Đánh giá kết quả học tập của Học sinh tiểu học: Đặt nền móng tiếp thu kiến thức
Việt Nam đứng đầu ở 3 trong số 4 lĩnh vực khảo sát của Chương trình đánh giá kết quả học tập của HS tiểu học các nước Đông Nam Á (SEA PLM).
Học sinh tiểu học được chú trọng rèn luyện các kỹ năng căn bản và quan trọng gồm đọc hiểu, viết và tính toán.
SEA PLM đánh giá HS lớp 5 ở các lĩnh vực Toán, Đọc hiểu, Viết và Giáo dục Công dân toàn cầu. Có 6 quốc gia tham gia kỳ khảo sát gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaysia, Myanmar và Philippines.
Năng lực nền tảng của bậc tiểu học
Trong hai năm học lớp Một và lớp Hai, em Q.Ph, HS Trường Tiểu học Ngô Gia Tự (Q. Sơn Trà, TP Đà Nẵng) chỉ học chung với các bạn cùng lớp 7 buổi/tuần, 3 buổi còn lại, Ph. học tại phòng sinh hoạt câu lạc bộ (CLB) đặc biệt dành cho những HS khó khăn về học. Ph. gặp phải hội chứng khó khăn về học, gần hết học kỳ I của năm học lớp Một, em không thể nhớ nổi các chữ cái nên chuyện ghép vần vượt quá khả năng của em.
“Bằng nhiều phương pháp như gắn chữ cái vào các trò chơi, dụng cụ trực quan, phóng to những chữ khó dán lên tường… cho đến cuối tháng 8, khi HS tựu trường thì Ph. cũng đủ điều kiện để lên lớp Hai” – cô Nguyễn Thị Kim Bình, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Gia Tự kể.
Căn phòng dành riêng cho CLB đặc biệt sinh hoạt được nhà trường trang bị những phương tiện, đồ dùng học tập đặc biệt để giúp HS có thể rèn luyện, củng cố kỹ năng tính toán, đọc hiểu và viết ở mức chuẩn tối thiểu của chương trình học. Sang lớp Ba, Q.Ph không còn tham gia học chương trình đặc biệt ở CLB nữa. “Khi đọc thành thạo rồi em không còn sợ các giờ học tiếng Việt nữa. Em cũng hiểu được yêu cầu của các đề Toán và biết cách giải”, Ph. kể.
Theo cô Trần Thị Kim Bình, giáo dục ở bậc tiểu học phải đảm bảo cho HS có những hiểu biết cơ bản và cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người. HS được trang bị các kỹ năng như nghe, nói, đọc, viết, tính toán. “Học sinh tiểu học, khi xét lên lớp, đều phải đảm bảo các kỹ năng tính toán, đọc hiểu, viết phải đáp ứng ở mức độ trung bình.
Nếu em giỏi các môn khoa học tự nhiên, xã hội, mỹ thuật, nói năng lưu loát nhưng tính toán, đọc, viết không đáp ứng được chuẩn tối thiểu thì buộc phải ở lại lớp vì đây là những kỹ năng tối thiểu cần thiết. Nếu không đọc thông viết thạo, tính toán chậm, càng lên lớp trên các em càng đuối, không theo kịp các bạn khi kiến thức nhiều hơn, yêu cầu cao hơn” – cô Bình khẳng định.
Thầy Nguyễn Thái Phong – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) nhận xét: Kết quả khảo sát của SEA PLM với việc HS tiểu học Việt Nam đứng đầu 3 lĩnh vực gồm Toán, Đọc hiểu, Viết phản ảnh đúng với nội dung chương trình giáo dục tiểu học cũng như mức độ đầu tư của GV, phụ huynh ở bậc học này.
Video đang HOT
Theo thầy Phong, chương trình giáo dục tiểu học từ năm 1986 đến nay, dù nhiều lần thay đổi, điều chỉnh nhưng nhìn chung vẫn nghiêng về các kiến thức hàn lâm hơn là giáo dục mang tính ứng dụng thực tiễn. Vì vậy, xét trên mặt bằng chung, kỹ năng tính toán của HS lớp 5 ở Việt Nam sẽ có phần tốt hơn vì chương trình cũng như khối lượng kiến thức tiểu học có phần nặng hơn so với nhiều quốc gia khác.
Ngoài ra, thầy Phong cho rằng: Với 4 mức độ nhận thức trong thiết kế ma trận của đề kiểm tra định kỳ cũng góp phần đẩy chất lượng giáo dục ở bậc tiểu học lên. “Với cách thay đổi kiểm tra, đánh giá chỉ ở 3 mức, không còn mức vận dụng cao có thể mục tiêu giáo dục tiểu học sắp tới sẽ có sự điều chỉnh, đối với cả phía phụ huynh và GV. Vì với 3 mức,
HS có sức học bình thường cũng có thể dễ dàng đạt mức điểm từ 7 – 9. Lúc đó, GV sẽ chú trọng đến phát triển năng lực toàn diện cho HS thay vì dành nhiều thời gian để luyện các dạng đề có yêu cầu cao” – thầy Phong nhận định.
Giáo viên Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (quận Hải Châu) phụ đạo cho học sinh gặp khó khăn.
Xây dựng chân đế vững chắc
Theo nhận xét của thầy Nguyễn Khắc Điệp, Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Trà Mai (Nam Trà My, Quảng Nam), khoảng 6 năm gần đây, kỹ năng đọc hiểu, tính toán và viết khi kiểm tra chất lượng đầu vào của HS lớp 6 đã có sự cải thiện rõ rệt.
“Đây là kết quả của chương trình tăng cường tiếng Việt cho HS dân tộc thiểu số từ mẫu giáo 5 tuổi và ở bậc tiểu học. Với giáo dục vùng dân tộc, nếu HS đọc trôi chảy, hiểu được ý của đoạn văn, diễn đạt tốt, tính toán ở mức chấp nhận được sẽ cải thiện được chất lượng giáo dục toàn diện” – thầy Điệp khẳng định.
Bên cạnh đó, việc kiểm tra cuối năm học ở lớp có sự tham gia của giáo viên trường THCS, theo thầy Điệp, cũng buộc hiệu trưởng các trường tiểu học chịu trách nhiệm về chất lượng của HS khi bàn giao cho trường THCS. “Vì vậy, gần như không còn tình trạng HS tốt nghiệp tiểu học mà không đọc thông viết thạo, sáng lớp Sáu chiều lớp Một như nhiều năm về trước” – thầy Điệp khẳng định.
Mô hình VNEN được xem là bước đệm để triển khai Chương trình GDPT 2018. Cô Nguyễn Thùy Linh – GV Trường Tiểu học Bạch Đằng (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng) chia sẻ: Với phương pháp dạy học của VNEN, GV buộc phải thay đổi thói quen và tư duy khi lên lớp.
Trước đây, cô cố gắng truyền tải hết kiến thức và học trò phải theo cô. Nhưng với phương pháp dạy học của VNEN, cô giáo phải dựa vào mức độ tiếp nhận của HS để chuẩn bị đồ dùng dạy học cho phù hợp, theo sát từng HS để nắm bắt khả năng tự lĩnh hội kiến thức để có sự hỗ trợ, hướng dẫn kịp thời. Vì vậy, các kỹ năng đọc hiểu, viết, tính toán của HS được rèn luyện tốt hơn.
Với các trường tiểu học có HS khuyết tật, chậm phát triển trí tuệ học hòa nhập, chương trình dạy học đối với những em này sẽ được giảm tải, ưu tiên cho các kỹ năng tính toán, đọc hiểu và viết ở mức độ trung bình. Với những HS học yếu, GV cũng chủ yếu chú trọng rèn luyện cho HS những kỹ năng căn bản này để các em đủ điều kiện lên lớp.
Giảm nỗi lo học phí đầu năm học
TP HCM và nhiều địa phương khác đang nỗ lực để học sinh không phải đóng học phí trong học kỳ I, trong khi các trường ĐH thực hiện nhiều chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM cho biết tạm thời chưa thực hiện việc thu học phí học kỳ I năm học 2021 - 2022 cho đến khi có hướng dẫn mới. Các cơ sở giáo dục ngoài công lập và cơ sở giáo dục công lập tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, học phí học kỳ I năm học 2021 - 2022 sẽ được hỗ trợ bằng định mức học phí đang áp dụng cho các bậc học đối với đơn vị công lập. Sau khi HĐND TP HCM thông qua mức hỗ trợ học phí, TP sẽ tổ chức hỗ trợ học phí theo quy định.
Điều chỉnh phù hợp thực tế
Theo ông Lê Hoài Nam, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP HCM, sở đề nghị các cơ sở giáo dục ngoài công lập, bao gồm các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài, điều chỉnh mức học phí và các khoản thu khác trong năm học 2021 - 2022 cho phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt đối với các trường có học sinh (HS) bậc tiểu học, bảo đảm không để HS nào phải bỏ học vì điều kiện kinh tế do ảnh hưởng của dịch bệnh.
Ngoài vấn đề học phí, theo quy định về các khoản thu trong năm học mới, Sở GD-ĐT TP HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục tuyệt đối không được thay đổi quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao... trong năm học làm ảnh hưởng đến các chi phí phát sinh cho phụ huynh HS.
Sở GD-ĐT T HCM cũng chỉ đạo, đối với nội dung thu, sử dụng các khoản thu khác cần bám sát theo hướng dẫn chuyên môn của bậc học về thời gian bắt đầu, số tiết thực tế và phương án tổ chức thực hiện. Cần lưu ý số tiết trên ngày bảo đảm không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, không gây quá tải cho giáo viên và HS để phát huy được hiệu quả trên nền tảng học trực tuyến...
Tại ĐBSCL, nhiều địa phương đã đề xuất miễn học phí cho HS các cấp vào năm học mới. Sở GD-ĐT TP Cần Thơ đã có văn bản trình UBND TP để từ đó trình HĐND TP miễn thu học phí học kỳ 1 năm học 2021-2022 cho tất cả HS.
Ông Dương Tấn Hiển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Cần Thơ kiêm Giám đốc Sở GD-ĐT, yêu cầu ngành giáo dục hỗ trợ kịp thời sách giáo khoa cho các HS, học viên có hoàn cảnh khó khăn; không để xảy ra tình trạng lạm thu đầu năm học. Đồng thời, hỗ trợ giáo viên, người lao động trong ngành giáo dục bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trước đó, Sở GD-ĐT Cần Thơ đã đề xuất UBND TP xem xét, có chính sách miễn giảm học phí học kỳ I năm học 2021-2022 cho tất cả HS, với tổng số tiền dự kiến 35,6 tỉ đồng.
Tại Vĩnh Long, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giao UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành không thu học phí học kỳ 1 đối với trẻ mẫu giáo, HS phổ thông công lập, học viên tại các cơ sở giáo dục thường xuyên. Địa phương này sẽ tiếp nhận và cách ly theo quy định đối với cán bộ quản lý, giáo viên đang lưu trú ngoài tỉnh trở về công tác, để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học 2021-2022.
Các chính sách miễn, giảm học phí được thực hiện để giảm bớt gánh nặng cho học sinh, sinh viên. Ảnh: TẤN THẠNH
Thực hiện nhiều chính sách miễn, giảm học phí cho sinh viên
Theo lộ trình, các trường ĐH đều có mức tăng học phí vào năm học mới. Tuy nhiên, để chia sẻ với những khó khăn của sinh viên do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều trường ĐH không tăng học phí; đồng thời miễn, giảm học phí cho sinh viên để bảo đảm không thí sinh nào trúng tuyển phải bỏ học vì không có tiền đóng học phí.
Năm học 2020-2021, năm đầu tiên Trường ĐH Y Dược TP HCM thực hiện tự chủ tài chính với mức thu từ 38 triệu đồng đến 70 triệu đồng/năm/sinh viên. Theo lộ trình, mức học phí sẽ được điều chỉnh tăng hằng năm.
PGS-TS Nguyễn Ngọc Khôi, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Y Dược TP HCM, cho biết theo kế hoạch, học phí khóa tuyển sinh năm 2021 sẽ tăng 10% so với khóa tuyển sinh năm 2020. Tuy nhiên, dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp nên trường quyết định không tăng học phí để chia sẻ với những khó khăn của người học.
TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP HCM, cho biết năm học 2021-2022, trường không tăng học phí. Cụ thể, sinh viên hệ đại trà vẫn có mức học phí 11 triệu đồng/học kỳ, 16 triệu đồng/học kỳ với sinh viên hệ chất lượng cao. Ngoài ra, trường còn lập quỹ học bổng 60 tỉ đồng trong năm học 2021-2022 để cấp cho sinh viên có thành tích học tập xuất sắc và giỏi; hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch covid-19.
Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP HCM cũng đcó chính sách hỗ trợ sinh viên trong năm học 2021-2022. TS Thái Doãn Thanh, Phó Hiệu trưởng nhà trường, cho biết trước những khó khăn do đại dịch, trường một mặt vẫn bảo đảm nguồn kinh phí học bổng và hỗ trợ sinh viên; mặt khác không những không tăng học phí theo lộ trình mà còn giảm 5% học phí học kỳ 1 cho sinh viên với nguồn kinh phí hơn 10 tỉ đồng. Như vậy, tổng số tiền trao học bổng và miễn, giảm học phí của trường là gần 47 tỉ đồng.
Hà Nội chi 900 tỉ đồng để giảm học phí
Hà Nội dự kiến sẽ chi gần 900 tỉ đồng để giảm học phí cho khoảng 1,3 triệu trẻ mầm non và HS các cấp học. Cơ chế này được áp dụng cho các HS từ mầm non đến phổ thông công lập, dân lập, tư thục nhưng không áp dụng với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài.
Y.Anh
Lai Châu tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số Thực hiện đề án "Tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025" của tỉnh Lai Châu, những năm qua, ngành Giáo dục Lai Châu đã có nhiều giải pháp tăng cường dạy tiếng Việt cho học sinh ở hai cấp học này. Qua đó, học sinh...