Cúm B tấn công, gây bệnh nguy hiểm ở người khỏe mạnh
Khác với ‘thông lệ’ chỉ gây bệnh nhẹ, bệnh nhân hầu hết tự khỏi, gần đây các bác sĩ đã ghi nhận các ca bệnh cúm B nhập viện với bệnh cảnh rất nặng, thậm chí phải can thiệp ECMO.
Theo Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư ( Hà Nội), tại đây đang điều trị 3 bệnh nhân mắc cúm B nặng, trong đó có 2 ca rất nặng được chỉ định can thiệp ECMO (phương pháp ô xy hóa qua màng ngoài cơ thể). Đáng lưu ý là cả 2 bệnh nhân này là người trẻ và có tiền sử khỏe mạnh.
Hình ảnh viêm phổi ở bệnh nhân nhiễm cúm B. ẢnhBVCC
Bệnh nặng dù tiền sử khỏe mạnh
Trong các ca nhiễm cúm B diễn biến nặng, có bệnh nhân 40 tuổi (nam, ở Thanh Hóa) đang điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư.
Bệnh nhân nhập viện ngày 8.5. Khoảng 5 ngày trước nhập viện, bệnh nhân sốt cao, hắt hơi, sổ mũi, ăn uống kém.
Khi thấy khó thở, đau tức ngực (tại vùng sau xương ức), khó thở tăng dần, ho khạc đờm xanh, bệnh nhân nhập viện tại địa phương, được test, cho kết quả cúm B dương tính.
Tại bệnh viện, kết quả chụp cắt lớp có hình ảnh tổn thương phổi bên phải, bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi nặng, nhiễm cúm B, được thở ô xy mask và chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư.
Do tình trạng diễn biến tăng nặng khá nhanh, nam bệnh nhân chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư đã trong tình trạng khó thở và tức ngực nhiều, sau đó được đặt ống thở máy. Hiện tại, bệnh nhân đã được đặt ECMO, do diễn biến nặng.
Được điều trị vẫn tăng nặng, suy hô hấp
Trường hợp khác là bệnh nhân nữ, 30 tuổi, ở H.Hải Hậu (Nam Định). Bệnh nhân xuất hiện sốt cao 39 – 40 độ C, kèm theo đau tức ngực và khó thở tăng dần.
Bệnh nhân diễn biến nặng sau nhiễm cúm B, được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư. Ảnh THANH NGUYỄN
Bệnh nhân được đưa vào cơ sở y tế gần nhà khám và kê đơn điều trị ngoại trú 2 ngày. Tuy nhiên, tình trạng không cải thiện mà suy hô hấp nặng và lại phải nhập viện để điều trị, xét nghiệm có kết quả cúm B.
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi, suy hô hấp, nhiễm cúm B. Sau 2 ngày điều trị, tình trạng khó thở tăng dần nên được chuyển đến Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư và được đặt ống thở máy nhưng đáp ứng kém, nên được chỉ định can thiệp ECMO.
Đến sáng nay 17.5, bệnh nhân đã diễn biến tốt, được cai ECMO, đã tỉnh táo, trò chuyện được.
Bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết sau nhiễm cúm B
Trong số nhập viện, có bệnh nhi là bé trai 19 tháng tuổi, đang được điều trị tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư.
Trước đó, bệnh nhi sốt cao liên tục (39 – 40 độ C), đã điều trị tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, được làm xét nghiệm có kết quả cúm B dương tính. Sau 5 ngày điều trị tại bệnh viện tỉnh, bệnh nhân vẫn sốt cao liên tục, ho, mệt nhiều, ăn kém, nôn, đi ngoài phân lỏng, có dấu hiệu suy hô hấp nên được chuyển tuyến trên điều trị.
Tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, bệnh nhi được chẩn đoán viêm phổi nặng, cúm B, nhiễm khuẩn huyết.
Sau khi nhập viện, bệnh nhân vẫn sốt cao liên tục, mệt tăng dần, phải thở ô xy. Sau 1 ngày bệnh nhân chuyển sang thở HFNC (ô xy dòng cao), được làm xét nghiệm và cấy máu, tìm thấy có vi khuẩn tụ cầu.
“Khi bị mắc cúm B có diễn biến nặng, người bệnh cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế điều trị chuyên sâu và theo dõi biến chứng và nguy cơ bội nhiễm”, thạc sĩ – bác sĩ Trần Văn Bắc, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, khuyến cáo.
Để phòng bệnh cúm, tiến sĩ – bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư, khuyến cáo cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do virus cúm gây ra. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau đầu, sốt, ho, đau họng, đau nhức cơ khớp và nói chung là cảm giác khó chịu.
Nhiễm trùng nặng có thể xảy ra ở bất kỳ nhóm tuổi nào, dù người bệnh có thể trạng sức khỏe tốt. Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh cúm là tiêm phòng cúm hàng năm. Vắc xin ngừa cúm có khả năng bảo vệ tốt, làm giảm nguy cơ mắc bệnh và nguy cơ tiến triển nặng.
Tại Việt Nam, hàng năm ghi nhận khoảng 1,5 – 1,8 triệu trường hợp mắc hội chứng cúm và nguyên nhân chủ yếu do các chủng virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1 và cúm B.
Virus cúm biến đổi liên tục. Hiện, chưa ghi nhận các biến đổi nguy hiểm do virus cúm, tuy nhiên các thành phần của vắc xin hàng năm cần phải thay đổi dựa trên cơ sở chủng virus đang lưu hành được phát hiện thông qua chương trình giám sát cúm toàn cầu.
Bệnh cúm thường nặng hơn cảm lạnh đơn thuần mặc dù bệnh cũng có thể nhẹ. Mức độ nghiêm trọng của bệnh từ các triệu chứng nhẹ đến viêm phổi nặng, viêm não và nhiễm trùng toàn thân, có thể đe dọa tính mạng. Những biểu hiện nghiêm trọng này có thể là do bản thân virus cúm hoặc các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, virus khác xảy ra sau nhiễm cúm làm suy yếu khả năng phòng vệ của cơ thể.
(Bộ Y tế)
Phe đảo chính Niger tiếp tục tung đòn vào tổng thống
Phe đảo chính ở Niger vào cuối ngày 13.8 tuyên bố sẽ truy tố Tổng thống Mohamed Bazoum vì tội "phản quốc" và "phá hoại an ninh" của đất nước, AFP dẫn thông báo trên truyền hình quốc gia.
Theo Đại tá Amadou Abdramane, quân đội đã thu thập bằng chứng để truy tố "tổng thống và các đồng phạm trong và ngoài nước" liên quan các cáo buộc phản quốc và phá hoại an ninh bên trong lẫn bên ngoài của Niger".
Các thông báo mới nhất được đưa ra chỉ vài giờ sau khi phe đảo chính nói sẵn sàng sử dụng ngoại giao để giải quyết bế tắc với Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS), theo thông tin được nhóm học giả Hồi giáo cấp cao của Nigeria công bố hôm 13.8, Reuters đưa tin.
Tổng thống Niger Mohamed Bazoum phát biểu trong phiên khai mạc Hội nghị thượng đỉnh về Hiệp ước tài chính toàn cầu mới ở Pháp vào tháng 6. ẢNH REUTERS
Nhóm học giả Nigeria trước đó đã được Chủ tịch ECOWAS và Tổng thống Nigeria Bola Tinubu cử đến Niger để tìm cách thúc đẩy hòa bình và khôi phục chính phủ dân cử ở nước này. Ông Sheikh Abdullahi Bala Lau, người dẫn đầu phái đoàn, cho biết cuộc gặp của nhóm với Tướng Abdourahamane Tiani, lãnh đạo chính quyền quân sự Niger, kéo dài vài giờ.
"Ông ấy nói rằng cánh cửa của họ đã được mở, nhằm tìm giải pháp ngoại giao và hòa bình trong việc giải quyết vấn đề", theo ông Lau.
Các học giả Nigeria tiết lộ tướng Tiani đã nhấn mạnh mối quan hệ lịch sử giữa Niger và Nigeria, nói rằng các nước "không chỉ là láng giềng mà còn là anh em, do đó [các bên] nên giải quyết các vấn đề một cách thân thiện".
Chính quyền quân sự Niger không bình luận sau cuộc họp. Tuy nhiên, những phát biểu của ông Tiani là một trong số ít dấu hiệu cho thấy ông sẵn sàng đàm phán.
Phe đảo chính Niger dọa giết tổng thống nếu bị tấn công
Các nhà lãnh đạo cuộc đảo chính trước đó đã từ chối các nỗ lực ngoại giao của ECOWAS, Mỹ và các nước khác. Điều này đã làm dấy lên nỗi ám ảnh về xung đột tiếp theo ở khu vực Sahel nghèo khó ở Tây Phi, nơi đang phải đối phó với sự trỗi dậy của làn sóng khủng bố Hồi giáo cực đoan.
Với tình hình ngoại giao đang chững lại vào tuần trước, ECOWAS đã kích hoạt một lực lượng quân sự dự phòng mà họ cho biết sẽ được triển khai như phương sách cuối cùng nếu các cuộc đàm phán thất bại.
Nga tuyên bố đáp trả vụ tấn công vào cầu Crimea Bộ Ngoại giao Nga ngày 12/8 (giờ địa phương) đã lên án "cuộc tấn công khủng bố" của Ukraine nhắm vào cầu Crimea, nhấn mạnh rằng hành động này đặt mạng sống của thường dân vô tội vào tình thế nguy hiểm và tuyên bố sẽ trả đũa. Cầu Crimea từng nhiều lần trở thành mục tiêu tấn công. Ảnh AP. Người phát...