Đất nước duy nhất trên thế giới không có người mắc ung thư, bí mật nằm ở 5 điều này
Fiji chính là quốc gia duy nhất trên thế giới không có người mắc ung thư. Có lẽ điều này là nhờ môi trường và lối sống lành mạnh ở nơi đây.
Trong những năm gần đây, tỉ lệ mắc ung thư trên thế giới đang có xu hướng tăng nhanh và đáng báo động. Theo số liệu của Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế GLOBOCAN 2018, mỗi năm trên thế giới có khoảng 18,1 triệu ca mắc mới ung thư và 9,6 triệu ca bệnh nhân ung thư tử vong. Dự báo năm 2025 tăng lên 19,3 triệu ca mới, trong đó bệnh nhân phần lớn ở các nước đang phát triển.
Hầu hết các quốc gia đều có bệnh nhân mắc ung thư, IARC còn liệt kê ra 25 quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư mới cao nhất là Đức, Hàn Quốc, Anh, Canada, Hà Lan, Na Uy, Pháp,…
Giữa thực trạng hầu hết các nước đều có người mắc ung thư lại tồn tại một quốc gia không hề có ung thư đó là Fiji. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế Giới, từ năm 1971 đến năm 2010, 900.000 người trên cả nước không tìm thấy trường hợp nào mắc bệnh ung thư. Quốc gia này là “đất nước trường thọ” nổi tiếng thế giới và cũng được mệnh danh là “quốc gia không ung thư”. Đảo quốc Fiji nằm ở trung tâm Tây Nam Thái Bình Dương, phía đông Vanuatu, phía tây Tonga, phía nam Tuvalu, với diện tích 18.333 km2 và bao gồm 332 hòn đảo.
Không ít người thắc mắc tại sao đất nước này không có ung thư? Liệu có phải vì nền kinh tế của nó rất phát triển, hoặc trình độ y tế cũng rất cao.
Tuy nhiên, thực tế lý do Fiji không có người mắc ung thư là vì người dân địa phương đã duy trì lối sống lành mạnh. Đây là bí mật giúp ngăn ngừa ung thư của họ.
1. Tâm lý lành mạnh
Fiji được đánh giá là quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao nhất thế giới. Fiji khá nhỏ nên người dân vẫn sống kiểu tự cung tự cấp. Do đó, họ không bị áp lực về kinh tế, công việc, học tập… Vì vậy, họ luôn có tâm trạng thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc nên ít khi bị bệnh chứ đừng nói đến ung thư.
Video đang HOT
2. Thường xuyên vận động
Vì Fiji nằm ở trung tâm Tây Nam Thái Bình Dương, nên người dân địa phương thường sống quanh bãi biển, vì vậy hầu hết mọi người đều có thể bơi. Bơi lội là một cách tập thể dục lành mạnh, có thể kiểm soát cân nặng và tăng cường khả năng miễn dịch.
Ngoài ra, bơi lội còn tốt cho xương khớp, cải thiện chức năng phổi, giúp bạn có cơ thể cân đối và còn là môn thể thao gần gũi với thiên nhiên. Một vài nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa bơi lội và cải thiện chức năng phổi. Nghiên cứu đã xác lập một liên quan giữa giảm chức năng phổi với các bệnh lý tim mạch. Nếu bạn có 2 lá phổi khỏe mạnh thì cơ thể sẽ “xử lý” oxy hiệu quả, bạn không có cảm giác bị hụt hơi và giúp phòng chống các bệnh tật tốt hơn.
3. Ăn hải sản
Vì sống ở biển, nên người dân ở Fiji đặc biệt thích ăn hải sản. Có điều đặc biệt là họ không ăn cá, tôm, các hải sản khác đã ướp qua chất bảo quản, thậm chí cá khô, tôm khô hay hun khói cũng không ăn mà chỉ ăn hải sản tươi sống. Hải sản tươi rất giàu protein chất lượng cao, axit béo không bão hòa, vitamin và các nguyên tố vi lượng, rất cần thiết để duy trì sức khỏe.
4. Thích ăn các loại ngũ cốc thô
Kiều mạch là một loại thực phẩm chính của người dân nơi đây. Nó cũng là một loại hạt thô phổ biến. Kiều mạch rất giàu cellulose, vitamin B và các nguyên tố vi lượng selenium. Kiều mạch giàu chất chống oxy hóa hơn nhiều loại ngũ cốc thông thường. Các hợp chất thực vật của nó bao gồm vitexin, D-chiro-inositol, rutin và quercetin (2 chất có thể giảm nguy cơ ung thư)
Theo Healthline, kiều mạch có thể điều chỉnh lượng đường trong máu, là một lựa chọn lành mạnh cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. Hơn nữa, nó có thể tăng cường sức khỏe của tim bằng cách cải thiện huyết áp và lipid máu.
5. Môi trường sinh thái tự nhiên
Fiji được bao quanh bởi biển và rừng, dù có con người sinh sống nhưng môi trường chưa hề bị hủy hoại, vì vậy không khí ở đây rất trong lành. Rất nhiều người đến Fiji để “hồi phục” sức khỏe và cảm nhận thiên nhiên thực sự.
Đặc biệt nguồn nước của Fiji vô cùng tinh khiết và sạch sẽ. Nước tại Fiji được công nhận là nước đóng chai tốt nhất và đắt nhất thế giới cung cấp một môi trường sống lý tưởng cho người dân do không có sự ô nhiễm của thực vật và thực phẩm.
Hoàng Dương (tổng hợp)
Có thể chữa khỏi ung thư vú nếu phát hiện ở giai đoạn đầu
GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, nếu ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi bệnh; giai đoạn 1-2 có thể chữa ổn định tới hơn 90%; ở giai đoạn 3 tỉ lệ sẽ là 60% và đến giai đoạn 4 thì việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn.
PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng cho biết, ung thư vú là căn bệnh ung thư phổ biến ở Việt Nam và hầu hết các nước trên thế giới. Theo thống kê, mỗi năm nước ta có 164.671 số ca mắc mới ung thư, trong đó ung thư vú là 15.229 ca (chiếm 9,2%).
Tuy nhiên, đây là căn bệnh có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời và đúng phương pháp, phát hiện càng sớm thì việc điều trị càng đơn giản, hiệu quả, tỷ lệ chữa khỏi cao và chi phí điều trị thấp.
Điều trị ung thư vú hiện nay đã có những bước tiến lớn về phương pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và kết hợp với các phương pháp điều trị khác như nội tiết tố, liệu pháp sinh học (điều trị nhằm trúng đích)...
GS.TS Trần Văn Thuấn, Giám đốc Bệnh viện K cho biết, nếu ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn đầu có thể chữa khỏi bệnh; giai đoạn 1-2 có thể chữa ổn định tới hơn 90%; ở giai đoạn 3 tỉ lệ sẽ là 60% và đến giai đoạn 4 thì việc điều trị chỉ để kéo dài cuộc sống, giảm bớt các triệu chứng đau đớn.
Hãy đi tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú.
Chính vì vậy, việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư vú ngay khi phụ nữ sang độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao (từ 40 tuổi trở lên) là rất quan trọng. Nhưng hiện vẫn còn rất nhiều chị em chưa chủ động trong việc tự đi khám sàng lọc bệnh ung thư vú.
Sau 7 năm, Quỹ Hỗ trợ bệnh nhân ung thư - Ngày mai tươi sáng đã vận động, tổ chức hỗ trợ điều trị và tặng quà cho hơn 25.000 bệnh nhân ung thư nghèo trên toàn quốc trị giá 24 tỷ đồng, đã và đang hỗ trợ thuốc điều trị ung thư cho bệnh nhân trị giá hơn 400 tỷ đồng; khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh ung thư cho hơn 78.000 người dân trị giá hơn 47 tỷ đồng.
Đặc biệt, trong 3 năm (206-2018) chiến dịch "Tầm soát ung thư vú ngay khi sang tuổi 40" đã thăm khám miễn phí cho hơn 30.000 phụ nữ tại các tỉnh, thành; trong đó phát hiện sớm 130 trường hợp nghi ngờ ung thư và ung thư vú.
Tr.Hằng
Theo CAND
Uống nước kiểu này, nhiễm hóa chất "uốn cong giới tính" Các nhà khoa học Mỹ gây sốc khi tuyên bố hóa chất BPA mà con người bị nhiễm phải khi uống nước trong chai nhựa có thể gây rối loạn nội tiết tố lớn đến mức "uốn cong giới tính". Tiến sĩ Particia Hunt từ Đại học Bang Washington (Mỹ) vừa công bố các kết quả chấn động mà bà và các cộng...