuân thủ đúng theo những chỉ định của Bác sĩ, bệnh sẽ tự phục hồi trong khoảng 3 tuần kể từ lúc bắt đầu điều trị, thậm chí có thể là từ vài ngày đến 1 tuần nếu tình trạng bệnh không quá phức tạp. Ngoài ra:
Massage cổ giúp giảm đau
Nếu cơn đau cổ có mức độ nhẹ, bạn có thể xoa bóp vùng cổ nhằm kích thích tuần hoàn máu, cải thiện cơn đau và phạm vi chuyển động của cơ quan này.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, có thể kết hợp động tác massage với dầu hoặc cao nóng nhằm làm giãn không gian giữa các cột sống và giảm tình trạng viêm sưng ở cổ.
Chườm nóng – chườm lạnh luân phiên
Để giảm đau dây chằng và cải thiện tình trạng viêm ở cổ nên chườm nóng, chườm lạnh luân phiên. Mỗi lượt chườm kéo dài khoảng 15 phút, sau đó nên dành thời gian nghỉ ngơi và chườm lại sau khoảng 2 giờ. Thực hiện biện pháp này liên tục trong 2 – 3 ngày có thể cải thiện cơn đau đáng kể.
Ngoài tác dụng giảm đau, chườm nóng – lạnh còn giúp giảm sưng viêm và hạn chế tình trạng chuột rút ở cơ vai.
Thay đổi thói quen
Ảnh minh họa
Hơn 60% các trường hợp đau dây chằng cổ đều khởi phát do thói quen vận động và sinh hoạt thiếu lành mạnh. Vì vậy để làm cải thiện và ngăn ngừa tình trạng tái phát, bạn nên thay đổi những thói quen xấu và thiết lập lối sống lành mạnh.
Nên chườm lạnh hay chườm nóng khi bị đau lưng?
Nên chườm lạnh hay chườm nóng? Khi nào, như thế nào và trong bao lâu để giảm đau lưng là những câu hỏi còn gây nhiều tranh luận và không phải lúc nào cũng có quy tắc.
Lạnh so với nóng
Lạnh hay nóng? Nóng rồi lạnh? Hay lạnh trước rồi mới đến nóng? Chính xác thì nên chườm lạnh hay chườm nóng, khi nào, như thế nào và trong bao lâu để giảm đau lưng?
Đau lưng sẽ tấn công đến 80% số người trong chúng ta tại một thời điểm nào đó trong đời. Theo một nghiên cứu trên Mayo Clinic Proceedings, đây là một trong những lý do phổ biến nhất khiến bạn phải nghỉ làm và là lý do hay gặp thứ ba khiến bạn phải đến bác sĩ, sau các vấn đề về da, viêm khớp và rối loạn khớp.
Theo CDC Mỹ, cơn đau lưng có thể chỉ diễn ra trong thời gian ngắn từ 4 đến 12 tuần hoặc mạn tính, nghĩa là kéo dài 12 tuần hoặc hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây ra đau thắt lưng: tuổi cao, bệnh lý có sẵn, vận động quá sức, nâng vật nặng sai cách, ngã nặng hoặc thậm chí là trượt chân nhẹ... Và nó có thể ảnh hưởng đến nhiều cấu trúc ở lưng, bao gồm đốt sống, khớp, cơ, gân, dây chằng và đĩa đệm.
Nguyên nhân gây đau lưng và các cấu trúc bị tổn thương đều đóng vai trò quan trọng trong việc nên chọn chườm lạnh hay chườm nóng trong quá trình hồi phục.
Chườm lạnh
Nói chung, hãy chườm lạnh khi đau lưng là cấp tính, chẳng hạn như sau một chấn thương vừa xảy ra. Chườm lạnh sẽ giúp ích trong vòng hai ngày sau chấn thương. (Chườm lạnh cũng hữu ích nếu bạn bị đau lưng sau khi tập thể dục).
Lý do: Hạ nhiệt độ cơ thể sẽ giúp co mạch máu, giảm sưng, giảm viêm và gây tê.
Có thể sử dụng túi chườm mua ở cửa hàng hoặc tự làm túi chườm. Chỉ cần không đặt đá trực tiếp lên lưng - có thể gây tổn thương da. Thay vào đó, hãy giữ một lớp quần áo giữa túi chườm và da hoặc quấn túi đá lạnh trong một chiếc khăn.
Chườm lạnh trong khoảng 10 đến 20 phút một vài lần trong ngày. Nhớ đừng để túi chườm quá lâu và kiểm tra da để đảm bảo không bị tê.
Đôi khi chườm lạnh là đủ để làm giảm đau.
Chườm lạnh, sau đó chườm nóng
Đôi khi, chỉ chườm lạnh không cắt cơn đau được. Trong trường hợp đó, hãy chuyển sang chườm nóng khi chỗ viêm đã dịu đi, khoảng hai ngày sau. Theo các bác sĩ, nên chườm lạnh trước rồi chườm nóng khi bị đau lưng cấp tính. Làm như vậy trong 48 giờ sau khi bị thương để thư giãn cơ và làm dịu vùng bị đau.
Chườm nóng giúp cải thiện sự mềm mại của các mô mềm, cử động của các cơ và hoạt động tổng thể của lưng. Sức nóng kích thích lưu thông máu ở lưng dưới, đưa các chất dinh dưỡng chữa lành các mô bị thương. Nên sử dụng liệu pháp nhiệt ngắt quãng trong vài giờ hoặc vài ngày để cải thiện quá trình chữa lành mô và ngăn ngừa đau tái phát.
Sử dụng túi chườm nóng hoặc một chai nước nóng và lưu ý đến nhiệt độ để tránh bị bỏng. Nhiệt ẩm (như khăn ấm, ẩm hoặc vòi hoa sen ấm) thâm nhập vào các mô sâu nhanh hơn nhiệt khô.
Chườm nóng từng đợt ngắn không quá 20 đến 30 phút mỗi lần. Đặt hẹn giờ nếu bạn sợ mình ngủ quên và luôn đặt tấm sưởi ở mức nhiệt độ thấp hoặc trung bình, không đặt nhiệt độ cao.
Chườm nóng
Với đau lưng mãn tính, liệu pháp nhiệt có thể là tốt nhất. Hãy thử chườm nóng nhiệt độ thấp liên tục để chữa đau lưng mãn tính, ví dụ như quấn một chiếc chăn sưởi quanh vùng thắt lưng.
Đệm sưởi là một lựa chọn điều trị tốt cho một số triệu chứng đau lưng, chẳng hạn như co thắt cơ gây đau có thể xảy ra với một số trường hợp bong gân và căng cơ ở lưng. Sức nóng có thể làm cơ thư giãn.
Khi nào đến gặp bác sĩ
Nếu đau lưng kéo dài, nặng lên hoặc bắt đầu cản trở các hoạt động hàng ngày, hãy đi khám bác sĩ để tìm hiểu xem điều gì đang xảy ra. Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây đau lưng và đề xuất các phương pháp điều trị ngoài chườm nóng và lạnh, bao gồm thuốc kê đơn hoặc không kê đơn, tiêm corticoid hoặc vật lý trị liệu.
Các phương pháp điều trị khác có thể cần thiết để giảm đau và ngăn cơn đau tái phát. Nói chung, đây là một cách tiếp cận tích cực với mục tiêu đưa bạn trở lại các hoạt động thường xuyên càng sớm càng tốt
Cuối cùng
Chườm nóng và chườm lạnh là những công cụ quan trọng giúp hồi phục sau chấn thương lưng hoặc đau lưng mãn tính. Chườm lạnh ngay sau khi bị thương và chuyển sang chườm nóng hai ngày sau nếu vẫn còn đau. Nếu đau lưng mãn tính, chườm nóng ở nhiệt độ thấp có thể hữu ích. Gọi cho bác sĩ để biết bạn có thể làm gì khác nếu vẫn không khỏe hơn khi nghỉ ngơi, chườm nóng, chườm đá hoặc dùng thuốc không kê đơn.
Chườm nóng chữa đau nhức, người đàn ông tá hoả khi biết mình 'điếc không sợ súng' Người đàn ông ra sức chườm nóng để chữa mỏi cổ, đau lưng, chùn gối, sưng tay.... Nhưng tình trạng đau ngày càng trầm trọng buộc anh phải đến viện và tá hoả khi bác sĩ chỉ ra bệnh. Không phải ai cũng có thể chườm nóng chữa đau nhức xương Đủ loại đai mát - xa, túi chườm, miếng dán mà đau...