Người bệnh tim có nên xem bóng đá?
Không ít người bệnh tim mạch là “fan” hâm mộ bóng đá, muốn hòa mình vào không khí sôi động, hào hứng của Euro 2012 nhưng lại cảm thấy lấn cấn: “Mắc bệnh tim mạch xem bóng đá có an toàn?”.
Nhiều năm qua, các tổ chức y tế từng khuyến cáo những cổ động viên có tiền sử bệnh tim mạch cần dè chừng khi xem bóng đá, đặc biệt là những trận đấu đầy kịch tính với sự góp mặt của đội bóng con cưng.
Một số nguy cơ phải đối diện
Vào các mùa bóng đá World Cup, Euro, công việc của các bác sĩ gia tăng và nặng nề hơn. Chưa kể những vụ cấp cứu vì đánh nhau, tự tử, tai nạn giao thông do say xỉn…, số lượng bệnh nhân nhập viện vì cấp cứu về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, rối loạn nhịp tim… đã tăng lên nhiều lần. Những cảm xúc như hào hứng, phấn khích, hồi hộp quá mức khi theo dõi trận bóng là yếu tố kích thích, ảnh hưởng mạnh mẽ lên hệ tim mạch và hệ miễn dịch, làm tim đập nhanh hơn, mạnh hơn, huyết áp tăng lên, rối loạn nhịp tim các động mạch dễ có nguy cơ co thắt, gây hẹp, đưa đến gia tăng những vấn đề tim mạch. Sự thay đổi cảm xúc mạnh mẽ có thể gây ra đau thắt ngực, thậm chí gây nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân mắc bệnh mạch vành.
Người hâm mộ VN có “truyền thống” thức khuya theo dõi các trận bóng đá tại các giải World Cup, Euro. Dĩ nhiên điều này không tốt cho sức khỏe. Thiếu ngủ lâu ngày có thể đưa đến mệt mỏi, thiếu tập trung, giảm trí nhớ, nóng nảy, uể oải… Với người bệnh tim mạch ngưỡng chịu đựng với việc thiếu ngủ sẽ giảm và cường độ tác hại nặng nề hơn: thiếu ngủ kéo dài có thể đưa đến stress, rối loạn trầm cảm, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, thậm chí đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, với thói quen theo dõi bóng đá phải kèm theo đồ ăn, thức uống gì đó để lai rai, nhâm nhi, người bệnh tim mạch có thể sẽ dễ dãi hơn với mình mà uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn các loại thức ăn ăn liền, thức ăn nhiều muối, đường, chất béo. Điều này có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh tim mạch sẵn có và khởi phát những sự cố về tim mạch.
Để khỏe, an toàn
Người bệnh tim mạch nên gặp gỡ và xin lời khuyên của bác sĩ điều trị về tình trạng bệnh, về khả năng xem bóng đá, có cần thay đổi liều thuốc hay không. Theo dõi huyết áp mỗi ngày, nếu thấy huyết áp không được kiểm soát tốt trong thời điểm mùa giải Euro diễn ra, cần đến bác sĩ khám để được điều chỉnh liều thuốc. Cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chế độ điều trị nội khoa đang được áp dụng. Tránh xem những trận bóng có tính chất quan trọng, được tiên đoán là căng thẳng, kịch tính. Xem bóng đá có giờ giấc, điều độ, không nên thay đổi quá nhiều nhịp sinh hoạt hằng ngày. Cần ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nên xem bóng đá cùng với người thân để có người giúp đỡ nếu xảy ra tình huống xấu cho sức khỏe. Nên co duỗi hai chân và tập thể dục trong giờ giải lao.
Video đang HOT
Không hút thuốc, không uống rượu bia, không ăn quá no, không nên ăn các loại thức ăn ăn liền, thức ăn nhiều chất béo, đường, muối… khi theo dõi trận bóng. Không bỏ bữa, ăn đủ các bữa ăn trong ngày, đặc biệt là bữa sáng. Cần tuân thủ chế độ ăn được bác sĩ điều trị áp dụng (cho người tiểu đường, người suy tim, người tăng huyết áp…).
Nên ngưng xem bóng đá khi cảm thấy mệt mỏi, cần nghỉ ngơi, tránh để “cố quá” dễ thành “quá cố”. Với người bệnh mạch vành, cần dừng xem và nghỉ ngơi khi có triệu chứng đau thắt ngực, đau ở vùng ngực, cổ, hàm, cánh tay, bụng trên, lưng… Nếu đau nhiều có thể ngậm thuốc Nitrate (cần được bác sĩ kê toa). Nếu cơn đau không giảm, nặng hơn về cường độ, kéo dài trên 10 phút thì cần đến bệnh viện ngay để được bác sĩ kiểm tra.
Điều độ sẽ tốt
Dù bạn có bệnh tim mạch, chúng tôi sẽ không khuyên bạn bỏ xem bóng đá. Đã có nhiều nghiên cứu và tài liệu cho thấy tinh thần vui vẻ, lạc quan tốt cho sức khỏe cũng như tốt cho người mắc bệnh tim mạch. Niềm hứng thú, vui vẻ, tinh thần thoải mái có được từ những trận bóng như “liêu thuôc cho trái tim” hữu hiêu, giúp người bệnh quên đi những triệu chứng khó chịu, quên đi sự mệt mỏi. Việc xem bóng đá nếu điều độ, có chừng mực, kiểm soát tốt vẫn được ủng hộ.
Theo vietbao
Sử dụng thuốc an toàn trong thai kỳ
Loại thuốc kháng sinh nào an toàn và nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi là điều mà rất nhiều thai phụ quan tâm.
Chúng tôi sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc quanh vấn đề dùng thuốc trong thời kì bầu bí để bà bầu vừa khỏi bệnh lại không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Hỏi: Tôi có thể dùng thuốc aspirin trong khi mang bầu?
Trả lời: Không
Hầu hết các bác sĩ đều khuyên các bà bầu nên dùng phương pháp khác để giảm đau chứ không phải aspirin. Tylenol (acetaminophen) là loại dược phẩm được cho là lựa chọn đúng đắn nhất. Aspirin (acetylsalicylic acid) và các loại thuốc khác như Motrin (ibuprofen) và Aleve (naproxen) thường không được sử dụng trong suốt quá trình bầu bí. Chỉ có một số ít thai phụ mới được các bác sĩ chỉ định dùng loại thuốc này với liều lượng rất nhỏ trong việc điều trị bệnh tim mạch hoặc đông máu.
Hỏi: Thuốc kháng sinh có được dùng trong thời gian mang bầu?
Trả lời: Đôi khi
Theo các bác sĩ, bạn càng hạn chế việc uống thuốc trong thời kì mang thai - đặc biệt là trong 3 tháng đầu - được bao nhiêu thì càng tốt cho con bạn bấy nhiêu. Theo khuyến cáo, bà bầu vẫn có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh trong hạng mục A,B,C dưới sự hướng dẫn của bác sĩ khi bị bệnh. Còn với những loại thuốc ở hạng mục D và X thì tuyệt đối không nên dùng.
Bà bầu tuyệt đối không nên sử dụng thuốc aspirin. (Ảnh minh họa)
Hỏi: Có thể sử dụng thuốc trầm cảm khi bầu bí?
Trả lời: Tùy thuộc vào loại thuốc bạn đang dùng
Căng thẳng trong thời kì bầu bí và những thay đổi trong thời gian mang thai có thể gây trầm cảm cho thai phụ. Việc chữa trị chứng trầm cảm khi mang bầu có thể thực hiện được bằng cách điều trị tâm lý hoặc tư vấn chứ không nhất thiết dùng đến thuốc.
Trong trường hợp dùng thuốc chữa trầm cảm, bạn nên thảm khảo thật kỹ lưỡng ý kiến bác sĩ. Có những loại thuốc chữa bệnh trầm cảm mà không hề ảnh hưởng đến thai phụ và em bé trong bụng.
Hỏi: Tôi có thể sử dụng thuốc xịt mũi khi bị cảm cúm?
Trả lời: Có
Hiện tượng cảm cúm và sổ mũi thường xảy ra ở phụ nữ mang thai những tháng đầu. Chứng bệnh này thường tồi tệ hơn ở bà bầu, có những người trước đó rất ít khi bị bệnh này nhưng đến lúc có thai vẫn mắc phải. Tuy nhiên, hiện tượng này không hề nguy hiểm cho bà bầu. Nếu bạn gặp rắc rối khi thở vì bị ngạt mũi, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại nước muối thông mũi như Benadryl, Actifed, Chlortrimeton, Claritin, và Sudafed.
Hỏi: Tôi có thể uống thuốc để chữa bệnh táo bón?
Trả lời: Có nhưng phải cẩn thận
Táo bón được coi là một trong những triệu chứng về đường tiêu hóa thường gặp ở bà bầu. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự thay đổi các hormone nội tiết khi mang bầu. Nếu triệu chứng này ở mức độ nhẹ, bạn có thể bổ sung nước, chất xơ và thường xuyên luyện tập thể thao. . Hiện tượng này cũng có nguyên nhân do thai phụ thiếu sắt nên bạn cần bổ sung loại dưỡng chất này.
Bà bầu nên cẩn thận khi sử dụng dược phẩm. (Ảnh minh họa)
Nếu ở mức độ nặng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng thêm các loại thuốc cần thiết. Có hai loại thuốc bà bầu có thể dùng để chữa trị căn bệnh này là Colace (docusate) và loại thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, loại thuốc nhuận tràng có thể gây chuột rút hoặc những cơn co thắt. Bạn nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến bác sĩ trướcc khi sử dụng.
Hỏi: Có được dùng thuốc khi bị cảm lạnh?
Trả lời: Không nên
Theo các bác sĩ, đối với căn bệnh cảm lạnh, bạn nên tự chữa bằng những bài thuốc dân gian thì tốt hơn. Việc chữa căn bệnh này không hề khó khăn. Bạn có thể sử dụng các loại nước muối sạch vệ sinh mũi, và ngậm chúng để chữa đau họng. Những viên ngậm từ trà hoặc mật ong cũng có tác dụng chữa bệnh. Acetaminophen là một lựa chọn an toàn khi bạn nhức đầu hoặc đau nhức cơ thể - hiện tượng đi kèm của chứng cảm lạnh.
Có thể dùng thuốc tẩy trắng răng khi đang mang bầu
Trả lời: Không nên
Những phương pháp làm trắng hoặc thẩm mỹ răng nên được thực hiện sau khi bạn sinh con vì nó không thực sự an toàn cho thai phụ và em bé.
Theo vietbao
Tụt huyết áp khi mang thai, khắc phục cách nào? Tôi có thai tháng thứ 7, bị tụt huyết áp. Xin quý báo tư vấn cách điều trị và chế độ ăn uống. Đinh Thị Ngân (Lạng Sơn) Trả lời: Trong thư bạn không nói rõ hiện tại thai tháng thứ 7, bạn đã tăng bao nhiêu cân, đã thăm khám thai mấy lần, xét nghiệm có thiếu máu không, đường huyết có...