Cứu sống nạn nhân bị vùi lấp do sạt lở ở Yên Bái
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện thành công ca cấp cứu và phẫu thuật cho một nạn nhân bị vùi lấp do sạt lở đất trong đợt mưa lũ tại tỉnh Yên Bái.
Nạn nhân trong vụ sạt lở ở Yên Bái đang được điều trị tích cực. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân Đ.T.T, 31 tuổi, dân tộc Dao, sinh sống tại xã Viễn Sơn, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái bị vùi lấp do sạt lở đất đá sau cơn mưa lớn kéo dài. Sau khi được giải cứu khỏi đống đất đá, ngay lập tức, bệnh nhân được đưa đến Trung tâm Y tế Văn Yên để cấp cứu. Tại đây, bệnh nhân bị ngừng tim trong 5 phút, được cấp cứu hồi sinh tim phổi, đặt nội khí quản và hỗ trợ hô hấp nhân tạo.
Trung tâm chỉ đạo tuyến Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – Hà Nội đã quyết định điều phối chuyển bệnh nhân đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ để tiếp tục điều trị.
Ngay khi tiếp nhận ca bệnh, các bác sĩ tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng tiến hành các xét nghiệm cần thiết, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng chuyên sâu. Để đảm bảo phương án điều trị tối ưu, bệnh viện đã tổ chức hội chẩn trực tuyến với các chuyên gia đầu ngành của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – Hà Nội.
Video đang HOT
Kết quả hội chẩn cho thấy bệnh nhân Đ.T.T bị đa chấn thương nặng do vùi lấp, bao gồm: xẹp phổi hai bên; chấn thương gãy xương cánh chậu hai bên; vỡ ổ cối hai bên; gãy ngành trên và dưới xương mu phải; trật khớp mu; tụ máu và khí vùng sàn chậu; tầng sinh môn đụng dập và nhiều vết thương phức tạp.
Trước tình trạng nguy kịch của bệnh nhân, ekip phẫu thuật đã quyết định tiến hành ca mổ cấp cứu. Cuộc phẫu thuật kéo dài 3 giờ đồng hồ với nhiều thủ thuật phức tạp, bao gồm: cố định tạm thời khớp mu bằng chỉ thép, thắt động mạch chậu trong hai bên, làm hậu môn nhân tạo, thăm dò ổ bụng và xử lý vết thương phức tạp vùng tầng sinh môn.
Sau ca phẫu thuật căng thẳng, Đ.T.T được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực – Chống độc để tiếp tục điều trị. TS.BS Hà Thị Bích Vân – Trưởng khoa Hồi sức tích cực chia sẻ về tình trạng hiện tại của bệnh nhân: “Tình trạng người bệnh đã tạm ổn định, đang dần tỉnh lại nhưng vẫn cần hỗ trợ thở máy. Tình trạng sốc đã được cải thiện và giảm được liều các thuốc vận mạch. Vết mổ ổn định và hiện không cần truyền thêm máu hay các chế phẩm máu khác”.
Trong thời gian tới, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp khảo sát và đánh giá kỹ lưỡng các tổn thương, xem xét việc cai máy thở, duy trì tình trạng huyết động ổn định và cung cấp các điều trị hỗ trợ cần thiết. Khi sức khỏe của bệnh nhân hoàn toàn ổn định, ekip y tế sẽ lên kế hoạch cho ca phẫu thuật thứ 2, tập trung vào xử lý các tổn thương ở khớp chậu và tầng sinh môn.
Được biết, hoàn cảnh gia đình bệnh nhân rất khó khăn, ở thôn đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái. Chồng nạn nhân cũng đã mất trong vụ sạt lở, còn 3 con nhỏ đang gửi chạy lũ ở gia đình nhà ngoại. Toàn bộ nhà cửa, tài sản đã bị vùi lấp và chìm trong biển lũ.
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết sẽ tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt trong điều trị cho người bệnh, Bệnh viện đã có hỗ trợ về chi phí điều trị và suất ăn cho người bệnh cũng như 2 người nhà chăm sóc người bệnh tại Bệnh viện.
Ngoài ra, để giúp cho người bệnh và gia đình thoát khỏi tình trạng khó khăn, khốn đốn này, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ kêu gọi cộng đồng xã hội cùng chung tay giúp đỡ cho người bệnh, gia đình để người bệnh và 3 con nhỏ sớm vượt qua hoạn nạn, có cơ hội khắc phục hậu quả sau mưa lũ.
Người đàn ông phải đi cấp cứu chỉ sau bữa nhậu
Các bác sĩ khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, đã tiếp nhận và xử trí thành công trường hợp người bệnh nguy kịch do ngộ độc rượu.
Bác sĩ Trung tâm Y tế huyện Tam Nông thăm khám cho người bệnh.
Ông T.Q.K. (60 tuổi, xã Dị Nậu, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi trả lời kém, co giật toàn thân, đau bụng vùng thượng vị âm ỉ xuyên ra sau lưng, nôn nhiều.
Ngay sau khi tiếp nhận, người bệnh được các bác sĩ thăm khám và chỉ định các cận lâm sàng cấp cứu. Kết quả khí máu động mạch thể hiện tình trạng toan chuyển hóa nặng.
Các bác sĩ khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, đã thống nhất chẩn đoán người bệnh ngộ độc Ethanol mức độ nặng, suy thận cấp, suy hô hấp cấp và cần được theo dõi ngộ độc.
Ngay lập tức, người bệnh được đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, loại bỏ độc tố bằng phương pháp lọc máu cấp cứu, bù dịch, vận mạch, cân bằng toan kiềm, cân bằng điện giải, dinh dưỡng tích cực trong suốt 24 giờ.
Sau một ngày cấp cứu, tình trạng người bệnh cải thiện rõ rệt. Sau 6 ngày điều trị tích cực, hiện sức khỏe người bệnh ổn định, tự ăn uống, vận động tốt, kết quả xét nghiệm các chỉ số ở mức bình thường, dự kiến đủ điều kiện xuất viện sau vài ngày tới.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thùy Dung, Trưởng khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực và Chống độc, ngộ độc rượu biểu hiện ở các mức độ khác nhau từ nhẹ (không kiềm chế được cảm xúc, dễ tức giận, nổi nóng, đi đứng xiêu vẹo) đến nặng (nôn nhiều, vã mồ hôi, hôn mê, mạch nhanh, thở nông, hạ huyết áp) và có thể nguy hiểm tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ngộ độc rượu còn có thể do uống phải rượu giả, rượu có chứa methanol, rượu ngâm với lá, rễ cây thảo mộc hoặc động vật có chứa các độc tố. Bên cạnh đó, uống rượu lâu ngày dẫn đến nghiện rượu, sút cân, chán ăn, tiêu chảy do tổn thương gan và ruột; da, niêm mạc nhợt nhạt do thiếu máu; thoái hóa gan, xơ gan, có thể ung thư gan; nhồi máu cơ tim, mất trí nhớ, rối loạn tinh thần.
Nếu có các biểu hiện nghi ngờ ngộ độc rượu, cần đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời, tránh gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Hành động bất thường khiến người đàn ông trẻ phải đi cấp cứu Người đàn ông 36 tuổi vào viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu, tím tái, đồng tử hai bên co nhỏ, mất phản xạ ánh sáng, người nhà cho biết anh uống tới 90 viên thuốc. Nam bệnh nhân được đưa đến Trung tâm Y tế huyện Tam Nông (Phú Thọ) cấp cứu. Loại thuốc anh đã tự uống tới 90...