Đau đầu, co giật, suy giảm trí nhớ, sản phụ được phát hiện mắc hội chứng rối loạn tuần hoàn não
Chị N.T.N 31 tuổi, huyện Tam Nông, Phú Thọ sau sinh con thứ 4 được 5 ngày phải cấp cứu tại BVĐK tỉnh Phú Thọ trong tình trạng đau đầu, không tỉnh táo, suy giảm trí nhớ, co giật từng cơn, yếu nửa người trái.
Chị N. được thầy thuốc Khoa Cấp cứu, BVĐK tỉnh Phú Thọ thăm khám và chỉ định cận lâm sàng.
Kết quả chụp cộng hưởng từ (MRI) sọ não cho thấy hình ảnh nhiều ổ tổn thương nhỏ dạng phù não tập trung chủ yếu thùy chẩm bên; chọc dịch não tủy và các xét nghiệm khác cho kết quả bình thường.
Sau khi khai thác kỹ tiền sử, kiểm tra triệu chứng lâm sàng thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng và hội chẩn, thầy thuốc chẩn đoán chị N. mắc hội chứng PRES (hội chứng rối loạn tuần hoàn não sau có hồi phục).
Bệnh nhân được điều trị tích cực tại Khoa Cấp cứu – BVĐK tỉnh Phú Thọ
Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng thuốc chống co giật, hạ và kiểm soát huyết áp tích cực, duy trì huyết áp tối đa 120-140mmHg.
Video đang HOT
Sau 2 ngày điều trị, người bệnh hết co giật, ý thức cải thiện, huyết động ổn định, tự ngồi dậy và ăn uống được.
Theo BS Nguyễn Văn Linh – Khoa Cấp cứu, BVĐK tỉnh Phú Thọ, hội chứng rối loạn tuần hoàn não sau có hồi phục (PRES) là một trạng thái nhiễm độc thần kinh xảy ra thứ phát do tuần hoàn não sau không có khả năng tự điều hòa để đáp ứng với những thay đổi cấp tính của huyết áp.
Huyết áp tăng cao dẫn đến mất khả năng tự điều chỉnh, tăng tưới máu cùng với sự phá vỡ hàng rào máu não dẫn đến phù nề mạch máu, vị trí tổn thương hay gặp nhất ở vùng chẩm hai bên. Nguyên nhân thường gặp các trường hợp tăng huyết áp/ hậu sản, sản giật, tiền sản giật, viêm cầu thận cấp; hội chứng tam máu – ure huyết; ban xuất huyết khối giảm tiểu cầu; lupus ban đỏ hệ thống …
BS Nguyễn Văn Linh khuyến cáo, huyết áp tăng cao liên tục vẫn là thủ phạm chính gây ra các triệu chứng lâm sàng của hội chứng PRES.
Việc chẩn đoán sớm và phân biệt với các nguyên nhân rối loạn tâm thần khác là rất quan trọng. Mặc dù hầu hết các ca bệnh được điều trị thành công nhưng những trường hợp không được điều trị kịp thời có thể để lại những di chứng đáng tiếc về sau.
Bởi vậy, khi có các biểu hiện: đau đầu, co giật, rối loạn tâm thần và thị giác, cần đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nguy kịch vì sốt xuất huyết: Cách phân biệt với sốt do COVID-19 thế nào?
Bác sĩ chỉ rõ sự khác nhau giữa sốt do sốt xuất huyết và do COVID-19.
Theo BS Nguyễn Trần Nam - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, sốt xuất huyết tăng cao do nhiều yếu tố, như từ tháng 3, 4 lượng mưa tăng cao so với năm ngoái, các khu vực nhà trọ ẩm thấp, nước đọng...
Người lớn hay trẻ nhỏ sốt do COVID-19 không đáng lo bằng sốt xuất huyết. Khi bị sốt xuất huyết, bệnh nhân sốt liên tục, khó hạ không kèm các triệu chứng khác. Trong khi đó, sốt so COVID-19 thường kèm theo triệu chứng ho, viêm họng và đặc điểm của chủng Omicron, 48h là hết sốt.
Nếu sốt sau 48h không hạ thì bạn cần nghĩ tới sốt xuất huyết. Bạn nên đến cơ sở y tế để thử máu, xác định có phải sốt xuất huyết hay không.
Bệnh nhi sốt xuất huyết.
BS Nam lưu ý trường hợp nghi ngờ sốt xuất huyết:
Giai đoạn 1: Ba ngày đầu người bệnh có triệu chứng chủ yếu là sốt cao.
Giai đoạn 2: Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 6 các triệu chứng sốt giảm. Đây là giai đoạn nguy hiểm có thể xảy ra các biến chứng xuất huyết.
Giai đoạn 3: Từ ngày thứ 7 trở đi (giai đoạn hồi phục, bạn cần đánh dấu rõ từng ngày trẻ nhiễm bệnh.
Sốt xuất huyết không có thuốc đặc trị mà chủ yếu là điều trị theo triệu chứng.
Bác sĩ cảnh báo, nhiều phụ huynh thấy con sốt không dám cho uống thuốc mà chờ đưa con đến bác sĩ. Điều này là sai lầm vì trẻ có thể sốt cao gây co giật, nguy hiểm. Khi trẻ sốt có thể làm xét nghiệm kháng nguyên sốt xuất huyết, xét nghiệm từ ngày thứ nhất tới ngày thứ 5.
Cha mẹ nên cho con hạ sốt theo cân nặng, nên chọn thuốc uống là chính trừ trường hợp trẻ không dùng được đường uống mới dùng thuốc nhét hậu môn. Trong sốt xuất huyết, chỉ sử dụng hạ sốt chứa Paracetamol.
Dù thuốc hạ sốt mua không cần toa của bác sĩ nhưng cha mẹ phải sử dụng đúng liều lượng. Uống hạ sốt trẻ sẽ giảm sốt chứ không hết sốt ngay. Các phụ huynh thương lo lắng khi con uống hạ sốt nhưng không hạ ngay, thực tế trẻ giảm dần mới an toàn còn uống hạ sốt mà nhiệt độ về 36 độ C không phải điều tốt. Liều lượng mỗi lần uống cách nhau từ 4 đến 6 tiếng.
BS Nam đặc biệt lưu ý với người bệnh sốt xuất huyết cần được cung cấp đủ nước, ăn đầy đủ dinh dưỡng. Người bệnh cần được tái khám sau 3 ngày để sàng lọc các biến chứng. Từ ngày thứ 3 của bệnh sốt xuất huyết bạn cần lưu ý vì đây là giai đoạn nguy hiểm.
Khoa học chỉ ra 5 loại đồ uống tốt nhất nếu bạn hay quên Lối sống đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của chứng suy giảm trí nhớ, và điều đó bao gồm những loại đồ uống bạn chọn để tiêu thụ. Nói chung, kết hợp hoạt động thể chất, chế độ ăn uống lành mạnh và ngủ đủ giấc đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho bộ não nhạy bén. Tất...