Dân dã ẩm thực miền trung du xứ Quảng
Từ xa xưa, bà con nông dân vùng trung du xứ Quảng đã biết tận dụng những thổ sản, sản vật trong chính mảnh vườn, thửa ruộng của mình để phục vụ cuộc sống và trong những ngày lễ hội, đại hỷ…
Với cách chế biến dân dã, biến những sản vật bình thường thành những món ngon khiến thực khách ăn một lần nhớ mãi khôn nguôi.
Nguyên liệu chính của không gian này là những sản vật như chuối, mít non, nếp, thịt heo, thịt gà, cá đồng gừng, tiêu, những thức uống được chế biến, ngâm tẩm từ những sản vật vườn, rừng Tiên Phước như rượu nếp cái hương bầu, rượu lòn bon, chuối hột, nấm lim xanh, rượu ong vò vẽ những sản vật mà ta dễ dàng tìm thấy trong những ngôi nhà bình dân của người Tiên Phước.
Nem chua lá liễu, chuối chần: Có thể nói, đây là món khai vị chân quê nhưng ngon và ấn tượng.
Những trái chuối chần được tạo hình như những con chim Lạc, với điểm xuyến của nem chua, dưa chua tạo thành một biểu tượng của trống đồng Đông Sơn, đặc trưng của văn hóa Việt cũng là hình ảnh để chúng ta tri ân và tôn vinh những giá trị văn hóa ngàn năm dựng nước của tiên tổ tiền nhân.
Vị nồng thơm của tiêu Tiên Phước, vị chát của quả chuối non và vị chua được lên men tự nhiên như điểm xuyến trong món ăn này sẽ kích thích thực khách ngon miệng trong cả thực đơn. Nem chua lá liễu với chuối chần không chỉ là món khai vị ấn tượng mà còn là lễ vật không thể thiếu trong các dịp lễ hội, cỗ bàn, vì vậy trong dân gian Tiên Phước vẫn còn câu ca: Nem chua lá liễu xứ Tiên/ Một chung rượu nhạt kết nguyền ba sinh.
Món mít trộn: Vùng đất Tiên Phước vốn trồng nhiều mít nên có những món ăn từ quả non đến quả già và thậm chí là mít chín. Từ xa xưa, mít trộn là món ăn được nhiều người ưa thích và không thể thiếu trong các cổ tiệc. Chính vì vậy mít non đã trở thành hình ảnh của người bình dân xưa qua câu ca truyền miệng: Nhón chân kêu bớ nậu nguồn/ Mít non gửi xuống cá chuồn gửi lên/ Cá chuồn nhờ gió bay lên/ Mít non chẳng thấy hay quên cá chuồn.
Món bánh xèo ong: Ong vò vẽ ở vùng trung du khá nhiều, người dân thường đi bắt tổ ong lấy nhộng làm thức ăn. Nhộng ong là loại thức ăn tính hàn và hàm chứa lượng calo cao, giàu vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng. Lá lốt vị nồng, tính ấm, công dụng ôn trung; tán hàn trị đầy hơi, khó tiêu… Chính vì vậy bánh xèo ong quấn lá lốt càng làm cho mùi vị của ong được thăng hoa, giúp cho người ăn cảm nhận được mùi nồng thơm của lá lốt vị ngọt ngào của nhộng vị béo của bánh xèo, một cách thưởng thức món ăn độc lạ càng giúp cho thực khách ngon miệng và đảm bảo sức khỏe.
Video đang HOT
Hấp dẫn món bánh xèo nhộng ong.
Món mì Quảng: Mì Quảng được vinh danh là một trong 12 món ăn Việt Nam đạt tiêu chí “Giá trị Ẩm thực châu Á”. Trong tất cả các nguyên liệu để nấu mì thì gà là lựa chọn số một. Để có một nồi mì thật sự thơm ngon thì nguyên liệu cần có là gà thả vườn Tiên Phước, cùng với nén (Cùng họ với hành, tỏi nhưng có mùi thanh và cay hơn), sả và dầu lạc. Mùi thơm từ nồi mì Quảng bốc lên thì thật “đi xa ai cũng muốn về, sắc quê hội tụ hồn quê dạt dào”.
Món cá đồng hấp gừng sốt ngũ sắc: Cá đồng là món ngon dân dã quen thuộc có thể thấy nhiều nơi ở vùng quê Quảng Nam. Cá đồng hấp gừng là sự kết hợp rất tinh tế vì mùi gừng có thể làm tan đi mùi tanh của cá, người ăn sẽ cảm nhận được vị thơm ngon của cá đồng. Đĩa cá được điểm xuyến hình ảnh các loài thủy sinh, rong rêu trên đồng ruộng, người chế biến món ăn độc đáo này muốn nhắn gửi một hình ảnh làng quê hiền hòa, muôn vật có thể sinh sôi nảy nở một không gian sinh thái xanh, sạch hiền hòa.
Món gà hầm muối: Gà tơ thả vườn thịt chắc làm sạch để nguyên con đem hầm muối sống. Qui trình làm cũng khá công phu, để gà chín bởi hơi xông lên từ muối, thơm mùi sả, chanh nhưng thịt gà không bị ướt. Nếu ăn một miếng quí vị chắc sẽ cảm nhận trọn vẹn ý nghĩa của câu ca truyền miệng: “Nhất gái Tiên Hà, nhì gà Tiên Lãnh”.
Món gà hầm muối.
Món gỏi bòn bon: Bòn bon là trái cây đặc sản của Tiên Phước. Người ta chọn trái bòn bon quả to, chín cây, có màu vàng tươi, cùi dày và giòn để làm gỏi. Cách làm gỏi bòn bon tuy đơn giản nhưng lại đòi hỏi sự khéo léo.
Trước hết, cần tách riêng từng múi bòn bon khỏi vỏ. Dùng móng tay cái ấn mạnh vào đáy quả để vỏ bòn bon bung ra, khi đó dễ dàng tách múi, bỏ hạt. Trộn thịt ba chỉ, tôm, ớt, tỏi, hành phi và một bát nước mắm ngon với bòn bon đã tách thành từng múi, cuối cùng rắc đậu phộng và vừng lên trên. Gỏi bòn bon ăn kèm với bánh phồng tôm nữa thì rất ngon.
Bánh chần gừng: Đây là loại bánh chỉ có thể tìm thấy ở vùng quê Tiên Phước. Để thực hiện một đĩa bánh đẹp mắt là một quá trình công phu và khéo léo của gia chủ. Thời gian thực hiện được một đĩa bánh có thể mất đến 20 ngày. Vì vậy bánh chần gừng là loại bánh kỳ công, bánh quí trong mâm lễ của người dân từ bao đời nay. Trong dân gian vẫn còn truyền nhau câu ca rằng: Dẻo thơm nếp cũng nghĩa tình/ Cay gừng dặn bạn giữ mình thủy chung.
Theo Vietonline.vn
Mì Quảng Đà Lạt - món mì "lai" cực ngon
Mí Quảng phố núi cũng sóng sánh nước vàng sệt, cũng mì vàng, cũng đậu phộng rang và bánh đa nướng, nhưng thường chỉ duy nhất nấu với thịt heo, không tôm - không mực như ở Quảng Nam.
Người miền Trung, đặc biệt là người Quảng Nam - Đà Nẵng chiếm một số lượng lớn trong dân số Đà Lạt. Thế nên văn hóa ẩm thực Đà Lạt cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ miền Trung.
Dĩ nhiên khi đã thuộc về Đà Lạt thì những đầu bếp mang văn hóa quê mình vào đất mới tìm kế sinh nhai sẽ biến tấu món ăn để phù hợp với khẩu vị của thực khách địa phương. Nên, những món ăn từ vùng miền khác về, gắn thêm cái "mác" Đà Lạt phía sau, đều được gọi là "lai".
Không quá khác với món mì Quảng chính gốc, cũng sóng sánh nước vàng sệt, cũng mì vàng, cũng đậu phộng rang và bánh đa nướng, nhưng vì không gần biển, nên mì Quảng Đà Lạt thường chỉ duy nhất nấu với thịt heo, không tôm - không mực như ở Quảng Nam.
Khi ấp Ánh Sáng chưa giải tỏa tái định cư, đấy là khu ẩm thực đặc biệt nhất mà Đà Lạt có được. Những món ăn miền Trung, trải dái từ Quảng Nam - Đà Nẵng cho đến Huế, nằm rải rác suốt con hẻm chật chội gập ghềnh. Sâu xuống tận cuối con hẻm hun hút trong ấp, tìm chỗ trống trong gian hàng chật và luôn đông, đợi đến lượt mình, nghe mùi nước mì Quảng đã "lai" mà thèm chảy nước miếng.
Không quá khác với món mì Quảng chính gốc, cũng sóng sánh nước vàng sệt, cũng mì vàng, cũng đậu phộng rang và bánh đa nướng, nhưng vì không gần biển, nên mì Quảng Đà Lạt thường chỉ duy nhất nấu với thịt heo, chứ không tôm - không mực như ở Quảng Nam.
Thêm cái khác nữa, là mì Quảng vốn không ăn cùng hành lá, chanh như những món ăn có nước lèo khác thường thấy, ở Đà Lạt, lại thi thoảng vài nơi có chuyện này. Có vẻ như, cái kiểu nhẹ nhàng, phơn phớt của người Đà Lạt cũng ám vô hẳn cả chuyện thưởng thức món ăn. Nêm thêm chút chanh cho dịu lại, thêm chút hành cho thơm, mãi rồi thành quen, thành ra món nào cũng phải có.
Có lẽ, thứ khiến mì Quảng Đà Lạt thành đặc biệt nhất là rau ăn cùng. Không phải là cải mầm thêm ít giá, mà là xà lách thái sợi mỏng, thêm rau mùi (vài nơi còn bào sợi bắp sú để món rau thêm giòn)... khiến món ăn tưởng béo ngậy này thành ra ngon lạ. Có lẽ, điều tiếc nhất ở món mì Quảng "lai" này là thiếu đi quả ớt sừng xanh Quảng Nam, chỉ có thể là ớt xanh, ớt đỏ Đà Lạt, nên thiếu đi một chút mùi vị đặc trưng của món mì nức tiếng.
Giờ không còn ấp Ánh Sáng nữa, những quán mì Quảng Đà Lạt nổi tiếng nằm rải khắp nơi. Cái lạ là, quán nào cũng xoàng xoàng, không rộng lớn và cũng chẳng nằm ở trung tâm. Những cái tên chỉ đơn giản như Giang (Quang Trung), Bà Thuyền (Nguyễn Du), hoặc chỉ tấm biển nhỏ đề chữ "Mì Quảng" ở ngã ba Cẩm Đô, ở Hai Bà Trưng, ở Xô Viết Nghệ Tĩnh... cũng thành tiếng, cũng thành quen.
Bạn người Đà Nẵng, về Đà Lạt chơi, dẫn đi ăn thử món mì Quảng khác lạ (tốn đến hai đĩa rau của quán). Bạn thưởng từng gắp một, hít hà, xuýt xoa, hỏi, sao mì Quảng đến Hội An (có thể) thành cao lầu, mà về Đà Lạt không thành tên gì riêng, tiếc quá! Thế, mì Quảng "lai" Đà Lạt để lại dư vị rất riêng, mà chắc chắn chỉ khi đến tận nơi, thưởng tận miệng mới biết được!
Có lẽ, thứ khiến mì Quảng Đà Lạt thành đặc biệt nhất là rau ăn cùng. Không phải là cải mầm thêm ít giá, mà là xà-lách thái sợi mỏng, thêm rau mùi (vài nơi còn bào sợi bắp sú để món rau thêm giòn)... khiến món ăn tưởng béo ngậy này thành ra ngon lạ.
Có lẽ, điều tiếc nhất ở món mì Quảng "lai" này là thiếu đi quả ớt sừng xanh Quảng Nam, chỉ có thể là ớt xanh, ớt đỏ Đà Lạt, nên thiếu đi một chút mùi vị đặc trưng của món mì nức tiếng.
Theo Thanhnien
Người Sài Gòn mê tơi 8 món bánh xứ Quảng hơn 30 năm ở chợ Bà Hoa Khởi nghiệp từ thúng bánh gói, sau hơn 30 năm, sạp cô Anh giờ đã có 8 món bánh đều là đặc sản xứ Quảng, níu chân không chỉ khách Quảng mà còn khiến người Sài Gòn thích mê. Sạp cô Anh với các món ăn đặc sản xứ Quảng hấp dẫn Ghé chợ Bà Hoa, người lạ sẽ ngỡ ngàng trước những...