Đăng ký nguyện vọng: Ưu tiên ngành yêu thích hay phù hợp năng lực?
Vào 18 giờ 40 hôm nay (15.4), Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Chọn ngành học cho tương lai với chủ đề ‘Đăng ký nguyện vọng thông minh’.
Chương trình đồng thời sẽ diễn ra ở các kênh thanhnien.vn , Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên .
Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 27.4 đến 11.5. Trong hồ sơ đăng ký dự thi này, bên cạnh việc chọn môn và bài thi phù hợp thì đăng ký nguyện vọng thông minh sẽ quyết định cơ hội trúng tuyển vào trường ĐH, CĐ.
Vì vậy, buổi tư vấn trực tuyến này sẽ giúp thí sinh có “chiến lược” trong việc chọn lựa, sắp xếp nguyện vọng xét tuyển để thí sinh có cơ hội trúng tuyển cao nhất.
Ảnh minh họa
Chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến Chọn ngành học cho tương lai với chủ đề ‘Đăng ký nguyện vọng thông minh’ sẽ chia thành 3 phần. Phần 3 gồm đại diện các trường:
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành; thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn; thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh – Truyền thông Trường ĐH Văn Hiến; thạc sĩ Nguyễn Trí Dũng, Phó trưởng phòng Tuyển sinh – Truyền thông Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng.
18:51
* Chào mừng các bạn trở lại với chương trình tư vấn trực tuyến chọn ngành học tương lai với chủ đề: Đăng ký nguyện vọng thông minh.
Theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi từ ngày 27..4 đến 11.5. Trong hồ sơ đăng ký dự thi, có thể nói phần quan trọng nhất là học sinh đăng ký các nguyện vọng, chọn ngành học, trường học xét tuyển sau khi có kết quả tốt nghiệp THPT.
Buổi tư vấn hôm nay với chủ đề Đăng ký nguyện vọng thông minh sẽ giúp các thí sinh có một “chiến lược” đăng ký nguyện vọng hợp lý để tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành học, trường học đúng nguyện vọng. Chương trình đang được trực tuyến tại địa chỉ thanhnien.vn, Fanpage facebook, kênh YouTube, Tik Tok Báo Thanh Niên . Trong khi chương trình diễn ra, bạn đọc có thể đặt câu hỏi qua các địa chỉ trên.
Chương trình gồm 3 phần. Phần 3 gồm các khách mời:
- Tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
- Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn
- Thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh-Truyền thông Trường ĐH Văn Hiến
- Thạc sĩ Nguyễn Trí Dũng, Phó Trưởng phòng Tuyển sinh – Truyền thông Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
Khách mời tham gia chương trình
18:55
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu: Năm nay thí sinh có thể đăng ký nguyện vọng xét tuyển trực tiếp hoặc trực tuyến. Nếu không thực yên tâm về đường truyền internet thì nên lựa chọn đăng ký bằng hình thức trực tuyến.
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu
19:01
Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Câu chuyện sai, sơ suất khi đăng ký xét tuyển là thường xảy ra. Để tránh, nếu xác định mình thuộc tuýp người không cẩn thận thì nên đăng ký bằng giấy, và Bộ cũng cho phép điều chỉnh 3 lần.
19:05
Thạc sĩ Nguyễn Trí Dũng: Khi đăng ký trực tuyến các em có thể thực hiện ở nhà hoặc bất kỳ đâu có đường truyền internet nhưng nên nhớ đừng đi một mình, bên cạnh các em còn nhiều thầy cô ở trường phổ thông hỗ trợ. Tôi khuyến khích thí sinh nên đăng ký hồ sơ xét tuyển bằng giấy, với sự hỗ trợ của thầy cô để có độ chính xác cao hơn. Chiều nay Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng đã công bố kết quả trúng tuyển xét học bạ, thí sinh đã tốt nghiệp năm 2020 trở về trước sẽ nhận được giấy báo trúng tuyển. Học sinh đang học lớp 12 năm nay cần kết hợp thêm điều kiện đủ là tốt nghiệp THPT để trúng tuyển chính thức vào trường.
19:10
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái: Tôi thấy có 2 giai đoạn nộp hồ sơ nhiều là xét tuyển ĐH và khi đi làm.
Nộp hồ sơ, các em phải có mục tiêu, có trọng tâm. Trước tiên tìm hiểu công việc tương lai có phù hợp năng lực, gia đình, xu thế và đang được đào tạo ở trường nào, đào tạo ra sao?
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái
Các em có rất nhiều nguyện vọng để vào từ 1 đến 5 trường ĐH và làm sao để đăng ký sao cho thông minh. Nên chọn từ 3 đến 5 nguyện vọng để đăng ký. Việc thông minh hay không nằm ở chính thí sinh.
Các em cần bình tĩnh chọn phương thức phù hợp vào ngành, trường mình yêu thích. Nhớ mốc thời gian và cố gắng cẩn thận khi cần điều chỉnh nguyện vọng.
19:14
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu: Bộ GD-ĐT cho đăng ký nhiều nguyện vọng nhưng thí sinh không nên đăng ký quá nhiều hoặc quá ít nguyện vọng. Bên cạnh đó, nên cố gắng sử dụng nhiều phương thức và nên lưu ý xếp thứ tự nguyện vọng. Thí sinh cũng nên lưu ý ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển, các điều kiện xét tuyển riêng của các trường. Đặc biệt lưu ý điền chính xác về mã trường, mã ngành vì những sai sót này nếu có phải xử lý rất phức tạp. Sau khi đăng ký cần lên hệ thống để kiểm tra lại thông tin.
Các em không nên quá nhiều nguyện vọng, theo tôi chỉ nên khoảng 5-6 nguyện vọng.
19:22
Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Chọn 30 nguyện vọng cùng 1 ngành thì tôi ủng hộ nhưng cho nhiều ngành thì các em phải xem lại. Vì khi đó, các em có thể trúng tuyển không đúng ngành mình yêu thích.
Tỷ lệ học sinh trúng tuyển thường từ nguyện vọng 1 đến 6, nên nếu chọn quá nhiều ngành khác nhau thì nên coi lại công việc tương lai như thế nào.
19:24
Thạc sĩ Nguyễn Trí Dũng: Để ngành chọn là ngành sẽ trúng tuyển thì các em cần nhìn nhận sức học của mình so với khả năng điểm chuẩn các trường cụ thể. Do vậy, các em cần tìm hiểu kỹ trường có đào tạo ngành mình chọn, tham khảo điểm chuẩn năm trước…
Thạc sĩ Nguyễn Trí Dũng
19:26
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái: Không có mục tiêu nào chắc chắn thành công 100% nên các em cứ tự tin lựa chọn.
Các ngành luôn có đan xen về kiến thức kỹ năng nên có thể học, làm việc liên ngành, đa năng hóa.
Do đó nếu không vào đúng ngành mình mong muốn thì vào ngành gần với ngành mình thích. Trường ĐH Văn Hiến cho sinh viên 2 lần đổi ngành học, nên thời điểm này cần nhất là các em tự tin xác định bản thân.
19:28
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu: Thí sinh nên tận dụng các phương thức khác nhau để xét tuyển. Chẳng hạn, hiện nay thí sinh dự thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM từ 550 điểm trở lên có thể tham gia xét tuyển vào các ngành tại Trường ĐH Nguyễn Tất Thành (trừ khối ngành sức khỏe). Năm nay trường không tổ chức kỳ thi riêng như dự kiến, chỉ tổ chức kỳ thi năng khiếu cho các ngành có xét tuyển môn này.
19:36
Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Các em lưu ý, khi đã nộp giấy chứng nhận kết quả xác nhận nhập học thì các em không còn cơ hội xét tuyển trường khác. Trúng tuyển có thể ảo nhưng không thể nhập học ảo.
Các em có thể lựa chọn nhiều phương thức nhưng chỉ có một lần xác nhận nhập học chính thức.
19:39
Thạc sĩ Nguyễn Trí Dũng: Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng tổ chức 3 đợt thi đánh giá năng lực riêng. Kỳ thi này vừa tạo điều kiện để học sinh làm quen trước khi tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT, vừa có cơ hội săn học bổng vào trường.
19:41
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái: Trường ĐH Văn Hiến luôn tạo điều kiện tốt nhất để học sinh trở thành sinh viên. Hiện trường đang xét tuyển đợt 2 bằng phương thức học bạ đến hết ngày 31.5 và phương thức xét bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM.
Ngoài ra, trường còn xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ và phương thức các ngành nghệ thuật kết hợp xét tuyển và thi tuyển
Hiện trường dành 30 tỉ đồng để cấp học bổng tùy theo trường hợp cụ thể.
19:44
Tiến sĩ Trần Thiện Lưu: Các ngành hiện được đào tạo ở nhiều trường khác nhau, điểm chuẩn có sự chênh lệch ở các trường. Nếu đã chọn được ngành thực sự đam mê thì còn lại chỉ là chọn trường phù hợp với năng lực bản thân.
19:49
Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Thích, đam mê mà không có năng lực thì có thể là u mê. Thực tế làm nghề tay trái lại thành công. Có ngành học ra có nhiều hướng, nhiều cơ hội việc làm. Việc thích và phù hợp khác nhau. Có bạn trẻ giải quyết thông minh, chọn ngành vừa phù hợp vừa thỏa mãn đam mê.
Thạc sĩ Cao Quảng Tư
Các bạn cố gắng xác định năng lực của mình, có thể học nhiều ngành. 4 năm ĐH chỉ là bước đệm ban đầu, sau đó có nhiều yếu tố thúc đẩy quá trình phát triển.
19:52
Thạc sĩ Nguyễn Trí Dũng: Chọn ngành mình thích nhưng không đủ năng lực, thí sinh nên xem xét thêm nhiều phương thức khác nhau. Những năm gần đây thí sinh có điểm học bạ cao có thể sử dụng phương thức này để đăng ký vào ngành mình thích. Trong trường hợp không thể vào đúng ngành yêu thích, có thể nghĩ tới cơ hội ở những ngành gần.
19:55
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái: Hiểu chính bản thân mình là điều khó khăn nhưng có nhiều cách để tìm hiểu, trong đó không thể bỏ qua ứng dụng của công nghệ.
Và khi cố gắng hết sức, thì mình sẽ hiểu được khả năng và ngành học có phù hợp với mình hay không.
19:57
Thạc sĩ Nguyễn Trí Dũng: Thí sinh cần tập trung ôn thi thật tốt, giữ gìn sức khỏe để có kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
19:58
Thạc sĩ Cao Quảng Tư: Trong giai đoạn này, các bạn làm sao xác định ngành học thực sự phù hợp với mình để có quá trình học tập hiệu quả nhất để chuẩn bị cho tương lai.
20:00
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái: Theo tôi, thời điểm này các em nên yêu chính bản thân mình để chuẩn bị sức khỏe thật tốt cho kỳ thi sắp tới; yêu việc học, học bằng cả tấm lòng và yêu ngành nghề mà mình lựa chọn.
20:01
** Thưa quý độc giả, quý phụ huynh, chúng tôi hy vọng quý vị đã có được những thông tin, hiểu biết cần thiết để có quyết định phù hợp khi chọn nguyện vọng đăng ký xét tuyển vào ĐH trong thời gian tới. Chúng ta sẽ gặp lại nhau trong chương trinh tuần tới để hướng dẫn thí sinh thực hiện một bộ hồ sơ đăng ký dự thi chính xác.
Những lưu ý quan trọng khi chọn ngành đăng ký dự thi
Làm sao để chọn ngành đăng ký đúng và hiệu quả nhất? Các chuyên gia đã giải đáp điều này trong chương trình tư vấn trực tuyến "Chọn ngành học cho tương lai: Những điều cần lưu ý khi chọn ngành đăng ký dự thi" vào ngày 1.4.
Các chuyên gia giúp thí sinh lựa chọn ngành học phù hợp khi đăng ký xét tuyển vào các trường đại học - ĐÀO NGỌC THẠCH
Chương trình đồng thời diễn ra ở các kênh thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien, YouTube và TikTok Báo Thanh Niên.
Chọn ngành thế nào khi không biết thích gì?
Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Phó trưởng phòng Tư vấn truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, nguyên tắc bất biến để chọn ngành là trước khi chọn ngành nghề, thí sinh (TS) cần tìm hiểu ngành nghề đó đào tạo thế nào, ra trường làm gì, tìm hiểu nhu cầu nguồn lực, điều kiện gia đình có phù hợp để theo học hay không... Thông tin càng nhiều thì việc lựa chọn càng chính xác.
Thầy Ngô Trí Dũng, Phó trưởng phòng Tuyển sinh - Truyền thông, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, khuyên: "Nếu bản thân ước mơ làm công việc gì thì hãy quay ngược lại các trường ĐH đào tạo ngành đúng mong muốn công việc của mình trong tương lai. Như vậy, sẽ có hướng mở hơn, thấy được bức tranh ngành nghề dễ hơn".
Tuy nhiên, nếu như không xác định được mình thích ngành gì thì phải làm sao? Tiến sĩ Võ Thanh Hải, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Duy Tân, chia sẻ: "Nếu chọn sai ngành, cơ hội các em đi tiếp là rất thấp ở trường ĐH. Các em phải đam mê ngành nghề, cụ thể là thích môn học nào ở THPT. Đó là sự bắt đầu cho ngành nghề trong tương lai. Hai là có đủ năng lực theo đuổi đam mê hay không? Ba là mục tiêu học ĐH của các em là gì? Điều này rất quan trọng. Nếu quyết tâm chọn lựa nghề nghiệp trong tương lai thì dù học ngành nào, gặp khó khăn cũng sẽ vượt qua".
Theo tiến sĩ Trần Thiện Lưu, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, chọn ngành nghề theo sở thích của từng người là một trong những nguyên tắc đầu tiên bởi mục tiêu sau cùng là sống và cống hiến với ngành nghề. Chọn ngành nghề theo sở thích thì chúng ta sẽ phát huy được năng lực, sau dễ thành công. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết mình thích điều gì.
Mặc dù vậy, theo tiến sĩ Lưu, dù đã bắt đầu đi làm, nhiều người vẫn không dám tự nhận bản thân đã chọn ngành nghề đúng nên nếu còn lăn tăn trong chọn ngành thì cũng không phải lo lắng. Hiện có nhiều bộ câu hỏi, phần mềm lựa chọn ngành nghề, TS có thể tham khảo tìm hiểu thông tin nhiều hơn để chọn được ngành mình phù hợp nhất.
Nếu chọn sai ngành thì phải làm sao?
Theo tiến sĩ Võ Thanh Hải, nhiều TS khi đã trúng tuyển, vào học nhưng lại bị sốc với ngành nghề đó vì thấy mình không phù hợp như khi tìm hiểu trước kia. Nhưng điều này vẫn có thể giải quyết. Hiện nay, các trường cho phép sinh viên đăng ký học 2 ngành. Hoặc sau năm thứ nhất, nhiều trường cho phép sinh viên được phép chuyển ngành với điều kiện điểm trúng tuyển của ngành đã đang học phải bằng hoặc lớn hơn điểm trúng tuyển ngành sẽ chuyển qua.
"Ngoài ra, ở giảng đường ĐH luôn có thầy cô giáo, cố vấn học tập, trung tâm hướng nghiệp định hướng, hỗ trợ cho sinh viên, giúp các em vượt qua khó khăn trong học tập, theo đuổi ngành nghề ", tiến sĩ Hải tư vấn thêm.
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái, Trưởng phòng Tuyển sinh - Truyền thông, Trường ĐH Văn Hiến, cho rằng hiện nay học sinh còn phụ thuộc vào bố mẹ trong việc chọn ngành. Phụ huynh cần tôn trọng sở thích, sở trường, năng lực của các em, vì nếu vào học ngành các em không thích thì sau này sẽ trở thành gánh nặng. Tại trường, trong tuần sinh hoạt đầu khóa, các em sẽ được tư vấn, trải nghiệm để hiểu rõ ngành nghề, xem mình có vượt qua được những khó khăn của nghề hay không, có phù hợp hay không. Nếu không, sẽ được chuyển ngành nếu đáp ứng được mức điểm đầu vào.
Thầy Ngô Trí Dũng cho rằng TS càng chọn lựa đúng ngành học từ khi xét tuyển thì càng đỡ tốn công sức, tiền bạc... trong quá trình học tập.
Theo tiến sĩ Mai Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm tuyển sinh - truyền thông, Trường ĐH Gia Định, hiện nay TS tiếp cận với nhiều thông tin nên rất dễ bị dao động khi lựa chọn ngành nghề. TS cần lưu ý để chọn cho mình một ngành nghề phù hợp. Nếu thích ngành gì, nên chia sẻ với cha mẹ, thuyết phục cha mẹ bằng những thông tin thật rõ ràng về sở thích của mình.
Ngành học mới
Trường ĐH Duy Tân: Khoa học máy tính, khoa học dữ liệu, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật điện, du lịch, ngôn ngữ Nhật, quản lý bệnh viện... cũng như nhiều chuyên ngành mới.
Trường ĐH Công nghệ TP.HCM: Robot và trí tuệ nhân tạo, khoa học dữ liệu, quản trị nhân sự, quan hệ công chúng, quan hệ quốc tế. Dự kiến tuyển sinh thêm 2 ngành thuộc lĩnh vực khoa học sức khỏe là kỹ thuật xét nghiệm y học và điều dưỡng.
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành: Kinh doanh quốc tế, quan hệ quốc tế...
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng: Y học cổ truyền, kỹ thuật hình ảnh y học, sức khỏe răng miệng, hộ sinh, dinh dưỡng, chăm sóc bệnh trẻ em, hoạt động trị liệu, quản lý bệnh viện, bất động sản...
Trường ĐH Gia Định: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, kinh doanh quốc tế, thương mại điện tử, truyền thông đa phương tiện, quan hệ công chúng (truyền thông kỹ thuật số).
Trường ĐH Văn Hiến: Truyền thông đa phương tiện, thương mại điện tử, kinh tế, luật, điều dưỡng.
Tiến sĩ Võ Thanh Hải : Ở giảng đường luôn có thầy cô giáo, trung tâm hướng nghiệp định hướng... giúp các em học tập, theo đuổi ngành nghề.
Tiến sĩ Mai Đức Toàn: Nếu thích ngành gì, nên chia sẻ với cha mẹ, thuyết phục cha mẹ bằng những thông tin thật rõ ràng về sở thích của mình.
Thầy Ngô Trí Dũng: Thí sinh càng chọn lựa đúng ngành học từ khi xét tuyển thì càng đỡ tốn công sức, tiền bạc... trong quá trình học tập.
Thạc sĩ Trần Mạnh Thái: Phụ huynh cần tôn trọng sở thích, sở trường, năng lực của các em vì nếu vào học ngành không thích thì sau này sẽ trở thành gánh nặng.
Nhập học online giúp tân sinh viên nhẹ gánh Nhiều trường đại học đã giảm các thủ tục hành chính rườm rà trong khâu hoàn thiện hồ sơ học tập, thủ tục nhập học, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ tân sinh viên. Theo ghi nhận của PV, các đơn vị như ĐHQG TP. HCM, trường ĐH Tài chính Marketing, trường ĐH Kinh tế TP. HCM, trường...