Cuộc chạy đua sở hữu tên lửa bí mật ở Đông Á

Theo dõi VGT trên

Nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ tại Đông Á đang bí mật phát triển hoặc mua sắm tên lửa tầm xa, uy lực mạnh.

Cuộc chạy đua sở hữu tên lửa bí mật ở Đông Á - Hình 1

Tên lửa đạn đạo diệt hạm DF-21D của Trung Quốc. Ảnh: SCMP.

Một cuộc chạy đua công nghệ tên lửa đang âm thầm diễn ra tại Đông Á. Giới chuyên gia cho rằng cuộc đua này sẽ làm gia tăng căng thẳng, gây nguy cơ xung đột quân sự và chiến tranh quy mô lớn trong khu vực, theo Popular Mechanics.

Trung Quốc

Trong thập niên 1980 và 1990, tên lửa đạn đạo là cách giúp Bắc Kinh triển khai hỏa lực ở tầm xa, thay vì phát triển và sản xuất những vũ khí tốn kém như oanh tạc cơ và tàu sân bay. Trong giai đoạn này, Trung Quốc đã chế tạo hàng trăm tên lửa tầm ngắn như DF-11 và DF-15, nhằm vào mục tiêu duy nhất là Đài Loan.

Việc áp dụng chính sách ngoại giao cứng rắn buộc Trung Quốc phát triển các loại tên lửa có tầm b.ắn lớn hơn. Nước này ra mắt tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21 có thể bao trùm toàn bộ Đông Bắc Á, trong khi mẫu DF-26 đủ sức tấn công căn cứ Mỹ trên đảo Guam.

Ngoài khả năng mang đầu đạn thông thường, hạt nhân và hóa học, tên lửa DF-21 và DF-26 đều có các biến thể diệt hạm (ASBM), chuyên dùng để tấn công tàu sân bay Mỹ và biên đội hộ tống. ASBM rất khó bị đ.ánh chặn do có quỹ đạo bay cao và tốc độ lớn. Các đơn vị DF-21 và DF-26 đóng ở sâu trong đất liền là công cụ để Trung Quốc thiết lập “vùng biển cấm” quanh châu Á, nơi các biên đội tàu sân bay Mỹ không thể hoạt động.

Trung Quốc đang tăng cường tiềm lực tiến công bằng tên lửa hành trình DF-10A. Đây là mẫu tên lửa đặt trên bệ phóng mặt đất hoặc tàu chiến, có tầm b.ắn 1.500 km, đủ sức tấn công nhiều mục tiêu trên biển và đất liền nhờ khả năng bay thấp ở tốc độ cận âm, giúp nó lẩn tránh radar và các hệ thống phòng không đối phương.

Triều Tiên

Bình Nhưỡng muốn phát triển tên lửa để tấn công căn cứ của Washington ở Đông Á trong trường hợp nổ ra chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên. Chiến lược này đã phát triển đến cấp độ mới, đặt các mục tiêu ở Nhật Bản, Hàn Quốc và lãnh thổ Mỹ trong tầm ngắm của tên lửa đạn đạo Triều Tiên.

Số lượng tên lửa Triều Tiên đang sở hữu vẫn là bí ẩn, trong đó nhiều mẫu vẫn chỉ dừng ở giai đoạn thử nghiệm và không được biên chế. Toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản, Hàn Quốc đều nằm trong tầm b.ắn của tên lửa đạn đạo tầm ngắn Hwasong-6 và tầm trung No Dong.

Cuộc chạy đua sở hữu tên lửa bí mật ở Đông Á - Hình 2

Tên lửa Hwasong-15 mạnh nhất lịch sử của Triều Tiên. Ảnh: KCNA.

Bình Nhưỡng cũng đang phát triển nhiều tên lửa thế hệ mới như Musudan có tầm b.ắn khoảng 3.000 km, đủ sức đe dọa các mục tiêu của Hàn Quốc, Nhật Bản và cả căn cứ trên đảo Guam của Mỹ. Trong khi đó, mẫu Hwasong-12 đã được Bình Nhưỡng thử nghiệm 6 lần trong năm 2017 với tỉ lệ thành công 50%.

Video đang HOT

Dòng tên lửa đạn đạo tầm trung Pukguksong có tầm b.ắn ước tính 1.200 km. Phiên bản Pukguksong-1 được thiết kế để phóng từ tàu ngầm và mang đầu đạn hạt nhân, biến thể Pukguksong-2 đặt trên khung gầm xe bánh xích có khả năng cơ động cao, trang bị đầu đạn thông thường, hạt nhân, hóa học hoặc sinh học.

Nổi bật nhất trong năm 2017 là các vụ thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14 và Hwasong-15, có tầm b.ắn tối đa 10.000-13.000 km. Việc hoàn thiện các mẫu tên lửa này giúp Triều Tiên sở hữu khả năng đe dọa trực tiếp toàn bộ lãnh thổ Mỹ, tăng lợi thế trong các cuộc đàm phán giữa Bình Nhưỡng và Washington.

Hàn Quốc

Seoul hiện sở hữu ba hệ thống tên lửa riêng biệt để đối phó với mối đe dọa từ Bình Nhưỡng. Đầu tiên là tên lửa hành trình Taurus KEPD 350 của Đức với số lượng 260-270 quả, trang bị cho phi đội tiêm kích đa năng F-15K. Tên lửa KEPD 350 có tầm b.ắn gần 500 km, đủ sức tấn công các mục tiêu ở phía bắc Bình Nhưỡng khi phóng đi từ không phận Seoul. Đầu đạn đa năng của KEPD 350 có thể phá hủy nhiều loại hầm ngầm kiên cố.

Tên lửa đạn đạo chủ lực của Hàn Quốc là Hyunmoo-2, trong đó phiên bản Hyunmoo-2C mới nhất có tầm b.ắn tới 800 km, đủ xa để t.iêu d.iệt mọi mục tiêu quan trọng trên lãnh thổ Triều Tiên. Hàn Quốc cũng đang phát triển biến thể Hyunmoo-2B phóng từ tàu ngầm, nhưng nước này chưa có tàu ngầm mang được tên lửa đạn đạo.

Cuối cùng là tên lửa hành trình tấn công mặt đất Hyunmoo-3 do Hàn Quốc tự phát triển. Seoul đang biên chế hai biến thể gồm Hyunmoo-3A và Hyunmoo-3B, có tầm b.ắn lần lượt là 500 và 1.000 km. Phiên bản Hyunmoo-3C tầm b.ắn 1.500 km đang trong quá trình phát triển.

Nhật Bản

Trong nhiều năm, Nhật Bản luôn tránh sở hữu các vũ khí tấn công như tên lửa hành trình để đáp ứng hiến pháp hòa bình. Tuy nhiên, chính phủ nước này không giấu tham vọng mua tên lửa tấn công đa nhiệm (JSM) và AGM-158 JASSM-ER. Hai loại vũ khí này có thể giúp Nhật t.iêu d.iệt tên lửa Triều Tiên ngay trên bệ phóng, có thể dùng để răn đe và thực hiện đòn phủ đầu chớp nhoáng.

Cuộc chạy đua sở hữu tên lửa bí mật ở Đông Á - Hình 3

Mẫu AGM-158 sẽ được trang bị cho tiêm kích F-35 Nhật trong tương lai. Ảnh: Wikipedia.

JSM đạt tầm b.ắn tối đa 550 km, được thiết kế để nằm gọn trong khoang vũ khí của tiêm kích tàng hình F-35, chiến đấu cơ mũi nhọn tương lai của Nhật với số lượng 42 chiếc, cũng như có thể phóng từ tàu chiến. Mẫu AGM-158 JASSM-ER có tầm b.ắn 925 km dự kiến được trang bị cho tiêm kích F-15J nước này.

Đài Loan

Trung Quốc luôn tỏ ý sẵn sàng thu hồi Đài Loan bằng vũ lực. Do vậy, Đài Loan liên tục tìm cách sở hữu các loại tên lửa có uy lực để ngăn kịch bản này xảy ra.

Đài Loan biên chế tên lửa hành trình tấn công mặt đất Hsiung Feng IIE (HF-2E) mang đầu đạn nặng 200 kg, tầm b.ắn 600 km. Loại tên lửa này có thể b.ắn trúng mục tiêu cách xa hơn 450 km, lớn hơn độ rộng 128-225 km của eo biển Đài Loan.

Ngoài ra, Đài Loan cũng nghiên cứu tên lửa hành trình cho chiến đấu cơ mang tên Wan Chien với tầm b.ắn 240 km. Mục tiêu cao nhất của Đài Loan hiện tại là cho ra đời dòng tên lửa có tầm b.ắn trên 2.000 km để trực tiếp đe dọa thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.

Theo Duy Sơn (VnExpress)

Tốc độ phát triển vũ khí mạnh chưa từng có của Triều Tiên

Vài năm trước đây, kho vũ khí của Triều Tiên từng bị xem là không đủ khả năng đe dọa Mỹ. Tuy nhiên, chương trình hạt nhân và tên lửa năm 2017 của Bình Nhưỡng đã cho cộng đồng quốc tế thấy một góc nhìn hoàn toàn khác về quốc gia Đông Bắc Á này.

Tốc độ phát triển vũ khí mạnh chưa từng có của Triều Tiên - Hình 1

Một vụ phóng tên lửa đạn đạo của Triều Tiên (Ảnh: KCNA)

Năm 2017, chương trình vũ khí của Triều Tiên không còn là "trò cười" của cộng đồng quốc tế như những năm trước đây. Thay vào đó, việc Bình Nhưỡng kiên trì phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa đạn đạo khiến các nước phải xem xét nghiêm túc tới nguy cơ xảy ra xung đột giữa Mỹ và Triều Tiên.

Chiều hướng thay đổi này không thể hiện ở sự gia tăng đột biến trong số vụ thử nghiệm vũ khí của Triều Tiên hay sự chuyển hướng trong lập trường của nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Thực tế, số liệu thống kê cho thấy số vụ thử nghiệm của Triều Tiên năm 2017 tương đương với năm 2016 và những lời đe dọa từ chính quyền Kim Jong-un nhằm vào Mỹ cũng như các quốc gia khác cũng không ít hơn trước đây.

Thử hạt nhân mạnh chưa từng có

Tốc độ phát triển vũ khí mạnh chưa từng có của Triều Tiên - Hình 2

Đồ họa so sánh sức công phá của 2 vụ thử hạt nhân Triều Tiên năm 2016 và 2017 (Nguồn: Washington Post)

Năm 2017, Triều Tiên chỉ tiến hành một vụ thử hạt nhân, ít hơn so với 2 vụ hồi năm ngoái. Tuy nhiên, sức công phá của vụ thử hạt nhân ngày 3/9 lớn hơn tất cả 5 vụ thử trước đó của Triều Tiên trong vòng 10 năm qua. Hầu hết các chuyên gia đều ước tính sức công phá của quả bom do Triều Tiên thử nghiệm trong năm nay ít nhất là 140 kiloton. Trong khi đó, một số nhà phân tích còn cho rằng vụ thử này có thể mạnh tới 250 kiloton.

Nếu những con số dự tính trên là đúng thì có nghĩa Triều Tiên đang sở hữu vũ khí mạnh gấp 17 lần so với quả bom Mỹ từng thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản năm 1945. So sánh với các vụ thử trước đó, quả bom mạnh nhất do Triều Tiên thử nghiệm trong 10 năm qua mới chỉ nằm trong khoảng từ 10-20 kiloton.

David Wright, đồng giám đốc chương trình an ninh toàn cầu tại Hiệp hội các nhà khoa học có quan tâm (UCS), tin rằng quả bom Triều Tiên thử hôm 3/9 là "bom H thực sự", đúng như những gì nước này từng tuyên bố trước đó về việc chế tạo một quả bom nhiệt hạch hai tầng. Mức độ nguy hiểm của vũ khí Triều Tiên được cho là đủ để tàn phá một thành phố.

Tên lửa tầm b.ắn xa hơn

Tốc độ phát triển vũ khí mạnh chưa từng có của Triều Tiên - Hình 3

Tầm b.ắn của tên lửa Hwasong-15 ước tính khoảng 13.000 km, đặt toàn bộ lục địa Mỹ vào tầm ngắm (Nguồn: Washington Post)

Dù chỉ thử hạt nhân một lần trong năm nay, nhưng tính đến thời điểm hiện tại Triều Tiên đã tiến hành ít nhất 20 vụ thử tên lửa trong năm 2017.

Sau các vụ thử tên lửa của Triều Tiên hồi tháng 7, giới chuyên gia phỏng đoán một số tên lửa tầm xa của nước này có khả năng là tên lửa đạn đạo liên lục địa, tức là có tầm phóng hơn 5.000 km. Những nghi ngờ này nhanh chóng được xác nhận sau khi Triều Tiên thử tên lửa Hwasong-15 vào ngày 28/11. Tên lửa mới của Bình Nhưỡng ước tính có tầm phóng lên tới 13.000 km, tức là đặt toàn bộ lãnh thổ Mỹ vào tầm ngắm.

Năm 2016, tên lửa có tầm phóng xa nhất của Triều Tiên cũng chỉ ở mức 4.000 km. Điều này một lần nữa cho thấy bước phát triển vượt bậc của Bình Nhưỡng trong chương trình phát triển tên lửa năm nay. Chuyên gia Wright cho biết tên lửa do Triều Tiên thử nghiệm năm ngoái là Musudan. Mặc dù Musudan vượt trội hơn so với công nghệ tên lửa Scud từng được Liên Xô và sau này là Triều Tiên phát triển, song Musudan vẫn gặp một số vấn đề về kỹ thuật. Sau các vụ thử thất bại năm 2016, Triều Tiên dường như đã ngừng chương trình phát triển Musudan và thay bằng chương trình phát triển tên lửa mới hiện đại hơn.

Hiện vẫn chưa rõ Triều Tiên đã thu nhỏ được đầu đạn hạt nhân để gắn trên tên lửa mới nhất của nước này hay chưa. Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng Bình Nhưỡng sẽ sớm thành công trong công nghệ này.

Các tên lửa mới

Tốc độ phát triển vũ khí mạnh chưa từng có của Triều Tiên - Hình 4

Đồ họa so sánh các vụ thử tên lửa của Triều Tiên năm 2016 và 2017 (Nguồn: Washington Post)

Chương trình tên lửa của Triều Tiên đã được khởi động từ hàng chục năm trước đây, nhưng tới năm nay số tên lửa mới được nước này hé lộ bất ngờ tăng đột biến, khiến giới chuyên gia "giật mình".

"Năm nay không chứng kiến số vụ thử tên lửa chiến lược kỷ lục, mà chứng kiến số tên lửa mới kỷ lục của Triều Tiên. Thực tế, hầu hết hệ thống tên lửa được Triều Tiên phóng thử trong năm nay đều chưa từng được nhìn thấy trước đây", Shea Cotton, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chống phổ biến vũ khí James Martin, cho biết.

Chỉ trong vòng 1 năm, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã "trình làng" 6 hệ thống tên lửa mới. Trong khi trước đó, số tên lửa mới được thử nghiệm trong giai đoạn cầm quyền của cố lãnh đạo Kim Jong-il và Kim Nhật Thành lần lượt chỉ là 2 và 3 quả.

"Từ cuối những năm 1980 cho tới năm 2016, tất cả những gì chúng ta nhìn thấy chỉ là các biến thể của tên lửa Scud của Liên Xô. Tuy nhiên các tên lửa được Triều Tiên thử nghiệm hiện nay bắt đầu giống các tên lửa hiện đại, với các bộ phận được gắn trên động cơ để điều chỉnh hướng bay của tên lửa. Quan trọng hơn, hai trong số các tên lửa phóng từ mặt đất được Triều Tiên phóng thử trong năm nay, KN-15, sử dụng nhiên liệu rắn thay vì nhiên liệu lỏng", chuyên gia Wright nhận định.

Tốc độ phát triển vũ khí mạnh chưa từng có của Triều Tiên - Hình 5

Tổng hợp các vụ thử tên lửa và hạt nhân Triều Tiên năm 2017 (Nguồn: Washington Post)

Theo Kingston Reif, giám đốc phụ trách chính sách giảm thiểu đe dọa và giải giáp vũ khí tại Hiệp hội Kiểm soát vũ khí, các tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn của Triều Tiên có thể được phóng trong thời gian ngắn hơn và Bình Nhưỡng cũng có thể phóng chúng từ các bệ phóng di động, từ đó nâng cao khả năng sống sót của các tên lửa Triều Tiên. Việc có thể nhanh chóng đưa tên lửa lên bệ phóng và phóng trong khoảng thời gian ngắn khiến các hệ thống phòng thủ của đối phương gặp khó khăn trong việc phát hiện các tên lửa này trong giai đoạn đầu.

Chuyên gia Cotton dự đoán với tốc độ phát triển như hiện tại, Triều Tiên trong tương lai có thể chế tạo được tên lửa gắn đầu đạn hạt nhân thực sự và bay qua Thái Bình Dương. Các chuyên gia cũng nhận định Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục tiến xa trong chương trình vũ khí của nước này trong năm 2018.

Thành Đạt

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉnh Rostov ở Nga bị hàng chục UAV của Ukraine tấn công ồ ạt
08:20:36 16/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Nhật Bản hỗ trợ Ukraine bằng thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm
06:55:20 15/06/2024
Đ.ánh sập nhiều máy chủ liên quan IS tại Mỹ và châu Âu
06:07:25 15/06/2024
Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng
21:56:26 15/06/2024

Tin đang nóng

Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?
06:42:46 16/06/2024
Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật
06:25:18 16/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!
06:32:42 16/06/2024
Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ
06:41:58 16/06/2024
Đãi vợ cũ của chồng bữa cơm, trước khi rời đi chị ấy để lại cho 900 triệu: Món quà chân tình hay bóc mẽ sự tham lam
08:18:28 16/06/2024
Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!
06:29:24 16/06/2024
Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc
08:25:36 16/06/2024
Vợ cũ của chồng đưa con đến chơi, mẹ chồng đưa ra lời đề nghị khiến tôi uất nghẹn
07:40:25 16/06/2024

Tin mới nhất

Tân Tổng thống Slovakia tuyên thệ nhậm chức

09:18:29 16/06/2024
Slovakia tiến hành lễ nhậm chức tổng thống với các biện pháp an ninh được siết chặt. Cảnh sát và hàng rào di động đã được triển khai xung quanh khu vực Nhà hát giao hưởng quốc gia Slovakia.

Hàng triệu người vượt nắng nóng dự lễ hành hương Hajj

08:51:28 16/06/2024
Giới chức Saudi Arabia đã kêu gọi người hành hương uống nhiều nước và thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể khi phải tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời.

Các đồng minh châu Âu ép Mỹ nới lỏng hạn chế sử dụng vũ khí cho Ukraine

08:48:35 16/06/2024
Áp lực lên Tổng thống Joe Biden không chỉ đến từ châu Âu. Ngày càng nhiều thành viên Đảng Dân chủ Mỹ ủng hộ ý tưởng nới lỏng các hạn chế và gây áp lực lên Nhà Trắng.

Xung đột Hamas- Israel: Indonesia sẽ sơ tán 1.000 người Palestine bị thương đến Jakarta

08:46:04 16/06/2024
Tổng thống đắc cử của Indonesia, ông Prabowo, đã tái khẳng định lập trường nhất quán của Indonesia rằng xung đột vũ trang ở Gaza cần được giải quyết thông qua ngừng b.ắn và đàm phán .

Trung Quốc: Tạm dừng một số tuyến đường sắt phía Đông đề đề phòng lũ

08:18:27 16/06/2024
Công ty này đang theo dõi chặt chẽ các rủi ro tiềm ẩn do mưa lớn dọc theo tuyến đường sắt và huy động nhân viên bảo vệ 24/24 tại các khu vực nguy cơ cao.

Thụy Sĩ: Công bố nội dung thảo luận tại hội nghị về hòa bình cho Ukraine

08:13:02 16/06/2024
Thông cáo báo chí nhấn mạnh rằng mục đích của hội nghị thượng đỉnh lần này là nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình trong tương lai và xác định các yếu tố thực tế, cũng như các bước có thể giúp hiện thực hóa tiến trình như vậy.

Các nước G7 có thể mất gần 83 tỷ USD nếu tài sản của Nga bị tịch thu

08:08:01 16/06/2024
Theo tính toán của đài Sputnik (Nga) dựa trên dữ liệu từ các cơ quan thống kê quốc gia, nếu các nước G7 tịch thu tài sản của Nga, họ có thể thiệt hại gần 83 tỷ USD số t.iền đầu tư vào nền kinh tế Nga.

Hải quân Mỹ đối mặt cuộc chiến khốc liệt nhất từ Thế chiến II khi ngăn chặn Houthi

08:04:29 16/06/2024
Chuẩn đô đốc Marc Miguez, chỉ huy Nhóm tấn công tàu sân bay số 2, bao gồm tàu Eisenhower và các tàu hỗ trợ, cho biết mới đây Hải quân Mỹ đã hạ gục một số xuồng t.ự s.át của Houthi.

Thời tiết xấu buộc Mỹ phải chuẩn bị tháo dỡ cảng nổi ở Gaza lần thứ hai

08:02:20 16/06/2024
Các quan chức Mỹ chỉ ra rằng tình hình thời tiết trên biển ở phía Đông Địa Trung Hải sẽ trở nên xấu hơn vào mùa thu và mùa đông sắp tới, ảnh hưởng đến t.uổi thọ và khả năng hoạt động của cảng nổi.

Bảo tàng tàu ngầm duy nhất ở châu Phi mở cửa trở lại

07:58:32 16/06/2024
Bảo tàng sẽ cung cấp các chuyến tham quan có hướng dẫn viên và các chương trình giáo dục cho du khách ở mọi lứa t.uổi, khiến nơi đây trở thành điểm đến nổi tiếng đối với khách du lịch, sinh viên và bất kỳ ai quan tâm đến lịch sử và công ...

Căng thẳng mới giữa Israel và Pháp

06:46:30 16/06/2024
Tháng trước, Pháp đã chặn các công ty quốc phòng của Israel tham gia một cuộc triển lãm vũ khí lớn ở Paris. Pháp cũng lên án các cuộc tấn công của Israel vào Rafah ở Gaza.

Nam Phi phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 7

06:44:57 16/06/2024
Hiện tại Nam Phi không có phương pháp điều trị nào được đăng ký đối với bệnh này, tuy nhiên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị sử dụng tecovirmat (thường được biết đến với tên thương hiệu Tpoxx) để điều trị các trường hợp bệnh nặng...

Có thể bạn quan tâm

Ngày 17 tháng 6 năm 2024 là ngày tốt hay xấu? Xem ngày âm lịch 17/6/2024

Trắc nghiệm

11:28:55 16/06/2024
Xem lịch âm ngày 17/6/2024 (thứ 2), lịch vạn niên ngày 17/6/2024. Xem ngày tốt xấu, giờ đẹp xuất hành, khai trương, động thổ,...

Nàng hậu gen Z bị réo tên vào ồn ào thái độ ứng xử kém, chuyện gì đây?

Sao việt

11:20:45 16/06/2024
Theo đó, nữ doanh nhân đã so sánh các Hoa Á hậu giữa 2 công ty chủ quản là Uni và Sen Vàng. Trong đó, dì Nga dành lời khen cho phía Uni, còn phía Sen Vàng lại có người được cô nhận xét là không ổn .

Bạn trẻ xếp hàng trước 11 tiếng để xem concert của Tempest

Nhạc quốc tế

11:17:08 16/06/2024
Dù concert của Tempest bắt đầu lúc 19h nhưng ngay từ sớm đã có rất đông bạn trẻ xếp hàng check-in chờ gặp thần tượng.

Da ngăm nên tránh mặc màu gì?

Thời trang

11:03:36 16/06/2024
Đối với phụ nữ sở hữu làn da ngăm, việc lựa chọn màu sắc trang phục phù hợp đóng vai trò quan trọng trong việc tôn lên vẻ đẹp rạng rỡ và tự tin.

Sau tuyên bố đòi ly hôn, chồng Hằng Du Mục tiếp tục đăng tải đoạn clip mới

Netizen

11:03:33 16/06/2024
Gần đây, một video ghi lại livestream của chồng củaHằng Du Mụcđã thu hút sự chú ý. Theo đó, anh phàn nàn về việc vợ thường xuyên livestream cùng Quang Linh và thậm chí còn đề nghị ly hôn.

Code Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký mới nhất và cách nhập

Mọt game

11:03:26 16/06/2024
Code Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký là các mã đ.ổi t.hưởng được nhà phát hành cung cấp. Bạn có thể đổi để lấy các phần quà tân thủ, quà event, quà mừng game ra mắt trong tựa game Tuyệt Thế Trảm Yêu Ký.

10 điểm đến thú vị ở Hàn Quốc

Du lịch

10:52:53 16/06/2024
Nếu bạn đang tìm kiếm những viên ngọc ẩn giấu khi du lịch Hàn Quốc, thì top điểm tham quan độc đáo này mang đến cái nhìn hấp dẫn về lịch sử và văn hóa phong phú của xứ kim chi sẽ khiến bạn thích thú.

Lý do Cole Palmer 'phủ sóng' Internet với loạt ảnh chế

Sao thể thao

10:31:17 16/06/2024
Tấm ảnh cầu thủ tuyển Anh Cole Palmer chụp cho dịp EURO 2024 đã trở thành meme, được chế nhiều trên Internet nhờ động tác ăn mừng mang thương hiệu riêng.

Mộ cổ 2.400 năm t.uổi bị đào bới, chuyên gia vừa khai quật đã mừng húm vì những thứ tên trộm bỏ qua

Lạ vui

10:12:34 16/06/2024
Vào năm 2016, một kẻ trộm mộ đã đào một lỗ trong khu lăng mộ cổ rộng lớn ở huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Hắn từ một góc của một ngôi mộ lấy trộm hiện vật rồi trốn mất.

TP Hồ Chí Minh: Người dân bắt được kỳ đà vân quý hiếm bò vào nhà

Tin nổi bật

10:10:54 16/06/2024
Qua tìm hiểu, anh Thường biết được đây là động vật quý hiếm nên giao cho Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh cứu hộ chăm sóc và thả về tự nhiên.

Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần

Hậu trường phim

10:08:48 16/06/2024
Hướng Hàm Chi chưa có nhiều danh tiếng. Tên t.uổi của cô chỉ được nhắc đến nhiều nhờ các scandal tình ái. Điều này khiến Hướng Hàm Chi trở thành nỗi sợ của các nam thần từng hợp tác với cô.