Hezbollah phản ứng trước cáo buộc nhận tài chính từ Iran
Hezbollah ngày 13/2 đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc từ phía Israel rằng tổ chức này nhận tiền từ Iran.
Binh sĩ Israel. Ảnh: THX/TTXVN
Phong trào Hezbollah đã lên tiếng bác bỏ cáo buộc của quân đội Israel (IDF) rằng một đơn vị tinh nhuệ của Iran đã sử dụng các chuyến bay dân sự tại sân bay quốc tế Rafic Hariri ở Beirut, Liban để chuyển tiền cho nhóm này trong bối cảnh lệnh ngừng bắn đang có hiệu lực.
Israel cáo buộc Iran sử dụng sân bay Beirut để hỗ trợ Hezbollah
Cáo buộc trên được đưa ra vào ngày 12/2 bởi Đại tá Avichay Adraee, phát ngôn viên của IDF. Ông này cho rằng Lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran ( IRGC) và Hezbollah đã lợi dụng sân bay Beirut cùng các chuyến bay dân sự để tuồn tiền, nhằm củng cố tổ chức khủng bố và hỗ trợ các hoạt động khủng bố chống lại Nhà nước Israel.
Ông Adraee khẳng định: “IDF đang liên lạc với cơ chế giám sát thỏa thuận ngừng bắn và thường xuyên cung cấp thông tin liên quan để ngăn chặn hoạt động vận chuyển tài chính này. Bất chấp các nỗ lực của chúng tôi, đánh giá của IDF cho thấy một số khoản tiền đã được chuyển thành công”.
Đáp lại, một người phát ngôn của Hezbollah tuyên bố với tờ Newsweek rằng sân bay Beirut do chính phủ Liban quản lý, không phải Hezbollah và cáo buộc từ phía Israel là vô căn cứ.
“Nhà nước Liban chịu trách nhiệm về những cơ sở này và Hezbollah không kiểm soát bất kỳ cơ sở nào của chính phủ”, người phát ngôn Hezbollah nói. Những cáo buộc này luôn sai sự thật vì chúng hoàn toàn vô căn cứ. Trong chiến tranh, họ từng đe dọa rằng vũ khí và các trang thiết bị khác được cất giấu tại một số cơ sở hạ tầng của nhà nước.
Người phát ngôn của tổ chức này cũng nhắc lại rằng Bộ trưởng Giao thông và Công chính Liban từng kiểm tra sân bay cũng như cảng biển và bác bỏ những cáo buộc tương tự trước đây. Ông này tuyên bố: “Cho đến nay, người Israel vẫn đang nói dối, trì hoãn và không thực hiện các thỏa thuận. Các quốc gia bảo trợ thỏa thuận cần làm tròn trách nhiệm của mình, thay vì đứng ngoài cuộc”.
Hiện Newsweek đã liên hệ với IDF, phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc và Bộ Giao thông Liban để yêu cầu cung cấp thêm thông tin về vấn đề này.
Sau khi Hamas bất ngờ tấn công Israel từ Dải Gaza vào ngày 7/10/2023, Hezbollah bắt đầu phóng thiết bị bay không người lái và tên lửa từ miền Nam Liban vào Israel. Xung đột lan rộng trên nhiều mặt trận trong khu vực, với sự tham gia của các lực lượng thuộc “Trục kháng chiến” do Iran hậu thuẫn từ Iraq, Syria và Yemen.
Video đang HOT
Khi IDF đẩy mạnh chiến dịch quân sự tại Gaza, quân đội Israel cũng gia tăng các cuộc tấn công tại Liban, tiêu diệt nhiều chỉ huy cấp cao của Hezbollah, bao gồm cả Thủ lĩnh lâu năm Hassan Nasrallah và thiết lập một vùng đệm hiệu quả ở miền Nam Liban.
Với sự trung gian của Pháp và Mỹ, hai bên đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn kéo dài 60 ngày vào ngày 27/11/2024, sau đó được gia hạn đến ngày 18/2/2025.
Theo thỏa thuận này, IDF sẽ rút khỏi Liban, trong khi Hezbollah di chuyển lực lượng và trang thiết bị về phía Bắc sông Litani. Tuy nhiên, cả hai bên đều cáo buộc nhau vi phạm thỏa thuận, và Israel vẫn tiến hành một số cuộc tấn công nhắm vào các vị trí nghi của Hezbollah trong thời gian ngừng bắn.
Phát biểu ngày 12/2, ông Adraee cảnh báo rằng quân đội Israel sẽ không để Hezbollah tái xây dựng lực lượng. Ông nhấn mạnh: “IDF sẽ không cho phép tổ chức khủng bố này củng cố sức mạnh và sẽ sử dụng mọi biện pháp cần thiết để thực thi các điều khoản của thỏa thuận ngừng bắn, cũng như đảm bảo an ninh cho công dân Israel”.
Theo Bộ Y tế Liban, kể từ tháng 10/2023, hơn 4.000 người đã thiệt mạng do các cuộc tấn công của Israel tại Liban, bao gồm cả dân thường và chiến binh. Trong khi đó, IDF ước tính đã tiêu diệt khoảng 3.800 tay súng Hezbollah trong thời gian này, theo truyền thông Israel. Hàng chục binh sĩ và dân thường Israel cũng thiệt mạng trong các cuộc giao tranh qua biên giới giữa IDF và Hezbollah.
Những nghi vấn xung quanh việc Iran viện trợ Hezbollah
Các tay súng Hezbollah. Ảnh: Getty Images/NBC
Iran từng bị cáo buộc sử dụng các chuyến bay dân sự để hỗ trợ Hezbollah. Vào tháng 10/2023, tổ chức đối lập Mojahedin-e-Khalq (MeK) đã cung cấp cho Newsweek một báo cáo cáo buộc Tehran bí mật vận chuyển vũ khí hạng nhẹ, nhu yếu phẩm và đưa chiến binh Hezbollah đi huấn luyện thông qua sân bay Beirut.
Khi đó, phái đoàn Iran tại Liên hợp quốc đã bác bỏ cáo buộc này, tuyên bố rằng Iran chỉ cung cấp “hỗ trợ nhân đạo cho Liban thông qua nhiều kênh khác nhau” và sẵn sàng viện trợ y tế cũng như tiếp nhận người bị thương, một đề nghị đã được chính phủ Liban chấp nhận.
“Hezbollah có đủ trang thiết bị và nhân lực để chống lại sự xâm lược. Chúng tôi không cần bất kỳ sự hỗ trợ quân sự nào”, nhóm này tuyên bố với Newsweek vào thời điểm đó.
Trước cáo buộc mới của Israel, tờ Asharq Al-Awsat (có trụ sở tại London, do Saudi Arabia sở hữu) dẫn nguồn tin an ninh từ sân bay Beirut hôm 12/2 cho biết các biện pháp an ninh đã được tăng cường để ngăn chặn nguy cơ tuồn tiền cho Hezbollah từ Iraq. Tờ báo Liban L’Orient-Le Jour sau đó cũng xác nhận thông tin này qua hai nguồn tin giấu tên.
Tuy nhiên, Giám đốc sân bay quốc tế Rafic Hariri, ông Fadi al-Hassan, đã bác bỏ những lo ngại này. Ông khẳng định với Asharq Al-Awsat rằng “việc kiểm tra các máy bay dân sự, dù đến từ Iraq hay Iran, vẫn diễn ra theo quy trình bình thường, tương tự như các chuyến bay từ mọi nơi trên thế giới”.
Tương lai của Hezbollah tại Liban
Hezbollah có ảnh hưởng lớn tại Liban và từ lâu được coi là lực lượng mạnh hơn cả quân đội chính quy của nước này. Nhóm này được cho là nhận được sự hậu thuẫn của Iran từ những năm 1980 và từng đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống lại Israel, từ nội chiến Liban kéo dài 15 năm cho đến cuộc xung đột kéo dài một tháng vào năm 2006.
Tuy nhiên, tình hình chính trị Liban đang có những thay đổi đáng kể. Tháng trước, cựu Tư lệnh Quân đội Liban Joseph Aoun được bầu làm Tổng thống, còn ông Nawaf Salam, cựu Chánh án Tòa án Công lý Quốc tế, trở thành Thủ tướng. Cả hai nhân vật này đều không nhận được sự ủng hộ của Hezbollah, làm dấy lên câu hỏi về tương lai quan hệ giữa nhóm này với chính quyền Liban.
Mỹ và Israel được cho là đang tìm cách lôi kéo Tổng thống Aoun nhằm làm suy yếu vị thế của Hezbollah. Tuy nhiên, văn phòng của ông đã lên tiếng bác bỏ tuyên bố của nhà ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus rằng Hezbollah tham gia chính phủ Liban sẽ là “lằn ranh đỏ” đối với Washington.
Hôm 12/2, văn phòng Tổng thống Aoun cũng bác bỏ thông tin của kênh Al-Hadath (Saudi Arabia) rằng ông đã đồng ý gia hạn thời hạn rút quân của Israel đến ngày 29/3. “Tổng thống Aoun luôn nhấn mạnh rằng Liban kiên quyết yêu cầu Israel rút quân hoàn toàn trước thời hạn ngày 18/2″, tuyên bố nêu rõ.
Việt Dũng/Báo Tin tức (Theo newsweek)
Liban chặn máy bay Iran nghi chuyển tiền cho Hezbollah
Một chuyến bay thương mại từ Iran đến Liban đã bị trì hoãn và lục soát khi đến sân bay quốc tế Rafik Hariri ở Beirut hôm 2/1 (giờ địa phương).
Sự việc xảy ra sau khi giới chức Liban nhận được thông tin tình báo về kế hoạch của Iran nhằm chuyển tiền mặt vào nước này để tài trợ cho phong trào Hezbollah.
Thông tin về vụ việc đã được các phương tiện truyền thông Iran và Liban đăng tải. Theo kênh Channel 12 của Israel, các nhà chức trách Liban đã được cảnh báo về khả năng chuyến bay chứa hàng hóa bất hợp pháp trước khi máy bay đến sân bay. Ngay sau đó, các lực lượng an ninh đã được huy động để lục soát máy bay.
Chuyến bay được cho là của hãng hàng không Mahan Air, vốn có liên kết chặt chẽ với Lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Mahan Air đã bị Mỹ trừng phạt từ năm 2011 vì cáo buộc cung cấp hỗ trợ cho Lực lượng Quds của IRGC và vận chuyển vũ khí cho các nhóm ủy nhiệm của Iran trên khắp Trung Đông.
Theo các báo cáo ở Liban, các thành viên của phái đoàn ngoại giao Iran trên máy bay đã cố gắng ngăn chặn việc khám xét máy bay, viện dẫn quyền miễn trừ ngoại giao. Tuy nhiên, sau khi lực lượng an ninh được gọi đến, máy bay cuối cùng đã được khám xét.
Bộ trưởng Nội vụ Liban Bassem Mawlawi đã xác nhận vụ việc trong một tuyên bố cho biết "chiếc máy bay Mahan Air của Iran hiện đang bị lục soát từng túi tại sân bay Beirut".
Các phương tiện truyền thông Liban, trích dẫn các nguồn tin quốc phòng, cũng đưa tin rằng một nhà ngoại giao Iran đã bị đưa ra khỏi máy bay và bị giam giữ sau khi từ chối cho phép các nhân viên an ninh sân bay khám xét đồ đạc cá nhân của mình. Một báo cáo cho biết, các nhân viên an ninh Liban đã tịch thu đồ đạc của nhà ngoại giao này sau khi phát hiện tiền mặt trong đó.
Theo các thông tin, các cuộc đàm phán căng thẳng đang diễn ra giữa các nhà chức trách Liban và Iran. Iran nói rằng đồ đạc của nhà ngoại giao chỉ dành cho mục đích sử dụng tại Đại sứ quán Iran và được bảo vệ theo luật pháp quốc tế.
Hiện vẫn chưa có thêm thông tin về việc các nhân viên an ninh đã tìm thấy gì trong quá trình lục soát máy bay.
Tuần trước, một báo cáo trên tờ The Times của Anh cho biết Iran đang xem xét thiết lập một hành lang trên không tới Liban để tiếp tế cho Hezbollah sau khi mất tuyến đường bộ qua Syria do chính quyền của ông Bashar al-Assad sụp đổ.
Bài báo nói thêm rằng các quốc gia phương Tây lo ngại rằng Iran đã mất Damascus làm sân bay trung chuyển vũ khí của mình trong khu vực và giờ đây đang cố gắng biến sân bay Beirut thành trung tâm hậu cần mới của họ, giống như họ đã làm ở Syria.
Tờ báo lưu ý rằng điều này sẽ vi phạm thỏa thuận ngừng bắn của Israel với Hezbollah, vốn cấm nhóm này tái vũ trang.
Đầu tháng 12, tờ The Times of Israel đưa tin rằng một chuyến bay của Iran bị nghi ngờ chở vũ khí cho Hezbollah đã bị không quân Israel buộc phải quay đầu trên không phận Syria.
Trong những tháng gần đây, Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã buộc một số chuyến bay của Iran phải quay đầu trên không phận Syria hoặc Iraq, sau khi chúng bị nghi ngờ chở vũ khí cho Hezbollah.
IDF cho biết rằng trong thời gian ngừng bắn, họ sẽ tiếp tục hành động để ngăn chặn mọi hoạt động vận chuyển vũ khí cho Hezbollah, bao gồm cả việc tấn công các địa điểm cất giữ hàng hóa ở bất kỳ đâu tại Liban hoặc Syria.
Vị tổng thống 'bất đắc dĩ' của Syria và 1/4 thế kỷ cầm quyền Trước khi trở thành Tổng thống Syria vào năm 2000 khi mới 34 tuổi, ông Bashar al-Assad trải qua một cuộc sống bình thường dù xuất thân từ gia tộc chính trị lớn của nước này. Ông Bashar al-Assad (trước) tại tang lễ cha mình năm 2000. ẢNH: AFP Sinh ngày 11.9.1965, ông Bashar al-Assad là con trai thứ ba trong gia đình...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thủ tướng Lý Cường: Quan hệ Trung - Mỹ tiến tới bước ngoặt quan trọng

Giáo hoàng Francis phải tập nói

Cựu Tổng thống Biden lên kế hoạch trở lại chính trường

Ngoại trưởng Nhật - Trung - Hàn gặp nhau trước 'bước ngoặt lịch sử'

Tướng Mỹ: Trung Quốc sở hữu 'mạng lưới tiêu diệt' trên quỹ đạo

Thiếu trứng gà trầm trọng, Mỹ cần nhập 'hàng trăm triệu quả'

NATO trước viễn cảnh 'tan đàn xẻ nghé'

Israel căng thẳng cả trong lẫn ngoài

Rơi trực thăng ở miền Trung Nhật Bản

Mỹ đánh giá tích cực nỗ lực hạ nhiệt xung đột tại Ukraine

Israel tiếp tục tấn công các mục tiêu của Hezbollah

Khám phá bề dày văn hóa của thành phố Parma ở Italy
Có thể bạn quan tâm

Mỹ Linh tiết lộ về tuổi nổi loạn, từng nói dối, trốn học đi chơi
Tv show
21:42:48 23/03/2025
Nợ công của Mỹ có thể vượt 200% GDP
Sức khỏe
21:42:12 23/03/2025
Tài xế lao ô tô vào hàng cây khiến 3 người bị thương có nồng độ cồn rất cao
Tin nổi bật
21:39:04 23/03/2025
Vụ cướp 2 triệu USD ở Tây Ninh: Con trai bị hại là chủ mưu
Pháp luật
21:22:34 23/03/2025
Nửa đêm cậu bé nằng nặc đòi bố đưa đến trường để tìm bài tập, vừa dứt miệng mắng con phụ huynh liền khóc vì một thứ
Netizen
21:11:57 23/03/2025
Cặp đôi Khi Cuộc Đời Cho Bạn Quả Quýt lộ ảnh quá khứ, sau 13 năm có gì đổi khác?
Sao châu á
21:01:54 23/03/2025
Nữ diễn viên Vbiz phản pháo ra sao khi bị mỉa mai "Chưa cưới mà lại đẻ"?
Sao việt
20:57:57 23/03/2025
Doãn Hải My khoe chân dài cực phẩm, chiếm spotlight khi đọ sắc mỹ nhân phim Việt, khác hẳn lúc qua "cam thường" bên Văn Hậu
Sao thể thao
19:50:46 23/03/2025
Bà nội trợ trung niên đã mua được 3 căn nhà và sống thoải mái nhờ chi tiêu cực thông minh và hiệu quả dù lương hưu không hề cao!
Sáng tạo
19:36:36 23/03/2025