Đặc sản bánh nghìn lớp của Malaysia
Loại bánh này có kết cấu đặc biệt, tốn nhiều thời gian và công sức để tạo ra, nhưng có họa tiết đẹp mắt và vị ngon thú vị.
Năm 2019, trong một tập phim The Great British Baking Show, giám khảo Paul Hollywood chọn cho các thí sinh một món mà ông nói là “loại bánh có kết cấu khó nhất”. Đó chính là kek lapis Sarawak.
Lapis nghĩa là “nhiều lớp” trong tiếng Bahasa Malaysia, kek nghĩa là “bánh”, và Sarawak là bang nằm ở bờ biển phía tây bắc Borneo.
Cắt một lát bánh, bạn sẽ thấy những màu sắc rực rỡ được sắp xếp thành họa tiết đặc biệt. Việc làm loại bánh này là một quá trình tốn thời gian và phức tạp, một thử thách ngay cả với những đầu bếp dày kinh nghiệm.
Video đang HOT
Đây là một món có lịch sử khá mới, xuất hiện từ khoảng năm 1970-1980, bắt nguồn từ loại bánh nhiều lớp mà thực dân Hà Lan yêu thích.
Phiên bản địa phương gồm các gia vị như quế, hồi… kết hợp với bột, bơ, và trứng, thêm nhiều màu sắc được tạo từ màu thực vật. Để làm bánh, đầu bếp phải có trí tưởng tượng tốt, khả năng chú ý đến chi tiết, và tay nghề vững vàng.
Đầu bếp sẽ nướng bánh trong một chảo sâu, cẩn thận thêm từng dải bột với màu sắc khác nhau trong mỗi 10 phút, tạo thành các lớp trong khi nướng.
Đó mới chỉ là một nửa quá trình. Kek lapis Sarawak đặc biệt vì đầu bếp phải cắt chúng thật tỉ mỉ, và ghép lại bằng mứt hoặc sữa đặc. Kết quả cuối cùng là những lát bánh có màu sắc và họa tiết tuyệt đẹp khi cắt.
Kek lapis Sarawak có giá khá đắt, có thể lên đến 59 USD cho một chiếc. Trước đây, bánh thường được làm vào các dịp lễ như Gawai Dayak hay Hari Raya. Ngày nay, kek lapis Sarawak được bán quanh năm, cho sinh nhật, đám cưới…
Đậu Rùa món ăn ngon đậm nét hồn quê
Nếu có dịp về thăm xã Tuân Chính, huyện Vĩnh Tường, bạn sẽ được chủ nhà nồng hậu thết đãi món ăn đặc sản của vùng quê này: đậu Rùa.
Món đậu Rùa thường xuyên có mặt trong mâm cơm hàng ngày cũng như trong mâm cỗ của các gia đình nơi đây.
Nguồn gốc cái tên đậu Rùa
Món ăn mang đậm nét hồn quê này không phải được làm từ nguyên liệu thịt rùa hay có hình con rùa, mà đơn giản, đậu Rùa được gọi theo tên địa phương làm ra nó - làng Rùa, xã Tuân Chính. Làng Rùa bao gồm 3 thôn: thôn Trung, thôn Thượng và thôn Táo. Đặc biệt, đậu Rùa chỉ được làm phổ biến ở thôn Trung và thôn Thượng, là 2 thôn liền kề nhau ở cùng một dải đất. Sau năm 1945, dù tên địa danh làng xã đã dược thay đổi nhưng người ta vẫn quen gọi với cái tên đậu Rùa.
Làm đậu Rùa là nghề cha truyền con nối
Nghề làm đậu được coi như nghề thủ công truyền thống của làng Rùa trước đây. Ở làng Rùa có nhiều gia đình năm, sáu đời gắn bó với nghề làm đậu. Nhiều cụ cao tuổi trong làng chẳng thể nhớ nổi nghề làm đậu có từ bao giờ, chỉ biết khi lớn lên đã thấy cha mẹ làm, rồi đời này qua đời khác cứ thế truyền nghề cho nhau
Thức khuya, dậy sớm với đậu Rùa
Đậu Rùa bao giờ cũng có hai loại: đậu nướng và đậu trắng. Cách làm đậu Rùa cũng tương tự cách làm đậu phụ của nhiều nơi, có khác chăng là hình dáng chiếc đậu làm ra nhỏ nhắn, vừa miệng và hương vị của nó. Mỗi cái đậu Rùa chỉ to hơn bao diêm, vì vậy khăn vải dùng gói đậu cũng chỉ to hơn bàn tay một chút.
Theo các cụ cao niên trong làng, yếu tố chính làm cho món đậu Rùa có vị ngon khác biệt với đậu phụ ở các nơi khác là nguồn nước ở dải đất này. Điều này trả lời cho câu hỏi vì sao con gái ở làng Rùa đi lấy chồng đem theo nghề làm đậu, nhưng khi đậu làm ra vẫn không ngon được như đậu được làm tại làng Rùa. Thêm nữa là do cái tâm của người làm ra đậu Rùa, họ luôn trân trọng nghề truyền thống của quê hương, luôn tuân thủ các bước từ khâu đầu tiên là chọn đỗ nguyên liệu, đến khâu cuối cùng là nướng đậu, bán đậu. Họ không quá thiên về mục đích lợi nhuận mà làm mất đi hương vị riêng của món đậu Rùa.
Người làng Rùa làm đậu bao giờ cũng chọn loại đỗ tương hảo hạng, hạt tròn mẩy đem ngâm nước. Thời gian ngâm đỗ phải được cân nhắc cẩn thận, trời nóng chỉ ngâm 5-6 giờ nhưng nếu trời lạnh phải ngâm lâu hơn. Khi đỗ nở hết ra thì đem xay nhuyễn rồi đổ vào túi vải, vắt và lọc vài lần bỏ bã, chỉ lấy phần nước sữa đậu.
Phần nước này sẽ được đun trên bếp than, khi sôi phải nhấc ra thật nhanh nếu không nước đậu sẽ trào ra ngoài và đậu dễ có mùi khê. Khi nước đậu còn nóng, phải nhanh tay hòa nước giống vào (loại nước được lên men chua từ phần nước đậu đã vớt hết cái của ngày hôm trước), khua nhẹ tay tới khi thấy có mảng cái đậu nổi lên thì dừng. Sau đó gạn bỏ bớt nước trong, dùng bát con múc từng bát cái đậu đổ vào khuôn (bên trên đã rải một miếng vải sạch) rồi gói lại. Cứ làm như thế tới khi đầy khuôn gỗ thì dùng vật nặng ép lên trên đến khi ráo nước, nhấc ra là xong xuôi món đậu trắng. Còn đậu Rùa nướng thì sau khi ép xong, đậu trắng sẽ được dỡ ra và đưa lên phên nướng trên than hồng. Khi nướng phải nhanh tay lật đậu để đậu có màu vàng đều và không bị cháy. Đậu Rùa khi nướng xong sẽ rắn hơn và dậy mùi thơm của đỗ tương rang.
Ban đầu, đậu Rùa chỉ bán ở chợ Táo của xã, nhưng dần dà một thời gian sau đậu Rùa đã theo chân các bà các chị ra các chợ xa hơn như chợ Vĩnh Yên, chợ Việt Trì, chợ Bạch Hạc, chợ Kiệu, chợ Dưng, chợ Chùa, chợ Giang, chợ Bồ Sao... Tên đậu Rùa được nhiều nơi biết đến và đã trở thành món ăn quen thuộc của nhiều gia đình. Vì thế người làng Rùa đi xa lâu lâu lại thèm về quê hương để được nếm vị thơm mát, bùi ngậy của đậu Rùa.
Món ăn ngon cho tất cả mọi người
Đậu Rùa là món dễ ăn, đặc biệt vào mùa hè, có thể ăn đậu trắng, đậu nướng, đậu rán, chấm với tương quê, nước mắm hoặc mắm tôm. Đậu Rùa ăn lúc còn nóng là ngon nhất. Đậu Rùa cũng rất có duyên khi kết hợp với nhiều món ăn khác: Ngoài cách ăn trực tiếp, đậu Rùa còn dùng để chế biến kèm nhiều món ăn khác như nấu xáo, nấu om cùng với lươn, ốc, ếch, ba ba; món "Bún chả đậu"; "đậu nhồi thịt"; "nộm hoa chuối đậu phụ", Đậu Rùa kho tương cùng nhiều món ăn chay sử dụng nguyên liệu chính từ đậu. Ngoài ra, món canh óc đậu, sữa đậu cũng vô cùng hấp dẫn.
Món đậu Rùa tồn tại được đến ngày hôm nay cũng là nhờ có sự trân trọng, gìn giữ và lưu truyền nghề truyền thống của những người đã và đang làm ra nó. Đậu Rùa là thực phẩm đặc biệt "sạch", thực sự là món ăn ngon, bổ, rẻ dành cho tất cả mọi người.
Niễng xào - đặc sản mùa đông của Nam Định Những thực khách bỏ lỡ mùa niễng sẽ phải đợi đến vụ sau để thưởng thức đặc sản mỗi năm chỉ có một lần này. Từ cuối tháng 10 đến tháng 11, khi tiết trời bắt đầu se lạnh cũng là lúc niễng nở rộ. Trên các diễn đàn ẩm thực, mọi người bắt đầu chia sẻ hình ảnh về món ăn nổi...