Cựu giám đốc WB dính bê bối ‘nâng điểm’ Trung Quốc
Ngân hàng Thế giới dừng báo cáo Doing Business khi phát hiện cựu giám đốc từng yêu cầu điều chỉnh dữ liệu giúp Trung Quốc nâng hạng.
Một cuộc điều tra nội bộ Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố tuần này đã phát hiện “điểm bất thường trong dữ liệu” ở báo cáo Doing Business năm 2018 và 2020. Điều tra viên còn đặt nghi vấn “vấn đề đạo đức” đối với một số nhân viên WB liên quan.
Báo cáo thường niên Doing Business xem xét thuế, thủ tục hành chính, quy định và một số yếu tố khác về môi trường kinh doanh tại các quốc gia và vùng lãnh thổ khắp thế giới. Báo cáo thường được một số chính phủ trích dẫn làm bằng chứng thu hút đầu tư quốc tế.
Điều tra do hãng luật WilmerHale của Mỹ thực hiện và các điều tra viên phát hiện nhân viên WB thay đổi dữ liệu về Trung Quốc giúp cải thiện thứ hạng cho nước này. Việc điều chỉnh có tác động từ cựu chủ tịch WB Jim Yong Kim, cựu giám đốc điều hành Kristalina Georgiava cùng một cố vấn của bà.
Video đang HOT
Georgiava hiện giữ chức giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Bà đã công khai phản bác kết quả điều tra nội bộ tại WB và khẳng định không liên quan đến dữ liệu bất thường trong báo cáo Doing Business năm 2018.
Giám đốc IMF Kristalina Georgiava, cựu giám đốc điều hành WB, tham dự cuộc họp trực tuyến mùa xuân 2021 của IMF vào tháng 7. Ảnh: Xinhua.
Gần hai thập kỷ qua, Bắc Kinh được cho là nỗ lực tăng hiện diện cùng sức ảnh hưởng lên những thiết chế quốc tế như WB, IMF và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Vấn đề này từng được cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đề cập nhiều lần khi ông muốn giảm tài trợ của Mỹ cho các tổ chức quốc tế.
Theo điều tra nội bộ, những điều chỉnh số liệu từ chuyên viên phân tích WB vào năm 2018 giúp Trung Quốc tăng 7 bậc trên bảng xếp hạng mội trường kinh doanh toàn cầu, đạt vị trí 78.
Một quan chức cấp cao tại WB thừa nhận với điều tra viên rằng những người điều hành báo cáo Doing Business thao túng dữ liệu dựa trên cân nhắc địa chính trị. Người này khẳng định bà Georgiava đã cảm ơn ông vì những đóng góp cho “chủ nghĩa đa phương”.
Quan chức này cho rằng WB không muốn chọc giận Trung Quốc giữa giai đoạn đàm phán tăng vốn đóng góp. Trung Quốc đang là thành viên đóng góp lớn thứ ba cho WB, sau Mỹ và Nhật Bản.
Phản ứng sau thông tin này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi WB “điều tra toàn diện” nhằm duy trì tính chuyên nghiệp và uy tín của báo cáo Doing Business. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Triệu Lập Kiên khẳng định Bắc Kinh xem trọng việc tối ưu hóa môi trường kinh doanh.
Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc COVID-19 mới
Ngày 28/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết Trung Quốc ghi nhận 86 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 27/7, trong đó có 55 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Nam Kinh, Trung Quốc, ngày 24/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu của NHC, trong số các ca lây nhiễm trong nước mới được ghi nhận có 48 ca ở tỉnh Giang Tô, 3 ca ở Tứ Xuyên, trong khi Vân Nam và Liêu Ninh mỗi nơi có 2 ca mắc mới. Ngoài ra có 31 ca mắc nhập cảnh, trong đó 16 ca ở Vân Nam; các tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông mỗi nơi có 3 ca và 2 ca ở Tứ Xuyên. Không có thêm trường hợp tử vong vì COVID-19 nào được ghi nhận tại Trung Quốc trong ngày 27/7.
Tính tới ngày 27/7, Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 7.317 ca mắc COVID-19 nhập cảnh, trong đó 6.690 bệnh nhân đã được xuất viện và vẫn còn 627 ca đang được điều trị. Tổng số bệnh nhân COVID-19 đã được ghi nhận tại Trung Quốc là 92.762 người, trong đó 4.636 người đã tử vong và 87.264 bệnh nhân đã bình phục.
Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) tính tới cuối ngày 27/7 đã ghi nhận 11.979 ca mắc, trong đó có 212 ca tử vong. Khu hành chính đặc biệt Macao (Trung Quốc) xác nhận 59 ca mắc, trong khi số ca mắc ghi nhận tại Đài Loan (Trung Quốc) là 15.99 ca, bao gồm 787 ca tử vong. Tổng cộng 11.705 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được xuất viện tại Hong Kong, trong khi con số này ở Macao và Đài Loan lần lượt là 53 người và 12.664 người.
Cũng trong ngày 28/7, Bộ Y tế Ấn Độ thông báo số ca mắc COVID-19 tại nước này đã tăng lên 31.484.605, với 43.654 ca mắc mới được ghi nhận trên toàn quốc trong 24 giờ qua. Số ca tử vong vì COVID-19 cũng tăng lên 422.022 người sau khi có thêm 640 bệnh nhân không qua khỏi.
Hiện vẫn còn 399.436 ca mắc COVID-19 đang được điều trị trên cả nước, tăng 1.336 ca trong 24 giờ qua. Nước này cũng ghi nhận thêm 41.678 bệnh nhân mắc COVID-19 được xuất viện, nâng số người được chữa khỏi lên 30.663.147 người.
Anh tặng 9 triệu liều vaccine cho thế giới Ngoại trưởng Anh cho biết quốc gia này sẽ bắt đầu chia sẻ 9 triệu liều vaccine AstraZeneca đầu tiên cho các nước, trong đó có Việt Nam. Ngoại trưởng Dominic Raab hôm nay cho biết Anh sẽ phân phối 5 triệu liều thông qua Covax, sáng kiến vaccine toàn cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu, trong khi...