Ba phán quyết lịch sử của Tòa án Tối cao Mỹ về quyền Công dân theo nơi sinh
Tổng thống Trump sẵn sàng kháng cáo sau khi các thẩm phán chặn sắc lệnh hành pháp của ông về Quyền công dân theo nơi sinh.
Trong lịch sử Mỹ, đã từng có 3 phán quyết quan trọng của Tòa án Tối cao về quyền này.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh tại Nhà Trắng. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Vào ngày 20/1/2025, Tổng thống Donald Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm hạn chế quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ. Cụ thể, sắc lệnh này yêu cầu các cơ quan liên bang từ chối công nhận quyền công dân Mỹ đối với trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Mỹ nếu cả cha và mẹ của đứa trẻ không phải là công dân Mỹ hoặc thường trú nhân hợp pháp.
Sắc lệnh trên đã dẫn đến một số vụ kiện lớn dựa trên các trường hợp thiết lập quyền công dân theo nơi sinh được quy định trong luật pháp Mỹ.
Nếu ông Trump thành công, sắc lệnh về quyền công dân theo nơi sinh có thể dẫn đến việc trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp và con cái của họ, ngay cả những người sinh ra tại Mỹ.
Những người phản đối kế hoạch của tổng thống đang dựa vào các tiền lệ trong quá khứ để có thể phá vỡ kế hoạch mang tính đột phá của ông nhằm thắt chặt nhập cư vào Mỹ. Dưới đây là ba vụ án mang tính bước ngoặt về quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ:
Vụ Dred Scott kiện Sandford
Đây có lẽ là một trong những vụ án tệ hại nhất trong lịch sử Tòa án Tối cao Mỹ, do ảnh hưởng tiêu cực đến quyền công dân và làm trầm trọng thêm mâu thuẫn xã hội.
Dred Scott là một nô lệ người Mỹ gốc Phi, thuộc sở hữu của John Emerson, một bác sĩ quân y. Emerson đã đưa Scott từ Missouri (một bang có chế độ nô lệ) đến sống ở Illinois và Wisconsin – những nơi cấm chế độ nô lệ. Sau khi trở lại Missouri, Scott kiện để đòi quyền tự do, lập luận rằng vì ông đã sống ở những vùng lãnh thổ tự do, ông phải được xem là người tự do.
Năm 1857, Tòa án Tối cao, dưới sự chủ trì của Chánh án Roger B. Taney, đã ra phán quyết với tỉ lệ 7-2 chống lại Dred Scott, với các lập luận chính: Người gốc Phi không phải là công dân Mỹ: Vì vậy, họ không có quyền kiện tại tòa án liên bang; Quốc hội không có quyền cấm chế độ nô lệ ở các vùng lãnh thổ: Điều này khiến Đạo luật Missouri Compromise (1820) – vốn hạn chế nô lệ ở các vùng lãnh thổ phía Bắc – trở nên vô hiệu; Dred Scott vẫn là nô lệ, bất chấp việc từng sống ở vùng tự do.
Phán quyết này làm gia tăng căng thẳng giữa các bang miền Bắc (phản đối nô lệ) và miền Nam (ủng hộ nô lệ), đẩy Mỹ đến gần hơn với Nội chiến (1861-1865).
Sau khi Nội chiến kết thúc, phán quyết chống lại Dred Scott bị vô hiệu hóa bởi Tu chính án thứ 14 (1868), công nhận quyền công dân của mọi người sinh ra tại Mỹ bất kể chủng tộc, tôn giáo và xuất thân xã hội.
Vụ Wong Kim Ark kiện chính phủ Mỹ
Video đang HOT
Cho đến nay, vụ kiện quan trọng nhất về vấn đề nhập cư và quyền khai sinh là vụ Wong Kim Ark kiện chính phủ Mỹ.
Wong Kim Ark sinh ra tại San Francisco vào năm 1873, nhưng bị từ chối nhập cảnh trở lại Mỹ sau một chuyến đi nước ngoài theo Đạo luật Loại trừ người Trung Quốc – một đạo luật cấm người Trung Quốc nhập cư.
Ông đã kháng cáo lên cấp liên bang và vào năm 1898, Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng Tu chính án thứ 14 đảm bảo quyền công dân cho tất cả trẻ em sinh ra tại Mỹ.
Greg Germain, một giáo sư luật tại Đại học Syracuse ở New York, nói với Newsweek rằng vụ kiện Wong Kim Ark là “vụ kiện duy nhất của Tòa án Tối cao trực tiếp đề cập đến ngôn từ trong Tu chính án thứ 14″.
Ông cũng lưu ý rằng cha mẹ của Wong, những người là công dân Trung Quốc, trước đây đã được cấp tư cách thường trú nhân và không phải là người nhập cư bất hợp pháp.
“Tòa án Tối cao đã phán quyết rằng Ark là công dân Mỹ từ khi sinh ra, mặc dù cha mẹ ông là công dân Trung Quốc”, Giáo sư Germain cho biết.
Ông lưu ý rằng các thẩm phán Melville Fuller và John M.Harlan không đồng tình vì cha mẹ Wong phải chịu “quyền tài phán chính trị” của một thế lực nước ngoài đối với quyền công dân của họ. “Wong Kim Ark là con của thường trú nhân, vì vậy vụ án không giải quyết trực tiếp vấn đề mà sắc lệnh của ông Trump nêu ra”, vị giáo sư nói thêm.
Vụ Plyler kiện Doe
Trong phán quyết năm 1982 ở vụ Plyler kiện Doe, Tòa án Tối cao Mỹ đã phải xem xét định nghĩa mở rộng về Tu chính án thứ 14 và quy tắc quyền thừa kế.
Tòa án đã bác bỏ một đạo luật của bang Texas từ chối giáo dục cho “người nhập cư bất hợp pháp” và yêu cầu học phí hàng năm là 1.000 USD cho bất kỳ “người nhập cư bất hợp pháp” nào muốn theo học các trường công lập của Texas.
Advertisements
X
Trong các bản đệ trình pháp lý, nguyên đơn cho biết rằng ý ẩn dụ của Tu chính án thứ 14 cho thấy bất kỳ ai ở Mỹ, bất kể họ có sinh ra ở đó hay không, đều phải được hưởng các chế độ bảo vệ xã hội của quốc gia này.
Tòa án Tối cao đã rất chia rẽ về vấn đề này, nhưng phần lớn cho rằng bất kỳ trẻ em nào có mặt tại Mỹ đều có quyền được giáo dục, bất kể tình trạng nhập cư.
“Một số người đã trích dẫn vụ Plyler kiện Doe để ủng hộ quyền công dân theo nơi sinh cho người nhập cư bất hợp pháp, vì phán quyết này cho rằng bất kỳ ai có mặt tại Mỹ, bao gồm cả người nhập cư bất hợp pháp, đều có quyền được bảo vệ bình đẳng để được đi học, vì họ phải tuân theo Quyền tài phán của Liên bang và Tiểu bang chỉ bằng cách có mặt tại khu vực tài phán đó”, Giáo sư Germain nói với Newsweek.
Tuy nhiên, ông cho biết vụ kiện không xem xét việc “phải tuân theo quyền tài phán của khu vực tài phán đó” có nghĩa là gì trong điều khoản về quyền công dân của Tu chính án thứ 14.
Quan điểm các bên sắc lệnh hạn chế quyền công dân theo nơi sinh
Vào ngày 5/2, Thẩm phán liên bang Maryland Deborah Boardman đã ban hành lệnh dừng toàn quốc thứ hai đối với sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump và nói rằng quyền công dân là “quyền quý giá nhất”. Bà cho biết không có tòa án nào trong nước ủng hộ cách giải thích hiến pháp của ông Trump. “Tòa án này sẽ không phải là tòa án đầu tiên”, bà nói.
Các nguyên đơn trong vụ kiện tuyên bố: “Nguyên tắc về quyền công dân theo nơi sinh là nền tảng của nền dân chủ quốc gia của chúng ta, được đưa vào luật pháp của quốc gia chúng ta và đã hình thành nên ý thức chung về sự gắn bó quốc gia cho nhiều thế hệ công dân”.
Trong khi đó chính phủ Mỹ phản biện lại các nguyên đơn: “Hiến pháp không chứa điều khoản đặc biệt nào cấp quyền công dân Mỹ cho con cái của những người đã lách luật (hoặc công khai vi phạm) luật nhập cư liên bang”.
Điều gì xảy ra tiếp theo
Sắc lệnh hành pháp của Tổng thống Trump đã bị ít nhất 3 thẩm phán liên bang tại Mỹ chặn lại. Ít nhất 22 tiểu bang, cũng như các tổ chức khác, đang kiện ra tòa để ngăn chặn sắc lệnh hành pháp này.
Chính quyền ông Trump có khả năng sẽ kháng cáo lệnh cấm của tòa án, và xét đến mức độ bất đồng giữa Nhà Trắng và nhiều tiểu bang có khuynh hướng Dân chủ, vấn đề này có khả năng sẽ được Tòa án Tối cao thụ lý.
Ông Trump sẽ làm gì đầu tiên khi nhậm chức tổng thống Mỹ?
Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", ông Donald Trump dự kiến sẽ ký loạt sắc lệnh hành pháp ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức, tập trung vào siết chặt nhập cư, áp thuế thương mại và rút khỏi Hiệp định Khí hậu Paris.
Vậy những chính sách táo bạo này sẽ thay đổi nước Mỹ và thế giới ra sao?
Ông Donald Trump phát biểu tại Milwaukee, Wisconsin, Mỹ, ngày 18/7/2024. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Theo Đài phát thanh Quốc tế Deutsche Welle của Đức ngày 14/1, ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1 tới, Tổng thống đắc cử Donald Trump dự kiến sẽ ban hành hàng loạt sắc lệnh hành pháp nhằm thực hiện các chính sách ưu tiên "Nước Mỹ trên hết", đặc biệt là về vấn đề nhập cư và thương mại.
Để đẩy nhanh việc thực thi chính sách, ông Trump sẽ sử dụng các sắc lệnh hành pháp - công cụ cho phép tổng thống ra chỉ thị mà không cần thông qua Quốc hội. Trong cuộc phỏng vấn với chương trình "Meet the Press" ngày 8/12/2024 vừa qua, ông Trump xác nhận sẽ ký rất nhiều sắc lệnh ngay từ ngày đầu tiên, tập trung vào các lĩnh vực kinh tế, năng lượng và đặc biệt là biên giới Mexico.
Tuy nhiên, theo Dan Mallinson, Phó Giáo sư chính sách công và hành chính tại Penn State Harrisburg, quyền lực của các sắc lệnh hành pháp có giới hạn. "Mặc dù có phạm vi rộng, bao gồm cả việc đóng cửa biên giới, nhưng nhiều sắc lệnh chỉ là bước khởi đầu cho quá trình ban hành quy định liên bang, có thể kéo dài nhiều năm", ông Mallinson nhận định.
Siết chặt chính sách nhập cư
Vấn đề nhập cư tiếp tục là ưu tiên hàng đầu của ông Trump. Ông dự kiến sẽ khôi phục chính sách "Ở lại Mexico", buộc người xin tị nạn phải chờ đợi ở Mexico trong thời gian xử lý hồ sơ. Đặc biệt, ông Trump tuyên bố sẽ tiến hành đợt trục xuất người nhập cư bất hợp pháp lớn nhất trong lịch sử Mỹ, bắt đầu từ những người có tiền án tiền sự.
Ngoài ra, ông Trump cũng muốn thắt chặt quy trình nhập cư hợp pháp bằng cách tăng độ khó và chi phí để có được giấy phép lao động, thẻ xanh và thị thực. Điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lao động có tay nghề và sinh viên quốc tế.
Một trong những ưu tiên khác là chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh. Tuy nhiên, do nguyên tắc này được ghi trong Hiến pháp, việc thực hiện sẽ gặp nhiều thách thức pháp lý.
Áp thuế và điều chỉnh chính sách thương mại
Trong lĩnh vực thương mại, ông Trump đề xuất áp thuế 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ, với mức cao hơn dành cho Mexico, Canada và Trung Quốc - những đối tác thương mại lớn nhất.
Tuy nhiên, Giáo sư Mallinson cảnh báo rằng chính sách này có thể gây phản tác dụng: "Lạm phát là yếu tố giúp ông Trump giành chiến thắng, nhưng ông có thể nhanh chóng mất ủng hộ nếu các chính sách kinh tế làm tăng giá cả hoặc cản trở tăng trưởng".
Rút khỏi Hiệp định Paris và đẩy mạnh nhiên liệu hóa thạch
Về môi trường, ông Trump nhiều khả năng sẽ lặp lại quyết định rút Mỹ khỏi Hiệp định Khí hậu Paris như trong nhiệm kỳ đầu. Ông cũng dự kiến sẽ mở rộng khai thác dầu thô và khí đá phiến, đồng thời có thể ban hành các sắc lệnh làm chậm tiến độ các dự án năng lượng tái tạo.
 n xá cho những người bạo loạn tại tòa nhà Quốc hội Mỹ
Ông Trump đã công khai tuyên bố sẽ nhanh chóng ân xá cho hầu hết những người bị kết tội xông vào Tòa nhà Quốc hội Mỹ ngày 6/1/2021, kể cả những người bị buộc tội tấn công cảnh sát.
Theo Giáo sư Mallinson, ông Trump cần hành động nhanh vì cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ có thể làm thay đổi cục diện chính trị tại Quốc hội Mỹ. "Các tổng thống nhậm chức với cảm giác về nhiệm vụ và vốn chính trị đang nhanh chóng suy giảm. Ông ấy không thể tái tranh cử vào năm 2028, vì vậy mọi mục tiêu phải hoàn thành trong một nhiệm kỳ này", ông Mallinson nhận định.
Thách thức của ông Trump khi muốn chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh tại Mỹ Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cam kết, vào ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai, sẽ ký sắc lệnh hành pháp nhằm chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh, một chính sách được đảm bảo bởi Tu chính án thứ 14 của Hiến pháp Mỹ. Một em bé đang với tay lên lá cờ Mỹ trong buổi lễ nhập...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sử dụng hệ miễn dịch của cơ thể bệnh nhân để tấn công tế bào ung thư

Hàn Quốc trục xuất cưỡng chế công dân nước ngoài nhập cảnh bất hợp pháp

Thông điệp 'không lời' của tân Thủ tướng Canada gửi Tổng thống Trump

Australia cảnh báo biện pháp thuế quan của Mỹ có thể làm tăng lạm phát toàn cầu

Starbucks bị yêu cầu bồi thường 50 triệu USD vì sự cố trà nóng đổ vào khách hàng

'Kế hoạch đặc biệt' kích thích tiêu dùng của Trung Quốc

Tuyết rơi dày bất thường gây gián đoạn giao thông ở Hàn Quốc

Chính sách kiểm soát biên giới của Ba Lan trước cáo buộc vi phạm nhân quyền

Hội nghị quốc tế tại New York kêu gọi Mỹ thay đổi chính sách với Cuba

Liệu Tổng thống Trump có thể 'vô hiệu hóa' lệnh ân xá của người tiền nhiệm Biden

Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ công cuộc đổi mới ở Lào

Mexico bắt giữ thủ lĩnh băng nhóm tội phạm quốc tế MS-13
Có thể bạn quan tâm

4 lầm tưởng phổ biến về chăm sóc da
Sức khỏe
17:08:20 18/03/2025
Sao Việt 18/3: H'Hen Niê chụp ảnh ngẫu hứng tại nhà sàn
Sao việt
17:02:11 18/03/2025
Khí chất đại mỹ nhân của nữ thần tượng 2k2 từng bị ví là "bản sao Jennie kém hoàn hảo"
Nhạc quốc tế
16:59:01 18/03/2025
Ngay trong đêm, Chagee âm thầm tháo biển hiệu khỏi mặt bằng hot bậc nhất TP.HCM!
Netizen
16:54:40 18/03/2025
Công khai 3 tin nhắn nghi Kim Sae Ron gửi Kim Soo Hyun, lộ 1 điểm bất thường
Sao châu á
16:42:53 18/03/2025
Hôm nay nấu gì: Cơm nước gì chưa người đẹp? Mách bạn thực đơn tối hấp dẫn này!
Ẩm thực
16:37:27 18/03/2025
Hình ảnh "Messi giẫm lên áo Barcelona" và sự thật đằng sau
Sao thể thao
16:10:26 18/03/2025
'Cha tôi người ở lại' tập 14: Gia đình phá sản, Việt phải xuống nước với bố ruột
Phim việt
15:55:09 18/03/2025
Trắc nghiệm vui: Nửa cuối tháng 3/2025, bạn sẽ có những quyết định quan trọng nào giúp thay đổi vận mệnh?
Trắc nghiệm
15:27:13 18/03/2025
Tội cho mỹ nhân Hàn 2 lần chịu liên lụy chẳng biết kêu ai vì Kim Soo Hyun
Hậu trường phim
15:10:58 18/03/2025