Cứu sống sản phụ bị tiền sản giật
Thai phụ 28 tuổi ở Hà Nội nhập viện trong tình trạng lơ mơ, tím tái, khó thở, co giật.
Bà bầu đang mang thai ở tuần thứ 36, được gia đình đến Bệnh viện Đa khoa huyện Phúc Thọ (Hà Nội) cấp cứu, tình trạng bệnh diễn biến xấu. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây ngày 8/12. Bác sĩ chẩn đoán thai phụ bị sản giật nguy kịch, nguy cơ tử vong.
Kíp cấp cứu nhanh chóng hội chẩn và quyết định mổ ngay lập tức. May mắn ca phẫu thuật thành công, cứu sống được cả mẹ và con.
Ngày 16/12, sức khỏe của mẹ và bé đã hoàn toàn ổn định, các chỉ số sinh hóa trở về bình thường. Hai mẹ con được xuất viện.
Video đang HOT
Thai phụ được bác sĩ chăm sóc tại viện. Ảnh do bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ Đào Văn Cường, khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây cho biết, tiền sản giật ở thai phụ có ba triệu chứng: huyết áp cao (>140/90 mmHg), phù, nước tiểu có protein niệu. Sản giật là biến chứng cấp tính của tiền sản giật, kèm theo co giật và hôn mê.
Về mặt lý thuyết, tiền sản giật và sản giật là tai biến thai kỳ ở mọi bà bầu, thường gặp ở những phụ nữ mang thai lần đầu, trên 40 tuổi, bà bầu béo phì. Thai phụ bị suy dinh dưỡng, hoặc có các bệnh như thận mạn tính, đái tháo đường, tăng huyết áp, thai trứng, đa thai, đa ối. Thai phụ có tiền sử mang thai bị tiền sản giật, sản giật…
Tiền sản giật và sản giật có thể gây biến chứng nghiêm trọng cho người mẹ và thai nhi. Mẹ có thể bị phù não, xuất huyết não, màng não, phù võng mạc, xuất huyết vùng dưới bao gan, suy tim, suy thận, phù phổi cấp, rối loạn đông xuất huyết trong lòng mạch, giảm tiểu cầu. Với thai nhi, tai biến có thể làm chậm phát triển, suy thai, tử vong… Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng này có thể đe dọa tính mạng cả mẹ và con.
Theo các bác sĩ, bệnh thường không được phát hiện sớm nếu không bà bầu kiểm tra huyết áp hoặc xét nghiệm nước tiểu định kỳ khi mang thai. Nhiều sản phụ chủ quan không đi khám thai định kỳ, kiểm tra huyết áp, xét nghiệm nước tiểu… khi vào viện mới biết huyết áp cao, protein niệu mức độ cao ảnh hưởng tính mạng bà mẹ và đứa trẻ.
Bác sĩ khuyến cáo bà bầu cần phải khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế tin cậy, kịp thời phát hiện xử lý những bệnh lý thai kỳ.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
10 phút chạy đua tử thần cứu mẹ con thai phụ bị vỡ tử cung
Thai phụ ở Hà Nội mang thai tuần 36, bị vỡ tử cung do có sẹo mổ cũ nên xuất huyết ồ ạt gây sốc.
Thai phụ 32 tuổi, được đưa đến Bệnh viện đa khoa Sơn Tây trong tình trạng đau bụng dữ dội, vật vã, da xanh tái, niêm mạc nhợt, mạch khó bắt, huyết áp không đo được.
Kíp mổ cùng cháu bé vừa chào đời. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Bác sĩ Kiều Thanh Vân, Trưởng kíp phẫu thuật, cho biết sản phụ bị vỡ sừng tử cung do có sẹo mổ bóc nhân xơ cũ dẫn đến xuất huyết ồ ạt gây sốc. Kíp phẫu thuật đã khẩn trương mổ để cứu em bé, đồng thời cắt tử cung của người mẹ và khâu cầm máu. Mọi việc được tiến hành chỉ trong 10 phút từ khi tiếp nhận sản phụ đến khi đưa được cháu bé ra ngoài.
Sản phụ được truyền 12 đơn vị chế phẩm máu. Hiện là ngày thứ 4 sau phẫu thuật, mẹ con sản phụ đã qua cơn nguy kịch.
Bác sĩ Vân khuyến cáo vỡ tử cung là một trong những tai biến rất nghiêm trọng của sản khoa. Vì vậy, các bà bầu có tiền sử sẹo mổ cũ ở tử cung nên khám thai định kỳ và phải đến bệnh viện ngay nếu có dấu hiệu bất thường để tránh tai biến.
Thu Hiền
Theo VNE
Bé gái 8 tháng tuổi bị thanh sắt văng xuyên sọ Chiếc máy cắt cỏ đang hoạt động làm bật thanh sắt nằm ẩn dưới cỏ văng vào má trái bé gái ở Hà Nội rồi xuyên thủng hộp sọ. Bé được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa Sơn Tây sơ cứu rồi chuyển lên khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương chiều 1/5. Thanh sắt đâm xuyên từ má trái...