Cách Nga ‘khắc chế’ tên lửa hiện đại của Mỹ được sử dụng ở Ukraine
Khả năng tác chiến điện tử của Nga đã tăng lên trong cuộc xung đột xung đột với Ukraine trong bối cảnh cả hai bên đang tiến hành một cuộc chiến nhằm gây nhiễu hệ thống điện tử của tên lửa và các loại vũ khí khác.
Nga gây nhiễu vũ khí “tinh vi” của Mỹ đang được sử dụng ở Ukraine, khiến chúng trở nên vô dụng. Ảnh: AFP
Theo tờ Business Insider mới đây, Nga đang vô hiệu hóa các tên lửa “tinh vi” mà các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine, bằng cách gây nhiễu tọa độ GPS của chúng.
Bryan Clark, thành viên cao cấp tại Viện Hudson, một tổ chức tư vấn của Mỹ cho biết, khả năng tác chiến điện tử của Nga đã được cải thiện đáng kể trong cuộc xung đột với Ukraine.
Theo ông Clark, Nga hiện đang triển khai hàng trăm đơn vị tác chiến điện tử quy mô nhỏ, cơ động dọc theo tiền tuyến, thay vì trước đó thường là các đơn vị quy mô lớn, cồng kềnh và có thể dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công của các lực lượng Ukraine.
Chuyên gia Clark nhận định các công nghệ của Nga có thể gây nhiễu tọa độ GPS của tên lửa, vô hiệu hóa máy bay không người lái của Ukraine và chặn tín hiệu radar (của Nga) được Ukraine sử dụng để xác định mục tiêu tấn công.
Video đang HOT
Một hệ thống như vậy, R-330Zh Zhitel, có khả năng chặn tín hiệu vệ tinh (GPS). Ông Clark nêu rõ: “Zhitel có thể gây nhiễu tín hiệu GPS trong phạm vi bán kính 30km. Đối với những vũ khí như bom JDAM ( bom thông minh, bằng cách gắn thêm thiết bị dẫn đường, gồm GPS và hệ thống điều khiển, do Mỹ viện trợ), vốn chỉ sử dụng một máy thu GPS để dẫn đường đến mục tiêu, nên có thể dễ dàng gây nhiễu vị trí địa lý khiến chúng tấn công chệch mục tiêu”.
Đây không phải là lần đầu tiên những lo ngại về hiệu quả của JDAM ở Ukraine được nêu ra. Đầu năm nay, Viện nghiên cứu an ninh RUSI (Anh) trích dẫn tài liệu bị rò rỉ của Mỹ cho biết cho biết, bom JDAM của nước này đã nhiều lần tấn công trượt mục tiêu khi hoạt động tại Ukraine. Vấn đề tương tự cũng xảy ra đối với tên lửa dẫn đường chính xác GMLRS phóng từ bệ phóng HIMARS.
Các tài liệu rò rỉ của Mỹ cho rằng Nga là một trong những quốc gia hàng đầu thế giới về khả năng gây nhiễu. Quân đội Nga từ lâu đã lo ngại trước việc phương Tây sử dụng các loại vũ khí dẫn đường chính xác, đặc biệt là vũ khí dẫn đường bằng vệ tinh và đã thực hiện nỗ lực đáng kể để vô hiệu hóa chúng.
Bom JDAM là một trong những loại vũ khí mà Mỹ đã cung cấp cho Ukraine và có thể được phóng từ máy bay để tấn công các mục tiêu cách xa tới 70 km. Giống như nhiều tên lửa tầm xa, chúng dựa vào tọa độ GPS để tiếp cận mục tiêu.
Bom JDAM có tầm bắn lớn hơn tên lửa tầm xa HIMARS mà Ukraine đã sử dụng để đẩy lùi lực lượng Nga trong một cuộc phản công vào năm ngoái và cũng là một trong những vũ khí mà các nước phương Tây đối tác của Ukraine hy vọng có thể giúp Kiev trong cuộc phản công mới trước các lực lượng Nga.
Nhưng hệ thống phòng thủ của Nga đã tỏ ra chắc chắn trước các loại vũ khí do phương Tây cung cấp, với xe tăng và xe bọc thép của phương Tây hầu như không hiệu quả trước những bãi mìn dày đặc mà Nga đã thiết lập để phòng thủ ở giới tuyến phía Nam và phía Đông Ukraine. Trong khi đó, các chiến thuật tấn công của phương Tây cho đến nay vẫn chưa đảm bảo cho Ukraine một bước đột phá quyết định.
BBC của Anh cũng đưa tin rằng Ukraine đang tìm cách khắc chế các đơn vị tác chiến điện tử của Nga trước khi họ tiến hành các cuộc tấn công bằng tên lửa, hoặc nhắm mục tiêu vào lực lượng tác chiến điện tử của Nga khi phát hiện ra nỗ lực gây nhiễu tọa độ tên lửa của Ukraine.
Anh và Tây Ban Nha phản đối cung cấp bom chùm cho Ukraine
Hai nước trên không tán thành quyết định của Mỹ cung cấp cho Ukraine bom chùm để giúp phá vỡ các tuyến phòng thủ của Nga.
Mỹ quyết định gửi bom chùm tới Ukraine bất chấp cảnh báo nhân đạo. Ảnh: nationalpost.com
Mạng tin châu Âu Euronews.com dẫn lời Thủ tướng Anh Rishi Sunak ngày 8/7 nhắc lại rằng London phản đối việc triển khai bom, đạn chùm.
"Anh là một bên ký kết một công ước cấm sản xuất và sử dụng bom, đạn chùm và không khuyến khích việc sử dụng chúng", ông Sunak cho biết trong một tuyên bố với truyền thông Anh.
Ông Sunak nói thêm: "Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện phần việc của mình để hỗ trợ Ukraine", đồng thời chỉ ra rằng Anh đã cung cấp cho Kiev nhiều loại vũ khí, bao gồm cả xe tăng hạng nặng và tên lửa tầm xa.
Cùng ngày hãng tin Reuters cũng dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles nói rằng bom chùm không nên được gửi đến giúp Ukraine, một ngày sau khi Mỹ tuyên bố vũ khí này sẽ được gửi cho Kiev để hỗ trợ cuộc phản công trước các lực lượng Nga.
"Tây Ban Nha, dựa trên cam kết chắc chắn với Ukraine, cũng có cam kết chắc chắn rằng một số loại vũ khí và bom nhất định không thể được chuyển giao trong bất kỳ trường hợp nào", Bộ trưởng Margarita Robles nói với các phóng viên ở Madrid trước cuộc bầu cử ngày 23/7.
Bà Robles nêu rõ quyết định gửi bom chùm là quyết định của chính phủ Mỹ, không phải của NATO, trong đó Tây Ban Nha là thành viên.
Hôm 6/7, Mỹ đã chính thức công bố cung cấp một gói hỗ trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 800 triệu USD, đặc biệt bao gồm các loại đạn thông thường cải tiến đa dụng (DPICM) hoặc bom, đạn chùm.
Nhà Trắng trước đó giải thích rằng Ukraine đã cam kết giảm thiểu rủi ro khi sử dụng bom, đạn chùm và những loại mà Mỹ sẽ cung cấp sẽ gây ra rủi ro thấp hơn đáng kể cho dân thường.
Việc sử dụng bom chùm không vi phạm luật pháp quốc tế, nhưng sử dụng chúng nhằm vào thường dân có thể là một hành vi vi phạm. Một công ước cấm sử dụng bom chùm đã được hơn 120 quốc gia tham gia, đồng ý không sử dụng, sản xuất, vận chuyển hoặc tàng trữ vũ khí này. Mỹ, Nga và Ukraine chưa ký thỏa thuận.
Tại sao cuộc phản công của Ukraine diễn ra chậm chạp? Ukraine và Nga đã dành nhiều tháng để chuẩn bị cho cuộc chiến dọc theo một chiến tuyến rộng lớn. Đối mặt với những thất bại trong các cuộc tấn công thăm dò ban đầu, các chỉ huy Ukraine trong những ngày gần đây đã tạm dừng chiến dịch ở một số mặt trận để đánh giá lại chiến thuật. Một chiếc xe...