Cựu tổng thống Maldives nguy kịch sau khi bị ám sát
Các bác sĩ điều trị thông báo cựu tổng thống Maldives Mohamed Nasheed đang ở trong tình trạng nguy kịch sau vụ ám sát ở thủ đô.
Y bác sĩ tại bệnh viện tư nhân ADK hôm nay thông báo cựu tổng thống Maldives Mohamed Nasheed đã trải qua 16 tiếng phẫu thuật với các vết thương ở đầu, ngực, bụng và chân tay. Ông Nasheed đang trong tình trạng nguy kịch và được điều trị trong phòng chăm sóc tích cực.
Trước đó, bệnh viện ADK thông báo đã gắp được những mạnh đạn găm bên phổi và gan của cựu tổng thống Nashee, song vẫn còn một mảnh khác chưa lấy ra được. Một thành viên gia đình cho biết ông Nasheed khi nhập viện vẫn tương đối tỉnh táo và trò chuyện được với bác sĩ.
Cựu tổng thống Maldives Mohamed Nasheed trong một sự kiện về biến đổi khí hậu ở New Delhi, Ấn Độ, hồi tháng 2/2019. Ảnh: AP.
Cựu tổng thống Nasheed, 53 tuổi, đang chuẩn bị bước vào ô tô của mình trên đường phố thủ đô Male hôm 6/5 thì một quả bom gắn vào xe máy gần đó phát nổ. Vụ nổ xảy ra ngay trước khi lệnh giới nghiêm ban đêm có hiệu lực ở thủ đô như một phần các biện pháp ngăn chặn Covid-19 lây lan.
Quốc hội Maldives lập tức triệu tập cuộc họp khẩn sau vụ ám sát cựu tổng thống, dù đang trong thời gian nghỉ. Tổng thống Ibrahim Mohamed Solih hôm nay thông báo một nhóm thuộc Cảnh sát Liên bang Australia (AFP) sẽ tới Maldives hôm 8/5 để hỗ trợ điều tra.
Tổng thống Solih gọi vụ ám sát là cuộc tấn công vào nền dân chủ, đồng thời cam kết trừng phạt thích đáng hung thủ. Cảnh sát Maldives trong khi đó cho biết đã gửi yêu cầu hỗ trợ điều tra tới Văn phòng Liên Hợp Quốc về Ma túy và Tội phạm.
Hiện trường hỗn loạn sau vụ tấn công được cho là nhằm vào cựu tổng thống, hiện là chủ tịch quốc hội Maldives, Mohamed Nasheed ở thủ đô Male tối 6/5.
Video đang HOT
Nasheed là tổng thống dân cử đầu tiên của Maldives trong cuộc bầu cử đa đảng lần đầu vào năm 2008. Ông bị lật đổ trong cuộc đảo chính năm 2012 và bị kết án 13 năm tù vào năm 2015 với tội danh khủng bố, động thái bị các nhóm dân quyền chỉ trích là mang động cơ chính trị.
Tổng thống Abdulla Yameen để ông đi chữa bệnh và Nasheed sống lưu vong ở Anh, nhưng về nước năm 2018. Nasheed trở thành chủ tịch quốc hội, vị trí quyền lực thứ hai của quốc gia, sau các cuộc bầu cử năm 2019.
Bộ trưởng Nội vụ Libya bị ám sát hụt Iran truy tố thủ phạm vụ ám sát chuyên gia hạt nhân Cựu tổng thống Maldives bị ám sát
'Ngoại giao giảm nợ': Mặt trận đối đầu mới của Trung - Ấn
Trung Quốc và Ấn Độ đang ngày càng "hào phóng" với các gói cho vay và kéo dài thời gian trả nợ cho những nước Nam Á cần nguồn vốn ngoại tệ.
Hải quân Sri Lanka đang rà soát vùng biển phía Bắc của quốc đảo để tìm kiếm những người buôn lậu vận chuyển nghệ - một loại gia vị được sử dụng rộng rãi trong các món ăn Nam Á. Năm nay, chính phủ Tổng thống Gotabaya Rajapaksa thêm gia loại gia vị này vào danh sách cấm nhập khẩu trong nỗ lực ngăn chặn dòng tiền USD chảy ra ngoài.
Trong khi đó, Maldives, ở phía Tây Nam của Sri Lanka, áp đặt các giới hạn sử dụng USD để thanh toán hóa đơn thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ. Ngân hàng Maldives, ngân hàng thương mại lớn nhất ở quốc gia nhỏ nhất trong khu vực, hồi tháng 9 ra hạn mức hàng tháng là 250 USD cho mỗi thẻ. Ngân hàng được các doanh nghiệp nhỏ ở quần đảo sử dụng rộng rãi để thanh toán hàng nhập khẩu.
Các cuộc trấn áp về hàng hóa và tiền tệ của hai quốc gia Ấn Độ Dương có một điểm chung là đều thể hiện nhu cầu tăng cường dự trữ ngoại hối - đặc biệt là đồng USD. Cuộc khủng hoảng tiền mặt buộc cả hai chính phủ tìm kiếm các giải pháp tài chính, giải quyết các khoản nợ quốc tế đang gia tăng.
Và lỗ hổng đó tạo cơ hội mới cho Trung Quốc và Ấn Độ, tăng cường ảnh hưởng của họ ở các quốc gia này. Trung - Ấn tham gia vào một cuộc cạnh tranh ngày càng tăng để giành ưu thế ở khu vực Ấn Độ Dương chiến lược.
(Ảnh minh họa: Nikkei Asia)
Các quan chức ở Sri Lanka và Maldives nhanh chóng thừa nhận mức độ "mang nợ" của họ đối với những gã khổng lồ châu Á, khi họ phải vật lộn để duy trì sức khỏe tài chính trong bối cảnh nhiều quốc gia mắc nợ khác trong khu vực cũng khó khăn không kém.
Theo ông Nivard Cabraal, Bộ trưởng Sri Lanka giám sát tiền tệ, thị trường vốn và doanh nghiệp nhà nước cho biết, Ấn Độ đề nghị một thỏa thuận hoán đổi đồng tiền (mua/bán ngoại tệ sau đó bán/mua lại trong tương lai). Về bản chất, đây cũng là một thỏa thuận cho vay, chỉ khác hình thức thực hiện.
Còn theo ông Mohamed Nasheed, cựu Tổng thống, Chủ tịch quốc hội Maldives, chính phủ của Tổng thống Ibrahim Solih đang đàm phán với Trung Quốc để hoãn thanh toán khoản nợ hàng triệu USD cho Bắc Kinh. "Họ vẫn đang đàm phán, nhưng vấn đề chưa được giải quyết". Chính phủ này hy vọng "người Trung Quốc sẽ trì hoãn việc trả nợ ít nhất vài năm".
Đề nghị xóa nợ của Ấn Độ khác với cách tiếp cận của Trung Quốc, nhưng đều tập trung vào giải quyết nhu cầu ngắn hạn của các quốc gia nợ, trong một thời gian liên tục. Tại Sri Lanka, New Delhi cung cấp khoản hoán đổi đồng tiền trị giá 400 triệu USD trong năm nay, bên cạnh đó là một khoản hoán đổi tiền tệ khác trị giá 1 tỷ USD và việc tạm hoãn khoản nợ 1 tỷ USD. Các nguồn tin ở thủ đô Sri Lanka đang phỏng đoán về những yêu cầu họ có thể nhận được và nói rằng Ấn Độ có cơ hội tận dụng thời điểm hiện tại khi nền kinh tế Sri Lanka sắp vỡ nợ.
Trung Quốc, vốn tự nhận là "người bạn đồng cam cộng khổ" của Sri Lanka, bơm 500 triệu USD trong năm nay từ khoản vay hợp vốn (nhiều người cho một người vay) trị giá 1,2 tỷ USD mà nước này cam kết thông qua Ngân hàng Phát triển Trung Quốc. Bên cạnh đó, các nhà chức trách Sri Lanka được cho là đã tiếp cận Bắc Kinh để có thêm khoản trao đổi đồng tiền 11,5 tỷ USD. Không có gì ngạc nhiên khi các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Colombo hoan nghênh việc trở thành người cho vay.
Nợ bên ngoài so với GDP của Sri Lanka và Maldives. Đơn vị tính: % (Ảnh: Nikkei Asia)
Theo Nikkei, ở Maldives, Ấn Độ trở nên hào phóng hơn sau khi Đảng Dân chủ Maldives thân Ấn của Solih đánh bại cựu Tổng thống Abdullah Yameen, người công khai thân Bắc Kinh và chống lại New Delhi, trong một kết quả bầu cử gây sốc vào năm 2018. New Delhi đã bơm vào đây đều đặn ước tính hơn 2 tỷ USD thông qua các khoản vay, viện trợ không hoàn lại, hạn mức tín dụng và hoán đổi tiền tệ.
Pankaj Kumar Jha, giáo sư nghiên cứu chiến lược và quốc phòng tại Đại học Jindal Global, New Delhi, cho biết: "Ấn Độ áp dụng cách tiếp cận theo gói, dựa trên nhu cầu của các nước Nam Á, hỗ trợ họ trong các dự án ngắn hạn. Đồng thời, họ cung cấp các khoản tài trợ và viện trợ, có thể được trả chậm, và các điều khoản hoàn trả đã tạo dựng được niềm tin giữa hai bên".
Tuy nhiên, bất chấp sự mạnh mẽ của Ấn Độ, Trung Quốc vẫn nắm trong tay ảnh hưởng lớn. Maldives không vui vẻ gì khi một báo cáo của Ngân hàng Thế giới đưa ra vào giữa năm 2020 xếp nước này vào số 9 quốc gia đang đối mặt với tình trạng "túng quẫn" do các khoản vay Trung Quốc vượt quá 30% nợ quốc gia, ở Maldives là 45%.
Trung Quốc sau đó đã đồng ý cắt giảm 25 triệu USD từ khoản nợ chính thức 100 triệu USD mà Maldives phải giải quyết trong năm nay. Tuy nhiên đây là thỏa thuận đặc biệt theo Sáng kiến Đình chỉ Nợ của G20, DSSI, hoãn xử lý nợ đối với các khoản vay song phương.
Các công nhân tại một công trường xây dựng gần cây cầu do Trung Quốc cấp vốn ở Male, thủ đô Maldives, vào tháng 9/2018. Biển hiệu bằng tiếng Trung Quốc có nội dung: "Ở đây, chúng tôi đại diện cho Trung Quốc! Tích cực quảng bá công nghệ Trung Quốc, tiêu chuẩn Trung Quốc, sự quản lý Trung Quốc". (Ảnh: Reuters)
Thước đo thiện chí chính trị
Trong bối cảnh áp lực nợ, việc bị xếp hạng thấp trong các đánh giá tài chính càng khiến Maldives và Sri Lanka không còn nhiều lựa chọn tìm kiếm nguồn tài chính thay thế từ bên ngoài. Các nhà phân tích dày dạn kinh nghiệm không ngạc nhiên khi họ phải quay lại các biện pháp ngặt nghèo như cấm nhập khẩu nghệ để bảo toàn đồng USD đang cạn kiệt.
Nhìn tổng quan, trong bức tranh nền kinh tế 88 tỷ USD của Sri Lanka, 50,8 tỷ USD đi vay. Các bên cho vay song phương như Trung Quốc chiếm 10% số nợ, phần lớn là cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn, tiếp theo là Nhật Bản. Nhật từng là bên cho vay lớn nhất của nước này.
Trong khi đó, bức tranh nợ nước ngoài trong nền kinh tế 5 tỷ USD của Maldives mờ nhạt hơn, dù các hạn thanh toán nợ cũng đang đến gần kề. Một điều đáng chú ý là có sự mâu thuẫn trong các con số nợ công khai mà các bên tuyên bố. Nasheed thẳng thắn nói với Nikkei rằng nước này nợ Trung Quốc hơn 3 tỷ USD. "Con số của tôi là từ ủy ban tài chính quốc hội; chúng tôi làm việc từ những khoản vay đầu tiên", ông nói. Chính phủ Trung Quốc không đồng ý, nói rằng con số này là gần 1,45 tỷ USD.
Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih, trái và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi mỉm cười sau khi đưa ra tuyên bố báo chí chung tại New Delhi vào tháng 12/2018. (Ảnh: Getty)
Các chuyên gia ở Maldives cho rằng họ nên xem xét các lựa chọn cứu trợ tài chính để ngăn chặn việc tình trạng vỡ nợ trở thành thước đo cho thiện chí chính trị. Vào thời điểm gặp nhiều khó khăn ở Maldives, sự sẵn sàng can thiệp của chính phủ Trung Quốc sẽ trở thành "sự giúp đỡ to lớn không phải cho chính phủ Maldives mà cho người dân", Fazeel Najeeb, cựu thống đốc Cơ quan Tiền tệ Maldives cho biết.
Nhưng đối với cả Maldives và Sri Lanka, câu hỏi cần đặt ra là Trung Quốc, với túi tiền "sâu" hơn nhiều so với Ấn Độ, sẵn sàng đi đến đâu để ngăn chặn các vụ vỡ nợ.
Akhil Bery, nhà phân tích Nam Á tại Eurasia Group đưa ra một ví dụ: "Trung Quốc đã đề nghị giảm nợ (cho các quốc gia thiếu tiền mặt như Pakistan, Angola và Zambia), nhưng đó là khoản cứu trợ ngắn hạn và nhằm bổ sung cho Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF chứ không phải thay thế nó. Rõ ràng là Trung Quốc không sẵn sàng cứu trợ Pakistan, hay làm bạn dù mưa hay nắng".
Căng thẳng vaccine COVID-19 tại châu Á khi Ấn Độ và Trung Quốc đẩy mạnh tặng nước khác Trong khi châu Âu rơi vào "chiến tranh vaccine" và gặp nhiều khó khăn để ngăn xuất khẩu vaccine COVID-19 thì tại châu Á, cuộc tranh giành lại liên quan đến việc tặng vaccine. Một nhà nghiên cứu tại Viện Serum, Ấn Độ. Ảnh: Reuters Ấn Độ và Trung Quốc đã tặng vaccine COVID-19 cho nhiều quốc gia vì lý do ngoại giao....