Cứu sống bệnh nhi có nhịp tim đập nhanh kịch phát
Ngày 20.6, sau một ngày được can thiệp tim mạch bằng kỹ thuật đốt triệt để đường phụ bằng sóng cao tần thành công tại Khoa Cấp cứu – Can thiệp tim mạch (Trung tâm Tim mạch – Bệnh viện T.Ư Huế), bệnh nhi Nguyễn Thị Minh Phương (4 tuổi, ở Yasin, H.Đức Cơ, Gia Lai) đã bình phục, tỉnh táo, không còn các cơn rối loạn nhịp tim kịch phát.
Bé Minh Phương thường xuyên lên cơn với nhịp nhanh kịch phát lên đến trên 200 lần/phút. Mỗi lần lên cơn, toàn thân cháu tím tái phải nhập viện cấp cứu. Gia đình cũng đã đưa cháu đến nhiều cơ sở tim mạch lớn của Hà Nội và TP.HCM nhưng các bác sĩ đều từ chối không can thiệp vì cháu quá nhẹ cân.
Cháu Minh Phương và bố sau ca mổ tại Bệnh viện T.Ư Huế
Sau khi nhập viện tại Trung tâm Tim mạch Bệnh viện T.Ư Huế, các bác sĩ đã phát hiện cháu bị thiểu sản thất phải (hội chứng W.P.W cách hồi trên bệnh cảnh Ebstein).
Ngày 19.6, các bác sĩ tại Khoa Cấp cứu – Can thiệp tim mạch thuộc Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện T.Ư Huế đã tiến hành can thiệp bằng kỹ thuật đốt triệt bỏ đường phụ bằng sóng điện cao tần cho cháu Phương thành công.
Video đang HOT
Bác sĩ Tô Hưng Thụy, người trực tiếp thực hiện ca mổ, cho biết đây là một trong những trường hợp bệnh nhi nhỏ tuổi, nhẹ cân nhất được thực hiện thành công tại VN bằng kỹ thuật này.
Theo bác sĩ Thụy, để có được thành công trên là nhờ Trung tâm Tim mạch Bệnh viện T.Ư Huế đã xây dựng được hệ thống liên hoàn, hỗ trợ lẫn nhau giữa các chuyên khoa trong một trung tâm. Cụ thể, ca mổ đã được Khoa Gây mê hồi sức tim cùng phối hợp thực hiện làm cho tỷ lệ thành công của ca mổ cao hơn.
Theo vietbao
Dấu hiệu trẻ bị đột quỵ
Thời gian qua, khoa cấp cứu bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM đã tiếp nhận vài trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, truỵ tim mạch mà trước đó không có biểu hiện bệnh lý gì. Kết quả chụp CT scan cho thấy những trẻ này bị đột quỵ do vỡ dị dạng mạch máu não gây xuất huyết não.
Cảnh giác khi trẻ gắng sức
Đột quỵ xảy ra khi sự lưu thông của máu ở não bị tắc nghẽn làm chết những tế bào não ngay tại vùng bị tắc, còn những tế bào não ở vùng kế cận sẽ bị giảm lượng máu đến nuôi chúng. Ở trẻ em, đột quỵ tương đối hiếm, chỉ chiếm 2,5/100.000 trường hợp. Nguyên nhân thường gặp nhất là các bệnh lý tim bẩm sinh, bất thường mạch máu não và khoảng 1/3 số trẻ em bị đột quỵ không tìm thấy nguyên nhân.
Khoa tim mạch bệnh viện Nhi đồng 1 từng tiếp nhận hai trẻ là anh em bị đột quỵ do gắng sức khi chơi thể thao. Cả hai cháu này trước đó đều được chẩn đoán rối loạn nhịp tim. Trẻ bị đột quỵ khi chơi thể thao đa phần là do các bệnh về tim mạch. Những trẻ trong gia đình có người thân từng bị đột quỵ có nguy cơ đột quỵ rất cao, nhất là khi chơi những môn thể thao gắng sức nhiều. Ngoài ra, khi trẻ có những triệu chứng báo động như khi gắng sức thấy đau ngực, ù tai, chóng mặt thì cần khám sức khoẻ trước khi chơi thể thao để tránh bị đột quỵ.
Rất nhiều trẻ đột quỵ do chơi thể thao gắng sức. (Ảnh minh họa)
Dấu hiệu báo động
Ở trẻ em, dấu hiệu báo động không giống người lớn, trẻ có thể có triệu chứng co giật, nhức đầu, sốt. Tuỳ theo vùng não bị tổn thương mà trẻ sẽ có các triệu chứng như: cơn mất ý thức ngắn, hành động vụng về, liệt một bên mặt, tay hoặc chân, nói ngọng hoặc khó diễn đạt ngôn ngữ. Nếu những mạch máu ở vùng mắt bị tổn thương, trẻ có thể bị mất thị lực một hoặc hai bên mắt.
Các nguyên nhân gây đột quỵ thường gặp nhất bao gồm: bệnh tim bẩm sinh, bệnh lý về máu như bệnh hồng cầu hình liềm, nhiễm trùng trong hộp sọ, dị dạng mạch máu não, chấn thương đầu... Sau cơn đột quỵ, não bộ trẻ em có khuynh hướng phục hồi tốt hơn người lớn. Tuy nhiên ở những trường hợp nặng trẻ có thể tử vong hoặc sống sót nhưng chịu một số di chứng như: động kinh, rối loạn vận động, khiếm khuyết học tập, chậm phát triển thể chất...
Xử trí ra sao?
Đột quỵ là một tình trạng cấp cứu, nên khi trẻ có các triệu chứng nghi ngờ, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Ngoài ra, nếu trẻ thường có các triệu chứng như co giật, yếu liệt thì phải đưa đi khám ngay.
Đột quỵ ở người lớn có thể phòng ngừa được, còn ở trẻ em rất khó. Chỉ có thể phòng ngừa được một số nguyên nhân mắc phải như điều trị tốt bệnh lý tim, rối loạn đông máu hoặc có kế hoạch theo dõi tốt bệnh nhân khi đã phát hiện có bất thường ở mạch máu não trước đó.
Theo SGTT
Loạn nhịp tim có thể là nhịp nhanh, nhịp chậm, nhịp ngoại tâm thu hoặc loạn nhịp hoàn toàn. Biến thiên nhịp tim và rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân tăng huyết áp Đào Thu Giang, Nguyễn Thị Kim Thủy - Y dược lâm sàng 108 - Năm 2011, số 6, tập 6, tr. 81-85. Các rối loạn nhịp tim ở người bệnh nhồi máu cơ tim cấp điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn trong 3 năm (2000-2002) / Tô...