Cứu sống bệnh nhân bị nhiễm trùng máu
Tự ý bẻ gai trong vườn nhà để chích, nặn vết thương đang mưng mủ, ông V.Q.T (49 tuổi), ở thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức) bị nhiễm trùng máu, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.
Theo thông tin từ Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh, vào 15 giờ ngày 27/12/2023, bệnh nhân V.Q.T nhập viện trong tình trạng bàn chân trái sưng to, xuất hiện nhiều bọng nước và da chỗ bọng nước có màu đen. Sau khi được y, bác sĩ hội chẩn, xác định bệnh nhân bị nhiễm trùng máu, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, bệnh nhân T được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực – Chống độc trong tối cùng ngày.
Tại bệnh viện, chân trái bệnh nhân tiếp tục sưng đỏ, lan từ bàn chân lên đến bẹn. Tình trạng da bị phồng rộp, xuất hiện bọng nước lúc đầu chỉ xuất hiện ở bàn chân trái, sau đó, lan lên toàn bộ cẳng chân trái. Tình trạng da ở vị trí phồng rộp chuyển sang màu đen ngày càng nhiều.
Trong khi đang làm việc trên đồng ruộng, bệnh nhân V.Q.T bị vết thương hở ở ngón chân. Hai ngày sau đó, vết thương mưng mủ, khiến bệnh nhân đau nhức. Tuy nhiên, thay vì đến cơ sở y tế để thăm khám, bệnh nhân lại tự ý bẻ gai trong vườn nhà để chích, nặn vết thương đang bị mưng mủ. Cho đến khi bàn chân trái sưng to, xuất hiện bọng nước và da chỗ bọng nước đen lại, bệnh nhân mới vào viện.
Lúc này, bệnh nhân đã bị nhiễm trùng máu, suy gan, thận và diễn biến bệnh ngày càng trở nặng. ” Để cứu bệnh nhân, chúng tôi đã nhanh chóng tiến hành lọc máu liên tục kết hợp sử dụng kháng sinh. Từ đó, tình trạng nhiễm trùng máu của bệnh nhân dần cải thiện, chức năng gan, thận của bệnh nhân được phục hồi”, bác sĩ Đào Ngọc Tân, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (BVĐK tỉnh) chia sẻ.
Video đang HOT
Bác sĩ Đào Ngọc Tân thăm khám cho bệnh nhân V.Q.T.
Sau gần nửa tháng điều trị tích cực tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, sức khỏe bệnh nhân T dần hồi phục. Chân trái bệnh nhân không còn tình trạng sưng đỏ. Các vết phồng rộp đã được cải thiện. Ngày 9/1/2024, bệnh nhân tiếp tục được chuyển sang Khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình – Bỏng để tiếp tục điều trị.
Bác sĩ Đào Ngọc Tân, khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (BVĐK tỉnh) khuyến cáo, khi làm việc ngoài trời, thường xuyên tiếp xúc với đất và nguồn nước bẩn, mọi người cần sử dụng đồ bảo hộ lao động. Nếu bị thương khi đang tiếp xúc trực tiếp với đất, nguồn nước bẩn, người bệnh cần xử trí đúng cách. Cần rửa sạch vết thương bằng xà phòng, dung dịch sát khuẩn và nếu thấy có các dấu hiệu như vết thương mưng mủ, cơ thể sốt cao, cần đến các cơ sở y tế để thăm khám. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các vật nhọn để chích, nặn vết thương đang mưng mủ.
Người đàn ông sốc nhiễm khuẩn, kèm suy tim được cứu sống trong gang tấc
Sốc nhiễm khuẩn là giai đoạn nặng nhất của cả quá trình, bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng.
Ông M.T.N (74 tuổi, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), có tiền sử từng đột quỵ não, liệt cứng tứ chi bị sốc nhiễm khuẩn, suy tim nguy kịch được đưa vào cấp cứu tại TTYT huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ.
Bệnh nhân được nhập viện trong tình trạng hôn mê, Glasgow 10 điểm, sốt cao 39,8C, tím tái toàn thân, thở nhanh nông, lọc xọc đờm, huyết áp không đo được, tim loạn nhịp hoàn toàn, phổi nhiều ran ẩm ran nổ 2 bên.
Bác sĩ TTYT huyện Tam Nông cấp cứu thành công người bệnh cao tuổi nguy kịch do sốc nhiễm khuẩn, suy tim.
Bác sĩ TTYT huyện Tam Nông nhanh chóng tiến hành thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng và nhận định người bệnh đang trong tình trạng nguy kịch, chẩn đoán sơ bộ: sốc nhiễm khuẩn, toan chuyển hoá nặng, tăng Natri máu, tăng áp lực thẩm thấu, viêm phổi nặng, suy tim/ đái tháo đường type 2, di chứng đột quỵ não.
Ngay lập tức, người bệnh được cấp cứu tích cực, vận mạch duy trì, thở máy, kiểm soát đường huyết bằng duy trì Insulin nhanh, điều trị hạ Natri máu; kiểm soát toàn trạng, tri giác, mạch, nhiệt độ, huyết áp, lượng dịch vào, dịch ra và dinh dưỡng tĩnh mạch tích cực.
Sau 4 ngày điều trị, người bệnh đã tự thở được qua Canuyn khí quản, không phụ thuộc máy thở, không phụ thuộc vận mạch, điện giải đồ bình thường, toàn trạng người bệnh dần ổn định.
BSCKI. Nguyễn Thùy Dung - Trưởng Khoa Cấp cứu HSTC&CĐ, Trung tâm Y tế huyện Tam Nông, Phú Thọ cho biết: Sốc nhiễm khuẩn là giai đoạn nặng nhất của cả quá trình liên tục bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng.
Khi chuyển sang giai đoạn sốc nhiễm khuẩn, người bệnh thường có biểu hiện kèm theo tụt huyết áp và rối loạn chức năng tim mạch.
Ở giai đoạn này, tiên lượng bệnh đã khá nặng, nguy cơ tử vong có thể lên tới 40 - 60%. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến tổn thương tế bào, tổn thương đa cơ quan đưa đến tử vong.
Với sự nguy hiểm của sốc nhiễm khuẩn, ngay khi có các triệu chứng trên, người bệnh (đặc biệt là người bệnh đái tháo đường) cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp hỗ trợ kịp thời.
Bệnh nhi đầu tiên mắc cúm A/H5 suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn, suy hô hấp Hiện bệnh nhi đang trong tình trạng suy hô hấp, đặt nội khí quản, đang nằm điều trị tại Khoa điều trị tích cực nội, Bệnh viện Nhi Trung ương với chẩn đoán suy gan thận cấp, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.. Sau 8 năm ghi nhận ca nhiễm cúm A/H5 mới Chiều 20/10, TS. Nguyễn Lương Tâm - Phó Cục trưởng...