Người Hong Kong lần đầu bỏ phiếu sau cải cách bầu cử
Cử tri Hong Kong sẽ bầu Ủy ban Bầu cử trong lần bỏ phiếu đầu tiên sau khi Bắc Kinh cải cách hệ thống bầu cử của thành phố.
Khoảng 4.900 cử tri Hong Kong hôm nay bầu 300 thành viên mới của Ủy ban Bầu cử Hong Kong, đóng vai trò chọn trưởng đặc khu, đề cử và chọn nghị sĩ, tại 5 điểm bầu cử từ 9h tới 18h. Khoảng 1.200 ghế trong ủy ban đã được trả lại hoặc được trao cho các thành viên chính thức.
Các ứng viên ủng hộ dân chủ gần như vắng mặt trong cuộc bầu cử đầu tiên ở Hong Kong từ khi Bắc Kinh cải cách hệ thống bầu cử thành phố để đảm bảo “chỉ những người yêu nước” mới lãnh đạo đặc khu này. Sau cuộc bầu cử hôm nay, thành phố sẽ tổ chức bầu Hội đồng Lập pháp vào tháng 12 và trưởng đặc khu vào tháng 3 năm sau.
Video đang HOT
Bảng chỉ dẫn tại lối vào điểm bỏ phiếu quận Sha Tin, Hong Kong hôm nay. Ảnh: SCMP .
Trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam sáng nay đến thăm điểm bỏ phiếu quận Wan Chai, mô tả cuộc bầu cử này sẽ “đặt nền móng” cho các cuộc bầu cử trong tương lai. “Đây là cuộc bầu cử đầu tiên từ khi Bắc Kinh cải cách hệ thống bầu cử để thực thi nguyên tắc những người yêu nước điều hành Hong Kong. Điều này sẽ đặt nền tảng cho hai cuộc bầu cử sắp tới”, bà nói.
Cảnh sát đã tăng cường an ninh trên toàn thành phố, với truyền thông địa phương đưa tin 6.000 cảnh sát dự kiến được triển khai để đảm bảo cuộc bỏ phiếu diễn ra suôn sẻ.
Những sửa đổi đối với hệ thống chính trị Hong Kong là thay đổi mới nhất trong loạt các động thái của chính quyền trung ương đối với thành phố, gồm luật an ninh quốc gia. Thay đổi cũng làm giảm đáng kể ảnh hưởng của các ông trùm quyền lực ở Hong Kong, dù các nhóm thân cận với lợi ích kinh doanh của họ vẫn có mặt trong ủy ban 1.500 người.
Đêm trước cuộc bỏ phiếu bầu Ủy ban Bầu cử Hong Kong, Phó Thủ tướng Trung Quốc Hàn Chính kêu gọi Trưởng đặc khu Carrie Lam đảm bảo ba cuộc bầu cử mang tính bước ngoặt sắp tới của thành phố diễn ra suôn sẻ, thúc giục thực hiện nguyên tắc “những người yêu nước điều hành Hong Kong”.
Mỹ, Anh và các nước phương Tây xem cải cách hệ thống bầu cử là nỗ lực loại bỏ “bất đồng chính kiến” và làm suy yếu nghiêm trọng thể chế dân chủ của Hong Kong. Bắc Kinh khẳng định vấn đề ở Hong Kong là chuyện nội bộ và cáo buộc các thế lực bên ngoài đang âm mưu gây rối ở đặc khu.
Đức sẽ tiếp tục thúc đẩy hợp tác chặt chẽ, tin cậy với Việt Nam
Tổng thống CHLB Đức Frank-Walter Steinmeier bày tỏ mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ và đầy tin cậy với Việt Nam, ngay cả trong bối cảnh tình hình đại dịch COVID-19 kéo dài hiện nay.
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, tuyên bố trên được Tổng thống Frank-Walter Steinmeier gửi tới nhân dân Việt Nam nhân dịp Quốc khánh 2/9. Tổng thống Đức nhấn mạnh rằng Việt Nam và Đức thiết lập quan hệ ngoại giao từ hơn 45 năm qua và từ đó đến nay hai nước gắn kết chặt chẽ và thắm tình hữu nghị. Hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược trong năm nay và trên tinh thần đối tác, Tổng thống Steinmeier cho biết Đức vẫn sẽ tiếp tục sát cánh với Việt Nam trong quá trình cải cách và hiện đại hóa.
Tổng thống Frank-Walter Steinmeier cho biết trong năm qua, Việt Nam và Đức cùng là Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Việt Nam là Chủ tịch ASEAN 2020 và Đức là Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) 6 tháng cuối năm 2020, hai nước đã cùng nỗ lực thúc đẩy những giải pháp khu vực và đa phương đối với những vấn đề toàn cầu cấp bách. Trên tinh thần đó, việc nâng cấp quan hệ EU - ASEAN lên quan hệ Đối tác chiến lược thể hiện một cách tượng trưng cho những thành công chung. Tổng thống Frank-Walter Steinmeier bày tỏ mong muốn tiếp tục thúc đẩy quan hệ hợp tác chặt chẽ và đầy tin cậy với Việt Nam, chúc nhân dân Việt Nam phồn vinh và một tương lai hòa bình.
Trong năm qua, bất chấp tình hình dịch bệnh COVID-19, quan hệ giữa Việt Nam và Đức vẫn phát triển tích cực trên tất cả các mặt. Thủ tướng và Bộ trưởng Ngoại giao hai nước đã tiến hành điện đàm nhằm thúc đẩy quan hệ song phương. Hai nước cũng đã tiến hành họp phiên đầu tiên của Ủy ban hỗn hợp về Hợp tác kinh tế Đức - Việt Nam nhằm xác định các dự án mà hai nước sẽ triển khai trong thời gian tới. Quan hệ về kinh tế, thương mại và đầu tư cũng phát triển tốt đẹp, trong đó cán cân thương mại giữa hai nước năm 2020 đạt trên 14 tỷ USD và Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong khi Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU.
Về ngoại giao nhân dân, hai nước đã hỗ trợ nhau mạnh mẽ trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19. Chính phủ, các tổ chức và nhân dân Việt Nam cũng như cộng đồng người Việt Nam ở Đức đã có những hình thức thiết thực hỗ trợ nhân dân Đức khi nước này gặp khó khăn trong cuộc chiến chống dịch năm 2020. Vừa qua, chính quyền và nhân dân các địa phương cùng nhiều doanh nghiệp của Đức cũng đã huy động được một lượng lớn các bộ kít xét nghiệm nhanh, khẩu trang, thiết bị y tế,... để hỗ trợ khi dịch bệnh diễn biến phức tạp ở Việt Nam. Chính sự gắn kết, tương trợ lẫn nhau của nhân dân hai nước là cầu nối quan trọng để quan hệ song phương ngày càng sâu sắc và phát triển.
Trung Quốc chỉ trích Mỹ, EU vì tưởng nhớ sự kiện Thiên An Môn Trung Quốc chỉ trích lãnh sự quán Mỹ, EU tại Hong Kong vì thắp nến kỷ niệm sự kiện Thiên An Môn, cáo buộc các nước gây mất ổn định. "Bất kỳ nỗ lực nào nhằm lợi dụng Hong Kong để thực hiện các hoạt động xâm nhập hoặc phá hoại chống đại lục đều vượt qua lằn ranh đỏ và hoàn toàn...