Đang vào mùa rộ, hãy tận dụng quả hồng để làm thuốc chữa bệnh ngay!
Hồng có thể để chín cây, giấm chín để ăn cũng có thể ngâm để ăn cũng vô cùng ngon ngọt. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết quả hồng có thể làm thuốc chữa bệnh.
Quả hồng – Vị thuốc quý trong Đông y
Mỗi khi vào tháng 9, tháng 10, chúng ta lại háo hức muốn ngắm nhìn những trái hồng chín đỏ lấp ló sau từng tán lá cây xanh mướt. Bắt đầu từ mùa thu cho đến khi vào đông, quả hồng trong giai đoạn đúng vụ. Không chỉ là hồng để chín cây, ngày nay hồng được ngâm để ăn vừa giòn lại vừa ngọt cũng là thức quà mùa thu được nhiều người vô cùng yêu thích.
Và cũng không chỉ là thức quà tráng miệng thơm ngon, giàu dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe da, mắt… loại quả này còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y.
Không chỉ là hồng để chín cây, ngày nay hồng được ngâm để ăn vừa giòn lại vừa ngọt cũng là thức quà mùa thu được nhiều người vô cùng yêu thích.
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư, hồng là một loại cây ăn trái thuộc chi Thị và có nguồn gốc từ Trung Quốc. Quả hồng sắc vàng cam đến đỏ cam tùy theo giống. Lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền) nhận định, trong Đông y, quả hồng có quả hồng vị ngọt chát, tính bình, có tác dụng chữa tiêu chảy, trĩ, đái dầm, háo khát, ho có đờm và các chứng nôn mửa, lo nghĩ, phiền uất… Tai hồng (còn gọi là thị đế) vị đắng chát, tính ấm, không mùi, chất cứng giòn chứa trong tai hồng là tanin. Vỏ, rễ thân cây hồng còn được dùng làm thuốc cầm máu. Như vậy, không chỉ quả hồng mà còn rất nhiều bộ phận khác của hồng cũng có thể làm thuốc trong Đông y.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy, quả hồng có giá trị dinh dưỡng cao bởi nguồn vitamin và chất khoáng dồi dào như vitamin A, C; photpho, canxi, sắt… Sử dụng quả hồng để bồi dưỡng sức khỏe vào mùa thu sẽ vô cùng phù hợp, cực tốt cho sức khỏe phụ nữ.
Quả hồng có giá trị dinh dưỡng cao bởi nguồn vitamin và chất khoáng dồi dào như vitamin A, C; photpho, canxi, sắt…
Những bài thuốc chữa bệnh từ quả hồng có thể áp dụng ngay vào thời điểm này
Theo lương y Vũ Quốc Trung, từ lâu năm, dân gian ta đã biết sử dụng quả hồng cũng như các bộ phận của hồng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y. Để dùng hồng làm thuốc, lương y Vũ Quốc Trung đưa ra một số gợi ý như sau:
- Tăng huyết áp: Lấy quả hồng tươi ép lấy nước (thị tất), hòa với sữa hoặc nước cơm uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần nửa chén. Có tác dụng dự phòng “trúng phong” (tai biến mạch máu não) do tăng huyết áp.
- Dị ứng da: Quả hồng còn xanh 500g, giã nát, thêm 1.500ml nước vào trộn đều, phơi nắng 7 ngày, bỏ bã, phơi tiếp trong 3 ngày nữa rót vào lọ dùng dần, hàng ngày lấy bông thấm thuốc bôi vào chỗ da bị dị ứng 3 – 4 lần.
Video đang HOT
- Viêm da lở loét: Vỏ quả hồng 50g, đốt toàn tính, tán nhỏ, trộn với mỡ lợn bôi.
Từ lâu năm, dân gian ta đã biết sử dụng quả hồng cũng như các bộ phận của hồng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y.
- Tiêu tiện ra máu: Lấy tai hồng đem đốt tồn tính, sau đó nghiền mịn, cất đi dùng dần. Ngày uống 2 lần vào lúc đói bụng, mỗi lần 6g, chiêu bột thuốc bằng nước cơm hoặc cháo loãng.
- Cầm máu: Người Nhật Bản thường sử dụng quả hồng để kiểm soát chảy máu do bị thương. Trong Đông y, vỏ, rễ, thân cây và tai quả hồng cũng được sử dụng trong các bài thuốc cầm máu.
- Lưỡi, môi lở loét: Lấy phấn bám trên quả hồng 10g, bạc hà 5g, hai thứ trộn lẫn với nhau đem nghiền mịn, bôi vào chỗ môi bị lở, rất mau khỏi. Hoặc chỉ cần lấy bột phấn quả hồng ngày bôi 3 lần vào chỗ bị lở, vài ngày cũng sẽ khỏi.
Quả hồng tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được.
- Làm thuốc bổ, chữa suy nhược, háo khát, ho có đờm: Quả hồng chín vừa hái trên cây, bỏ tai, gọt vỏ đem phơi nắng hay sấy khô, sau đó ép bẹp, ngâm vào rượu uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 15-25 g.
Lưu ý: Quả hồng tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Người tỳ vị hư hàn, có đàm thấp bên trong, tiêu chảy, đang bị cảm lạnh không được ăn hồng; sau bữa ăn có món tôm và cua không nên ăn hồng; ăn ngay một lúc quá nhiều hồng có thể dẫn tới đau trướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy… Không ăn hồng khi đói, nhất là khi trái chưa chín mềm vì khi vào dạ dày có thể kết tủa thành chất không tan gọi là sỏi hồng.
Theo Helino
Hãy tích cực ăn cá trắm vì không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng chữa những chứng bệnh này
Không chỉ làm những món ăn thơm ngon trên mâm cơm hàng ngày, bạn còn có thể sử dụng cá trắm để làm thuốc chữa bệnh.
Cá trắm ngon, bổ được coi là thuốc quý trong Đông y nhưng phải sử dụng đúng cách
Là một trong những loại cá mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, lại dễ chế biến, cá trắm được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn làm thực phẩm bồi bổ cho người thân trong gia đinh. Theo lương y Vũ Quốc Trung (thành viên Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, cá trắm còn gọi là thanh ngư, là loài cá nước ngọt sống ở các hồ ao. Có 2 loài cá trắm là cá trắm đen và trắm trắng (hay còn gọi là cá trắm cỏ). Cả hai loại cá trắm đều là những vị thuốc tốt cho sức khỏe.
Trong Đông y, cá trắm còn gọi là thanh ngư, là loài cá nước ngọt sống ở các hồ ao.
"Cá trắm có vị ngọt tính bình, có công năng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị, bình can sáng mắt, hóa thấp, khứ phong, lợi thủy. Cá trắm rất thích hợp với những người tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp. Ăn cá trắm vào mùa thu đông thì thường ngon hơn hẳn", lương y Vũ Quốc Trung cho hay.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, 100g thịt cá trắm đen có 19,5g đạm, với nhiều axit amin quý; 5,2g chất béo, các khoáng canxi, photpho, sắt, các loại vitamin, chứa nhiều chất chống lão hóa. Trong khi đó, 100g thịt cá trắm trắng có 17,99g đạm, 4,3g chất béo, các khoáng: canxi, photpho, sắt, các vitamin nhóm B (B1, B2, PP). Đây đều là những nguồn dưỡng chất cơ thể cần.
Cá trắm có vị ngọt tính bình, có công năng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị, bình can sáng mắt, hóa thấp, khứ phong, lợi thủy.
Cá trắm ngon, bổ nhưng nhiều người hiện nay vẫn chưa biết cách sử dụng đúng. Nhiều người vẫn tin mật cá trắm là loại "thần dược" giúp chủ trị bệnh ngoài da, ho, hen suyễn... Không ít người còn ca tụng mật cá trắm giúp bồi bổ cơ thể, tốt cho dương khí, giúp đàn ông tăng cường sinh lực.
Lương y Vũ Quốc Trung khẳng định: "Có nhiều tài liệu y học cổ truyền có nhắc tới công dụng tả nhiệt, chữa sưng đau, lở loét ngoài da của mật cá trắm nhưng không nhắc uống trực tiếp mà chỉ dùng bôi bên ngoài, không có liều lượng và tác dụng cụ thể nên không được coi là thuốc chữa bệnh".
Ăn cá trắm giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng chống cảm cúm.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cá trắm
Vì lý do đó, trong Đông y, mật cá trắm không được sử dụng để làm thuốc, nhất là khi mật cá trắm trắng hay đen đều có tính độc, khi làm cá đều cần chú ý loại bỏ khéo léo. Với thịt cá trắm vừa ngon vừa bổ, bạn có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y như sau:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng chống cảm cúm: 1kg cá trắm đen làm sạch vảy, ruột đem rửa sạch, khứa rãnh 2 bên thân cá, để lên đĩa hấp gần chín rồi cho gừng tươi, hành, rượu, chút mì chính chứng tiếp cho chín rồi ăn nóng với cơm.
- Thanh nhiệt giải độc: Cá trắm 1 con 1kg, giá đậu nành 500g, mầm tỏi 10g thái đoạn. Gia vị vừa đủ ướp thịt cá rán vàng nấu cùng giá, tỏi thành canh để ăn.
Những người có tuổi, mắt kém, phụ nữ sau sinh, phụ nữ đến giai đoạn mãn kính, bị xuất huyết nên thường xuyên ăn cá trắm.
- Cảm gió, cảm lạnh, nhức đầu: Cá trắm trắng một con đem làm sạch, nấu gần chín thì cho hành, mùi tươi, đun sôi lại rồi lấy ăn nóng cho ra mồ hôi.
- Đau đầu, ngạt mũi, đau mình mẩy: Thịt cá trắm trắng 150g, gừng tươi 25g, rượu gạo 100g, nước 1/2 bát. Nấu sôi rồi cho cá, gừng, rượu vào hầm 30 phút cho gia vị muối. Ăn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
- Suy nhược cơ thể, mất sức, chóng mặt: Cá trắm đen 500g với lượng gạo vừa đủ nấu cháo ăn.
- Bụng lạnh đau, không muốn ăn: Trắm trắng 250g, sa nhân 6g, sinh khương 6g. Ninh kỹ, ăn cá uống canh, bỏ bã.
- Khí huyết không đủ, suy nhược sau ốm: Cá trắm 250g, hoàng kỳ 25g, đương quy 12g. Nấu canh ăn cá uống nước, bỏ bã thuốc.
Cả hai loại cá trắm đều là những vị thuốc tốt cho sức khỏe.
- Cảm nắng nóng, viêm phế quản do nóng nắng, khô họng, ho nhiều đờm vàng đặc, tiểu vàng đỏ: Cá trắm trắng 120g, mướp 500g, gừng tươi 3 lát. Cá thái miếng ướp gừng muối. Mướp thái miếng xào chín cho gia vị rồi cho cá vào đảo vừa chín tới, ăn với cơm.
- Nhức mỏi mắt do làm việc với máy tính, điện thoại quá nhiều: Thịt cá trắm cắt miếng, tẩm ít bột tiêu chưng chín rồi ăn.
Ngoài ra, những người có tuổi, mắt kém, phụ nữ sau sinh, phụ nữ đến giai đoạn mãn kính, bị xuất huyết nên thường xuyên ăn cá trắm nấu nhiều món thay đổi sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Theo Tri thức trẻ
Thịt vịt không chỉ là món ăn ngon mà bạn còn có thể chữa khỏi những bệnh này Nhiều người thường kỳ thị thịt vịt vì mùi tanh đặc trưng nhưng không biết rằng chúng lại đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe đến thế. Thịt vịt - Món ăn ngon còn là thuốc chữa bệnh trong Đông y Vào những ngày thời tiết mùa hè nóng nực, thịt vịt luôn là nguồn protein được ưu tiên hàng đầu vì...