Cứu sống mẹ con sản phụ bị rau bong non thể nặng
Khoa Sản bệnh Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An vừa phẫu thuật cứu sống mẹ con sản phụ N.T.H.Y bị rau bong non thể nặng.
Đây là tình trạng cấp cứu sản khoa tối khẩn, khiến nguồn cung cấp oxy và trao đổi chất cho thai từ mẹ bị cắt đứt, dẫn đến suy thai nhanh chóng.
Sáng 29/11, trao đổi với phóng viên Báo Sức khỏe và Đời sống, BS CKI. Nguyễn Thị Dung – Phó Trưởng khoa Sản bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật cứu sống 2 mẹ con sản phụ bị rau bong non thể nặng.
Sau 27 ngày chăm sóc tích cực, bé sơ sinh con sản phụ N.T.H.Y. sức khỏe đã ổn định, tăng cân (1.570g), tự thở, ăn sữa qua sonde. Ảnh: Hoàng Yến
Video đang HOT
Trước đó ngày 02/11, Bệnh viện sản Nhi Nghệ An tiếp nhận sản phụ N.T.H.Y (20 tuổi, trú tại Quỳnh Lưu, Nghệ An) mang thai 31 tuần trong tình trạng co cứng bụng liên tục, âm đạo ra máu loãng đỏ thẫm màu, không đông; da niêm mạc nhợt, tim thai thấp 70 lần/phút (trong khi chỉ số thông thường là 120-160 lần/phút), trương lực cơ tử cung tăng, âm đạo ra máu nhiều, máu cục lẫn máu đông.
Sau khi khám và thực hiện các cận lâm sàng cần thiết và biểu hiện lâm sàng, các bác sĩ nhận định đây là dấu hiệu của rau bong non thể nặng – một cấp cứu tối khẩn đe dọa tính mạng cả 2 mẹ con sản phụ nếu không được xử trí kịp thời.
Ngay lập tức, sản phụ được chỉ định phẫu thuật cấp cứu, đồng thời dự trù lượng máu để truyền trong quá trình phẫu thuật. Ca phẫu thuật lấy thai được tiến hành khẩn trương, dưới sự phối hợp của các bác sĩ khoa Sản, Gây mê hồi sức. Sau 20 phút, ca phẫu thuật đã thành công, 1 bé gái nặng 1200g đã chào đời.
Do sinh non, nhẹ cân, phản xạ sơ sinh yếu, nhiễm khuẩn, suy hô hấp, xuất huyết dưới da, các bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh đã tiến hành đặt ống nội khí quản cho trẻ ngay tại phòng sinh đồng thời chuyển về khoa theo dõi, điều trị.
Cùng lúc, ê-kíp bác sĩ Sản khoa cũng đã tiến hành khâu bảo tồn tử cung, duy trì khả năng sinh sản cho sản phụ. Sau khi sổ rau, phát hiện khoảng 500ml máu thẫm màu lẫn máu cục tụ sau rau, tử cung thâm tím nhẹ,…
Sau mổ, sản phụ N.T.H.Y. được chuyển về khoa Hồi sức ngoại để tiếp tục theo dõi và điều trị. Nhờ được cấp cứu, phẫu thuật kịp thời, 2 mẹ con sản phụ Y. đã được cứu sống trong gang tấc.
Sau 27 ngày chăm sóc tích cực, sức khỏe bé sơ sinh con sản phụ N.T.H.Y. đã ổn định, tăng cân ( đạt 1.570g), tự thở, ăn sữa qua sonde.
Trường hợp sản phụ Y. là một ca tối cấp cứu được triển khai hết sức khẩn trương nhờ sự chẩn đoán kịp thời, chính xác và sự phối hợp tốt, phản ứng nhanh trước, trong và sau phẫu thuật lấy thai của ê kíp bác sĩ.
“Trước đây, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiếp nhận và xử lý nhiều trường hợp rau bong non, tuy nhiên trường hợp này rất nặng, việc cứu sống bé sơ sinh là nỗ lực của toàn bộ ê kíp các y bác sĩ. Nếu để càng lâu, cơ hội cứu sống thai nhi càng giảm và nguy cơ tử vong cho sản phụ càng tăng lên. Vì vậy, mọi sản phụ khi mang thai, đặc biệt là ở 3 tháng cuối thai kỳ, khi có dấu hiệu bất thường như: đau bụng, ra máu âm đạo cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời”. BS CKI. Nguyễn Thị Dung khuyến cáo.
Cứu sống bệnh nhi bị nhiễm vi khuẩn "ăn thịt người"
Ngày 1-11, Bệnh viện (BV) Sản nhi Nghệ An cho biết, vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho bệnh nhi V.T.N.T. (4 tuổi, trú H.Con Cuông) mắc bệnh Whitmore.
Vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore có tỷ lệ tử vong khá cao.
Theo người nhà bé T. cho biết, từ ngày 14-9, bé T. có biểu hiện sốt cao 39 độ C, sốt theo cơn, kèm sưng đau vùng mang tai hai bên. Gia đình đưa bé đến khám, điều trị tại BV Đa khoa khu vực Tây Nam. Sau một thời gian điều trị tích cực tại đây nhưng bệnh có diễn biến nặng hơn nên bé T. đã được chuyển tuyến đến BV Sản Nhi Nghệ An. Các bác sĩ tiến hành xét nghiệm và xác định bệnh nhi dương tính với vi khuẩn Whitmore (khuẩn ăn thịt người). Đây là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cấp tính do vi khuẩn gram âm có tên Burkholderia pseudomallei gây nên. Bệnh nhân được điều trị tích cực theo phác đồ điều trị bệnh Whitmore, dẫn lưu mủ tại chỗ, nâng cao thể trạng. Sau 1 tháng điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực và Khoa Răng - Hàm - Mặt, bệnh nhi đã khỏi bệnh hoàn toàn và không để lại di chứng sau này.
Người nhiễm bệnh vi khuẩn "ăn thịt người" Whitmore có tỷ lệ tử vong từ 40-60%. Trường hợp nhiễm khuẩn cấp có thể tử vong trong vòng 1 tuần kể từ khi phát bệnh.
Hiện nay, Whitmore là căn bệnh chưa có vaccine để tiêm phòng, cũng chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về sử dụng kháng sinh dự phòng. Do đó, người dân cần chủ động thực hiện biện pháp phòng tránh và không được chủ quan với căn bệnh này.
Theo các bác sĩ khuyến cáo, hiện nay đang mùa mưa, là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn bệnh Whitmore phát triển. Do đó, những người làm việc, tiếp xúc nhiều với môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động phù hợp. Đặc biệt, những trường hợp có các vết thương, mụn nhọt,... cần tránh tiếp xúc trực tiếp với bùn, đất, nguồn nước ô nhiễm. Nếu không may bị nhiễm bẩn cần phải được rửa sạch bằng xà phòng kháng khuẩn và lau khô. Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh thì phải đến ngay cơ sở y tế để được làm xét nghiệm phát hiện vi khuẩn sớm và dùng kháng sinh phù hợp.
Sốt cao theo cơn, đau mang tai, trẻ nhập viện vì mắc bệnh truyền nhiễm có tỉ lệ tử vong cao Với triệu chứng sốt cao, sốt theo cơn, kèm sưng đau vùng mang tai hai bên, điều trị ở huyện không đỡ nên bệnh nhi được chuyển lên tuyến trên. Tại đây, trẻ được làm xét nghiệm, xác định mắc bệnh Whitmore. Ngày 31/10, thông tin từ Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cho biết, các bác sĩ Khoa Răng - Hàm -...